Thứ năm 19/12/2024 06:10

Đào tạo chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Chương trình đào tạo nhằm mục tiêu xây dựng đội ngũ chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.

Sáng 17/9, Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương (Bộ Công Thương) tổ chức khai giảng Khóa đào tạo để trở thành chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới (khóa cơ bản) cho các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng.

Chương trình đào tạo nhằm mục tiêu xây dựng đội ngũ chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới cho các cơ quan quản lý, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, từ đó hỗ trợ tận dụng tối đa lợi ích từ việc thực thi các FTA.

Ông Nguyễn Thiện Nam - Hiệu trưởng Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương phát biểu tại khoá đào tạo. Ảnh: Văn Sỹ

Đây là khoá cơ bản trang bị kiến thức nền tảng về các FTA, đặc biệt là EVFTA. Khoá đào tạo nhằm giúp các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng nâng cao năng lực quản lý và thúc đẩy hội nhập quốc tế.

50 học viên là đại diện các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các viện, trường, trung tâm trên địa bàn Hà Nội và nhiều tỉnh, thành khác tham gia khoá đào tạo.

Giảng viên là các chuyên gia đến từ Vụ Chính sách thương mại Đa biên, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương); Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ); Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)…

Phát biểu tại khoá đào tạo, ông Nguyễn Thiện Nam - Hiệu trưởng Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương - nhấn mạnh: Đây là một chương trình đào tạo với mục tiêu xây dựng đội ngũ chuyên gia về các FTA thế hệ mới cho địa phương, doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các lợi ích từ việc thực thi các cam kết trong các FTA thế hệ mới trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu và rộng.

Cụ thể, các học viên sẽ được thông tin cập nhật và hiểu rõ hơn về các nội dung cơ bản, trọng tâm của Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới, gồm phòng vệ thương mại trong EVFTA và các FTA thế hệ mới: Các quy định phòng vệ thương mại trong EVFTA và các FTA thế hệ mới đối với sản phẩm xuất khẩu; kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro về phòng vệ thương mại đối với sản phẩm xuất khẩu; cách thức xử lý rủi ro về phòng vệ thương mại; cách thức giải quyết vấn đề khi sản phẩm xuất khẩu bị áp biện pháp phòng vệ thương mại; các vấn đề thường gặp và cách thức xử lý;

Các chủ trương, định hướng lớn của Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình đàm phán, ký kết, thực thi các FTA thế hệ mới (các chủ trương, định hướng lớn của Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế; tình hình đàm phán, ký kết, thực thi các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới, trong đó có tình hình đàm phán và hiệu lực của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Israel và Nghị định thư Vương quốc Anh gia nhập Hiệp định CPTPP;

Định hướng và giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA nói chung và FTA thế hệ mới nói riêng; thực tiễn tại các địa phương khi thực thi cam kết FTA thế hệ mới và những cách thức phối hợp giúp nâng cao hiệu quả tận dụng các FTA trong thời gian tới);

Xúc tiến thương mại để tận dụng Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới (các quy định, chính sách hiện hành về xúc tiến thương mại; các vấn đề thực tiễn liên quan đến xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu sang thị trường EVFTA và các FTA thế hệ mới;

Cách thức tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước; hướng dẫn ứng dụng công cụ Macmap để tiếp cận dự liệu thị trường và thuế MFN của các quốc gia và vùng lãnh thổ; kỹ năng xử lý các tình huống trong hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế);

Các cam kết, quy định về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định EVFTA và FTA thế hệ mới (bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam theo Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới và một số điều doanh nghiệp cần lưu ý; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại một số thị trường nước ngoài mà Việt Nam đã ký FTA; tình hình thực thi các cam kết sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong EVFTA và các FTA thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên; các vấn đề thường gặp và cách thức xử lý đối với các vấn đề phát sinh liên quan tới sở hữu trí tuệ tại Việt Nam);

Vấn đề lao động trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới (các cam kết về lao động trong EVFTA và các FTA thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên; tình hình thực thi các cam kết lao động của Việt Nam trong EVFTA và các FTA thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên; các quy định mới về lao động của các đối tác FTA thế hệ mới; hướng dẫn cách thức xây dựng chiến lược đáp ứng các quy định về lao động tại các thị trường FTA thế hệ mới; các vấn đề thường gặp và cách thức xử lý).

Khóa đào tạo diễn ra đến 20/9/2024 tại Hà Nội. Học viên sẽ trải qua kỳ kiểm tra cuối khóa và nhận chứng nhận vào sáng 21/9/2024.

Tại Văn bản số 8043/VPCP-QHQT ngày 17/10/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chỉ đạo Bộ Công Thương chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về hiệp định thương mại tự do (FTA) cho các cơ quan quản lý, địa phương và doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các FTA.

Ngày 27/2, Bộ Công Thương đã có Công văn số 1176/BCT-ĐB khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng để xây dựng nguồn nhân lực thực thi và tận dụng các FTA của Việt Nam.

Căn cứ vào kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo, trong năm 2024, Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương, Bộ Công Thương tổ chức 3 nhóm Khóa đào tạo.

Trong đó, tổ chức đào tạo để trở thành chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới (khóa cơ bản) cho các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng gồm 5 khóa tại Hải Phòng (16 - 20/9/2024); TP. Hà Nội (17 - 21/9/2024); TP. Hồ Chí Minh (8 - 12/10/2024); Bình Thuận (15 - 19/10/2024); Đắk Lắk (26 - 30/11/2024);

Tổ chức đào tạo để trở thành chuyên gia về Hiệp định UKVFTA và các FTA thế hệ mới (khóa cơ bản) cho các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng gồm 4 khóa tại Hải Dương (24 - 28/9/2024); TP. Đà Nẵng (22 - 26/10/2024); TP. Hồ Chí Minh (5 - 9/11/2024); Hà Tĩnh (19 - 23/11/2024);

Tổ chức đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới, khóa chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, gồm 3 khóa tại TP. Hà Nội (12 - 16/11/2024); TP. Hồ Chí Minh (26 - 30/11/2024); TP. Hồ Chí Minh (17 - 21/12/2024).

Mục đích của các khóa đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của các cơ quan quản lý, các hiệp hội doanh nghiệp, các viện, trường theo cấp độ cơ bản và chuyên sâu để phục vụ nhu cầu công việc cũng như nghiên cứu của mình, từ đó nâng cao hiệu quả tận dụng FTA.

Nhóm PV
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tận dụng tối đa cơ hội từ Cổng FTAP

Khối EFTA và Thái Lan kết thúc đàm phán FTA: Dấu ấn hợp tác kinh tế châu Âu - Đông Nam Á

FTA Index: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam

Chuyên gia nêu giải pháp tiếp cận vốn cho doanh nghiệp trong quá trình thực thi FTA

FTA Index: Động lực đổi mới để doanh nghiệp và địa phương hội nhập hiệu quả

Hiệp định thương mại tự do (FTA): ‘Đòn bẩy' cho doanh nghiệp tài chính hội nhập

Lãnh đạo Lefaso 'hiến kế' để Cổng FTAP mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp, địa phương

Cổng FTAP: Địa chỉ tin cậy giúp doanh nghiệp, địa phương tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Chuyên gia 'hiến kế' để FTA Index giúp doanh nghiệp, địa phương hội nhập hiệu quả

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

'Xanh hóa' để làm chủ 'cuộc chơi' trong Hiệp định RCEP

FTA Index - động lực để Hải Phòng tăng thu hút đầu tư chất lượng cao

Kỳ vọng bộ chỉ số FTA Index sẽ gỡ khó kịp thời cho doanh nghiệp

RCEP - cầu nối giao thương, thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và New Zealand

Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới

Các FTA - ‘đòn bẩy’ thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và đối tác châu Mỹ

Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP

RCEP tạo 'con đường tơ lụa' cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc