Chủ nhật 22/12/2024 23:50

Đắk Nông: Hình thành vùng sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu cà phê đặc sản

Tỉnh Đắk Nông đang dựa vào lợi thế về điều kiện sinh thái để hình thành vùng sản xuất cà phê đặc sản và tập trung liên kết chuỗi, đẩy mạnh xuất khẩu.

Năm thứ 2 tham gia cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam và đều đạt giải, ông Hoàng Châu Hồng, ở xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'lấp (tỉnh Đắk Nông) đã áp dụng quy trình sơ chế, chế biến cà phê từ năm 2019 đến nay. Năm nay, ông mang đến cuộc thi (được tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk) lô hàng 600kg và đạt trên 80 điểm. Cà phê đặc sản được ông bán cho các nhà rang xay với giá 120.000 đồng/kg. Ông Hồng cho biết, để đạt được tiêu chuẩn cà phê đặc sản đòi hỏi rất nhiều công sức đầu tư của người sản xuất và sự thuận lợi của thời tiết ở thời điểm chế biến mới cho kết quả như ý muốn. Chính vì thế, cà phê đặc sản có giá cao nhưng để có số lượng lớn thì không dễ.

Cà phê đặc sản tại tỉnh Đắk Nông thu hái chín 100%

Theo đuổi quy trình sản xuất cà phê đặc sản từ năm 2014, bỏ rất nhiều công sức để học tập, mua máy móc thực hiện các quy trình sản xuất cà phê chất lượng cao, rồi cà phê đặc sản, năm 2022, tin vui đã đến với anh Trần Văn Phú, ở xã Đắk Ru (Đắk R’lấp) khi cà phê của anh đạt chứng nhận CQI với hơn 600kg. Mỗi mẻ cà phê sau thu hoạch được sơ chế, phơi sẽ chịu nhiều tác động bởi thời tiết, chính vì thế mỗi mẻ phơi và trình độ rang sẽ có chất lượng khác nhau nên đòi hỏi người trồng phải có kiến thức, sự hiểu biết sâu về cà phê mới làm được.

Chứng nhận cà phê đặc sản năm 2022 của ông Hồng

Năm 2022, /chu-de/tinh-dak-nong.topic có 5 vườn cà phê có mẫu dự thi đạt cà phê đặc sản, trong đó có 3 vườn đạt cà phê đặc sản do Viện Chất lượng cà phê thế giới (CQI) chứng nhận, 2 hộ dân đạt trên 80 điểm tại cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk).

Tỉnh Đắk Nông hiện có 135.000ha cà phê, sản lượng 332.000 tấn, đứng thứ 3 khu vực Tây Nguyên, sau Đắk Lắk, Lâm Đồng. Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã tập trung xây dựng vùng cà phê đặc sản theo tiêu chuẩn và quy trình đánh giá của Hiệp hội Cà phê đặc sản thể giới (SCA) và Viện Chất lượng cà phê thế giới (CQI). Người dân và các hợp tác xã đã chủ động sản xuất cà phê theo quy trình chất lượng cao, đặc sản với 225ha, sản lượng 251 tấn tại Đắk Mil, Đắk Song, Krông Nô, Tuy Đức…

Chế biến cà phê “honey” của anh Phú

Những năm qua, một số cá nhân, tổ chức đã sản xuất, chế biến cà phê theo hướng cà phê đặc sản, đưa sản phẩm tham gia các cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam (VietNam Amazing Cup), trong đó, một số sản phẩm cà phê Robusta được công nhận đạt tiêu chuẩn đặc sản. Cụ thể, năm 2019 có 2 sản phẩm được công nhận; năm 2020 có 3 sản phẩm được công nhận, năm 2021 có 2 sản phẩm được công nhận, năm 2022 có 5 sản phẩm được công nhận.

Bà Nguyễn Thị Tình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết, những năm qua đã có nhiều hộ dân và tổ chức tham gia nhiều cuộc thi về cà phê đặc sản và đạt được giải cao. Qua những cuộc thi cho thấy, trình độ canh tác, sơ chế, chế biến cà phê của người dân đã đáp ứng những đòi hỏi cao của việc chế biến cà phê đặc sản. Đây là cơ sở để tỉnh thực hiện và mở rộng việc phát triển cà phê đặc sản, từng bước nâng cao giá trị ngành hàng cà phê, một trong những cây trồng chủ lực tại địa phương.

Tỉnh Đắk Nông có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển cà phê đặc sản

Mục tiêu phát triển cà phê đặc sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đến năm 2025 được khoảng 1.000ha với sản lượng cà phê nhân chọn lọc đáp ứng chế biến sản phẩm cà phê đặc sản đạt 530 tấn trở lên. Đến năm 2030, toàn tỉnh có diện tích sản xuất cà phê đặc sản dự kiến đạt khoảng 2.000ha và sản lượng đạt 1.500 tấn trở lên, so với năm 2025 tăng gấp đôi về diện tích và tăng gần 2,83 lần về sản lượng. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Đắk Nông yêu cầu tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, lấy hợp tác xã làm trung tâm, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, kết nối thị trường theo cung ứng. Các địa phương, doanh nghiệp, hộ sản xuất căn cứ vào lợi thế về điều kiện sinh thái và thị trường, xác định vùng tiềm năng trồng cà phê đặc sản, ưu tiên giữ gìn và phát triển vùng nguyên liệu truyền thống sản xuất cà phê đặc sản.

Có 3 phương pháp phổ biến để chế biến cà phê đặc sản gồm:

Chế biến ướt: Quả cà phê sau khi được thu hoạch, sẽ đem tách lấy hạt và ngâm trong bể nước, để cà phê được lên men và phần nhớt được loại bỏ. Cuối cùng được phơi khô trong khoảng 1 tuần.

Chế biến khô: Quả cà phê sau khi được thu hoạch sẽ được đem phơi khô khoảng vài tuần, thậm chí một tháng, Sau khi đã khô, quả cà phê sẽ được đem xay và tách hạt. Phương pháp này sẽ giúp hạt cà phê hấp thu được hết vị ngọt từ quả, tạo nên hương vị cà phê ngọt ngào, phức tạp hơn.

Chế biến “mật ong”: Ngay sau khi quả được thu hoạch, phần thịt quả sẽ được loại bỏ, lúc này hạt cà phê vẫn được bọc một lớp nhầy, hay còn được gọi là lớp mật ong, sẽ được mang đi phơi khô. Hạt cà phê sẽ hấp thụ tinh hoa từ vị ngọt của lớp nhầy này.

Sau khi trải qua một trong ba công đoạn chế biến, sản phẩm cà phê chất lượng cao sẽ được đem đi kiểm định chất lượng bởi công ty hoặc chuyên gia có bằng cấp Q-Grader. Chỉ khi vượt qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt và minh bạch đến từ SCA, với số điểm tối thiểu là 80, sản phẩm cà phê mới thực sự được công nhận cà phê đặc sản.

Đức An

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững