Thứ hai 18/11/2024 23:19

Đánh giá, phân hạng 10 sản phẩm OCOP đăng ký cấp Quốc gia

Ngày 26/2, Hội đồng đánh giá chuyên ngành (đánh giá lần thứ nhất) sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) (sau đây gọi tắt là Hội đồng đánh giá chuyên ngành số 02) tổ chức phiên họp nhằm đánh giá, phân hạng cho 10 sản phẩm đăng ký cấp Quốc gia của 5 chủ thể thuộc 2 tỉnh, thành phố là Hà Nội và Quảng Ninh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng - Chủ tịch Hội đồng đánh giá chuyên ngành số 02 chủ trì phiên họp.

Các sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP đăng ký cấp Quốc gia lần này gồm: Bộ bát đĩa gốm sứ hoa sen đỏ, bộ bát đĩa gốm sứ chim én hoa sen, bộ ấm chén gốm sứ chim én hoa sen, bộ ấm chén gốm sứ rồng phượng của Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội); bộ sản phẩm gốm men suối ngọc của Hợp tác xã sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội; bộ ngọc trai Akoya, bộ ngọc trai SouthSea, bộ ngọc trai Tahiti của Công ty cổ phần Ngọc Trai Hạ Long (phường Hà Khẩu, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh); rượu mơ (sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Yên Tử) của Công ty TNHH MTV Sản xuất dịch vụ và thương mại Thăng Long (phường Yên Thanh, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh); bình hút lộc của Chi nhánh Công ty TNHH Quang Vinh (phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).

Toàn cảnh phiên họp

Tại phiên họp, các thành viên của Hội đồng đánh giá đã bám sát các yêu cầu của Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg và Quyết định số 781/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Đồng thời, trao đổi những vấn đề còn chưa rõ, tìm hiểu thêm với các chủ thể, đại diện các địa phương để có sự đánh giá chính xác, bám sát thực tế của từng sản phẩm và từng địa phương. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công tâm và khách quan. Những sản phẩm được Hội đồng chuyên ngành đánh giá đạt từ 90 điểm trở lên sẽ được đề xuất lên Hội đồng OCOP cấp Quốc gia đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP Quốc gia.

Theo đánh giá chung của các thành viên Hội đồng đánh giá, đây đều là các sản phẩm tinh sảo, chất lượng cao, mẫu mã đẹp… đặc biệt, có nhiều sản phẩm đã có thị trường xuất khẩu như sản phẩm Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh xuất khẩu tại chỗ thông qua khách du lịch như các sản phẩm của Công ty cổ phần ngọc trai Hạ Long. Các chủ thể cho hay, việc chấm điểm và công nhận các sản phẩm OCOP cấp Quốc gia sẽ mở ra trang mới cho kinh tế các làng nghề phát triển, thúc đẩy việc xuất khẩu cũng như xây dựng hình ảnh sản phẩm với thương hiệu Việt Nam tại thị trường thế giới.

Bên cạnh những điểm cộng về chất lượng, mẫu mã, độ tinh xảo, độ mở của thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu thì vẫn còn những vấn đề mà các chủ thể cần tiếp tục hoàn thiện như: Câu chuyện sản phẩm; vệ sinh môi trường; vấn đề lao động hay bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm…

Một số sản phẩm OCOP đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng cấp Quốc gia

Sau gần 3 năm triển khai, Chương trình OCOP đã trở thành một chính sách trọng tâm, được triển khai đồng bộ, rộng khắp ở tất cả các địa phương trên cả nước, huy động sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành, hệ thống chính trị, phát triển OCOP trở thành giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Đến hết năm 2020, cả nước đã có 59 tỉnh/thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, đã có 4.451 sản phẩm được đánh giá, phân hạng 3 sao và 4 sao (vượt 1,85 lần so với mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2018 - 2020). Hơn 2.429 chủ thể có sản phẩm OCOP, trong đó có 38,3% là hợp tác xã, 27,5% là doanh nghiệp, 31,4% là cơ sở sản xuất, còn lại là tổ hợp tác. Chương trình đã thể hiện được sự phù hợp về định hướng, chính sách nhằm phát huy thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa của các địa phương.

Căn cứ Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 20/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ; và Quy chế hoạt động của Hội đồng OCOP cấp Quốc gia. Thực hiện Kế hoạch đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được hồ sơ đề xuất đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với 43 sản phẩm của 29 chủ thể.

Trên cơ sở đó, Hội đồng OCOP cấp Quốc gia đã thành lập 3 Tổ tư vấn để tiến hành thẩm định, đánh giá các sản phẩm, gồm có: Tổ tư vấn số 1 phụ trách 25 sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi (sản phẩm nông sản); Tổ tư vấn số 2 phụ trách 10 sản phẩm do Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ theo dõi (chủ yếu là sản phẩm tiểu thủ công nghiệp); Tổ tư vấn số 3 phụ trách 8 sản phẩm do Bộ Y tế theo dõi (thực phẩm chức năng, dược liệu).

Đến nay, công tác thẩm định, đánh giá của cả 3 Tổ tư vấn cơ bản đã hoàn thành và báo cáo kết quả lên Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp Quốc gia. Căn cứ vào kết quả thẩm định, đánh giá của Tổ tư vấn số 2, Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp Quốc đã thành lập Hội đồng đánh giá chuyên ngành số 2 đối với 10 sản phẩm.

Hội đồng đánh giá chuyên ngành số 02 có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm lần thứ nhất theo quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP

70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Để sản phẩm OCOP tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng