Đắk Nông: Đảm bảo cung ứng đủ năng lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

Theo báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông nhiệm kỳ 2015-2020, tăng trưởng GRDP bình quân trong nhiệm kỳ đạt 7,5-8% (năm 2020 đạt 3.075 USD), cao hơn mức bình quân của cả nước, và dự kiến 9,15% trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Các nguồn năng lượng cũng cần phát triển tương ứng, đảm bảo đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu này.
Đắk Nông: Có điện, vùng lõm Đắk R’măng khởi sắc Nghiệm thu giai đoan 1 dự án nâng công suất Trạm biến áp 500kV Đắk Nông

Tiềm năng lớn phát triển các loại hình năng lượng

Theo Dự thảo Báo cáo giữa kỳ lập Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2022, tầm nhìn đến năm 2050, cung cấp điện an toàn và ổn định cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Nông là cần thiết cho mục tiêu chung trong quy hoạch phát triển tỉnh.

Về tiềm năng, theo Sở Công Thương Đắk Nông, tỉnh Đắk Nông là một trong các tỉnh có nguồn nước khá phong phú có điều kiện phát triển nguồn thủy điện nhỏ, là địa bàn có giờ nắng bình quân tương đối cao, đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển điện từ năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, để tránh tình trạng phát triển nguồn thủy điện và điện mặt trời tự phát và không hiệu quả, gây lãng phí trong trong giờ thấp điểm và quá tải trong giờ cao điểm khi hòa lên lưới, cần có định hướng phát triển nguồn điện hiệu quả, tuân thủ theo quy định vận hành lưới điện của tỉnh và quốc gia.

Đắk Nông: Đảm bảo cung ứng đủ năng lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
Đắk Nông có tiềm năng phát triển nguồn năng lượng tái tạo

Hiện nay, các trạm chuyên dụng 110/22kV phục vụ riêng cho khu công nghiệp, cụm công nghiệp nên đẩy mạnh phát triển điện mặt trời bằng hình thức trang trại hoặc áp mái để tận dụng giờ nắng trong ngày vì giờ làm việc của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thường nằm trong khung giờ có nắng mặt trời cao. Như vậy sẽ giảm tải cho cho trạm chuyên dụng và trạm này có thể cung cấp cho các phụ tải khác.

Dù những dự án điện mặt trời mới phát triển, nhưng cần nhìn nhận không phải tấm pin mặt trời nào cũng có thời hạn sử dụng 15-20 năm, vậy vấn đề xử lý chất thải tấm pin cần phải nghiên cứu. Sản phẩm này không chỉ khó phân hủy trong môi trường tự nhiên mà còn chứa các kim loại nặng, nên nếu để nó trong môi trường sẽ rất nguy hại.

Ngoài ra, xác định điện khí hoá nông thôn là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, đóng góp hiệu quả trong công cuộc xoá đói giảm nghèo cũng như Chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, đầu tư xây dựng điện nông thôn, miền núi hải đảo và tiếp nhận trực tiếp bán điện cho người sử dụng điện ở nông thôn là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu.

Cần thiết xây dựng quy hoạch phát triển năng lượng thuộc đề án Quy hoạch phát triển tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2030, có xét đến 2050

Quy hoạch năng lượng tỉnh Đắk Nông được xây dựng gần đây nhất chính là Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016 – 2025 có xét đến 2035 đã được phê duyệt tại quyết định số 2907/QĐ-BCT ngày 11/07/2016 của Bộ Công Thương. Bắt đầu từ năm 2016 đã trải qua 5 năm thực hiện phát triển điện lực trên địa bàn tỉnh Đắk Nông theo quy hoạch đã được duyệt, quá trình thực hiện có mặt được cũng có nhiều mặt chưa được thực hiện theo đúng lộ trình quy hoạch.

Luật Quy hoạch 2017 đã thay đổi cơ bản quy trình quy hoạch, thay vì quy hoạch điện lực riêng biệt, thì giờ đây điện lực là một phần trong quy hoạch phát triển của tỉnh theo Quyết định số 843/QĐ-UBND, ngày 23/05/2017, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Vì các lý do trên, hạng mục Quy hoạch phát triển năng lượng thuộc đề án Quy hoạch phát triển tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2030, có xét đến 2050 được thiết lập là điều cần thiết phải thực hiện nhằm đánh giá thực trạng, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch điện lực trong thời gian vừa qua, điều chỉnh và định hướng cho quy hoạch điện lực trong thời kỳ 2021-2030 và xét đến 2050.

Theo báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông nhiệm kỳ 2015-2020, tăng trưởng GRDP bình quân trong nhiệm kỳ đạt 7,5-8% (năm 2020 đạt 3.075 USD), cao hơn mức bình quân của cả nước, và dự kiến 9.15% trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và dịch vụ bất động sản, tỷ trọng các loại hình này chiếm trên 77%.

Xét về vị trí địa lý, tỉnh Đắk Nông là một tỉnh tây nguyên có ưu thế về địa hình sông suối nhiều, thuận lợi khai thác nguồn năng lượng thủy điện. Hơn nữa, với độ cao và địa hình của núi đồi thuận lợi cho phát triển năng lượng gió.

Về điều kiện phát triển năng lượng mặt trời không phải là ưu thế lớn của tỉnh nhưng cũng là một trong các địa phương có giờ năng tương đối cao nên cũng là một trong các thế mạnh cần được khai thác tại các vùng đồi.

Ngoài ra, Đắk Nông là một tỉnh trung gian thông thương giữa các tỉnh tây nguyên và trung bộ với Tp. Hồ Chí Minh, là trung tâm kinh tế và thương mại, cũng như là trung tâm phụ tải, nơi tiêu thụ điện lớn nhất khu vực phía nam. Vì vậy thuận lợi cho việc trung chuyển năng lượng từ các nơi về Tp. Hồ Chí Minh.

Cũng vì là địa phương trung chuyển năng lượng nên nguồn lưới điện quốc gia trên địa bàn tỉnh khá ổn định, các vị trí tiếp cận đấu nối tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển lưới điện tỉnh Đắk Nông đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Xu hướng phát triển công nghệ hiện đại là điều tất yếu, đặc biệt các công nghệ mới trong nguồn điện gió, mặt trời, cũng như sử dụng năng lượng hiệu quả. Điều này đòi hỏi lao tiếp cận công nghệ và cần lao động kỹ thuật cao. Đắk Nông là một tỉnh cách không xa Tp. Hồ Chí Minh, là nơi có trình độ phát triển công nghệ cao, có thuận lợi cho việc tiếp cận công nghệ và đào tạo nhân lực kỹ thuật cao…

Với những thế mạnh và điểm yếu như đã nêu nhận thấy quy hoạch đến năm 2030 có tầm nhìn đến năm 2050 về năng lượng có các cơ hội như sau: Phát triển hệ thống lưới điện quốc gia đến các khu vực phụ tải tập trung như: Tp. Gia Nghĩa và một số đô thị, từ đó hệ thống điện được xây dựng để lan tỏa cung cấp đến các khu vực sử dụng điện.

Ngoài ra, việc tiếp cận các công nghệ tiên tiến của thế giới thông qua các kết quả thực thi trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh thuận lợi cũng là một cơ hội để Đắk Nông phát triển công nghệ cao. Phát triển nguồn thủy điện, điện gió, năng lượng mặt trời ở các khu vực có diện tích đất tiềm năng nông nghiệp thấp như các khu vực đồi trọc. Khai thác các lợi thế về địa phương trung chuyển mọi mặt.

Phát triển năng lượng theo hướng nào?

Mục tiêu phát triển nguồn năng lượng cả nước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 chỉ rõ, chương trình phát triển nguồn điện hướng đến thị trường điện với cực tiểu hóa chi phí sản xuất và truyền tải điện năng của hệ thống điện, có xét tới các mục tiêu đảm bảo về cam kết giảm phát thải khí nhà kính, khí ô nhiễm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế, có xét tới các ràng buộc về tiềm năng năng lượng sơ cấp, khả năng cung cấp nhiên liệu cho sản xuất điện (tiềm năng thủy điện, tiềm năng điện gió, điện mặt trời, khả năng khai thác, cung cấp và nhập khẩu than, nhập khẩu khí cho phát điện).

Theo đó, trên địa bàn tình ưu tiên phát triển nguồn phục vụ phụ tải tiêu thụ điện trong địa bàn trước khi truyền tải đến các khu vực lân cận. Về thành phần nguồn, ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo với thế mạnh của tỉnh là các loại nguồn điện gió, thủy điện nhỏ và năng lượng mặt trời.

Song song với việc phát triển điện gió, điện mặt trời, cũng cần xây dựng các nhà máy điện có khả năng điều chỉnh linh hoạt, các nguồn pin tích năng, thủy điện tích năng… để đảm bảo vận hành ổn định hệ thống điện khu vực.

Bên cạnh đó, việc phát triển cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch các ngành sản xuất kinh doanh và phát triển đô thị, quy hoạch giao thông của tỉnh và đô thị. Các cửa hàng xăng dầu không nằm trong khu dân cư tập trung, không nằm cạnh các công trình công cộng như nhà văn hóa, trường học, bệnh viện, kho tàng, bến xe, chợ... đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng.

Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...
Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.

Tin cùng chuyên mục

Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố lên tới 45.252 người, tăng 4.865 người so với cùng kỳ
Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.
Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Nhờ sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ chương trình khuyến công, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Bình Dương đã phát triển, khẳng định vị thế.
Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tích cực vào cuộc, đồng hành với doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Đồng Nai tổ chức lập quy hoạch xây dựng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó phát triển hạ tầng logistic đang được tập trung đẩy mạnh.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có bước tăng trưởng khá, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 17%.
Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Trong tháng 10 và 10 tháng đầu 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá.
Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh đã và đang tận dụng tối đa tiềm năng từ các khu kinh tế biển để phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành một địa phương mạnh và giàu từ biển.
Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Việc tối ưu hóa các giải pháp logistics giúp Tiền Giang nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí vận chuyển, đồng thời thúc đẩy xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư.
Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Với 775 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 3,4 tỷ USD, hiện Hàn Quốc đứng thứ 5 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tại tỉnh Quảng Ninh những năm qua, kinh tế tập thể từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về hình thức hợp tác.
TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

Hàng chục câu hỏi của doanh nghiệp xuất khẩu liên quan đến chính sách, tiếp cận vốn vay, lãi suất, ngoại tệ, thủ tục tiếp cận vốn… đã được giải đáp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động