Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Mỗi sản phẩm OCOP đều là “sứ giả văn hóa” của từng địa phương và đã trở thành một trong những kênh quảng bá hiệu quả nhất cho du lịch Quảng Ninh.
Tỉnh Quảng Ninh 7 năm liên tiếp đạt tăng trưởng kinh tế 2 con số Quảng Ninh: Tập trung hoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư các khu công nghiệp Đông Triều (Quảng Ninh): Người dân được hỗ trợ tối đa chuyển đổi giấy tờ và các thủ tục hành chính

Sản phẩm OCOP - điểm nhấn thu hút du khách và khẳng định thương hiệu địa phương

Quảng Ninh với vẻ đẹp hoang sơ của vịnh Hạ Long, những bãi biển trải dài cát trắng và nền văn hóa đa dạng, từ lâu đã là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu Việt Nam. Mỗi năm, tỉnh đón hàng chục triệu lượt khách, tạo cơ hội vàng để quảng bá và giới thiệu những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Chương trình OCOP “Mỗi xã một sản phẩm” đã trở thành một trong những kênh quảng bá hiệu quả nhất cho du lịch Quảng Ninh. Các sản phẩm OCOP, từ những món quà lưu niệm nhỏ xinh cho đến các sản phẩm ẩm thực độc đáo, đều mang đậm dấu ấn văn hóa của từng địa phương. Chúng không chỉ là những món hàng để mua về làm quà mà còn là những câu chuyện kể về cuộc sống, con người và truyền thống của vùng đất mỏ.

Kết nối sản phẩm OCOP và du lịch là một hướng đi đúng đắn và cần thiết. Khi du khách đến với Quảng Ninh, họ không chỉ muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên mà còn muốn tìm hiểu về văn hóa, con người nơi đây. Các sản phẩm OCOP chính là cầu nối hoàn hảo để du khách khám phá những điều đó.

Mỗi sản phẩm OCOP đều là “sứ giả văn hóa” của từng địa phương tại Quảng Ninh, thể hiện truyền thống, phong tục, tập quán sinh hoạt của người dân. Du khách trong quá trình tham quan, mua sắm luôn có nhu cầu được thông tin về những điểm đặc biệt của sản phẩm từ nguồn nguyên liệu, quá trình chế biến, sản xuất và cả giá trị sử dụng, giá trị văn hóa - tinh thần.

Năm 2024, Quảng Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là địa phương đi đầu trong phát triển chương trình OCOP với loạt hội chợ diễn ra sôi động. Các sự kiện như Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2024, Hè 2024 và đặc biệt là Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc - Quảng Ninh đã thu hút hàng chục ngàn lượt người dân, du khách đến tham quan, mua sắm.

Du khách mua hàng tại “Điểm giới thiệu - Bán sản phẩm OCOP và nhà hàng ẩm thực OCOP”
Du khách mua hàng tại “Điểm giới thiệu - Bán sản phẩm OCOP và nhà hàng ẩm thực OCOP” tại Cụm thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ. Ảnh: Hữu Việt

Mỗi hội chợ không chỉ là nơi trưng bày sản phẩm mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đối tác và tạo ra doanh thu lớn. Theo thống kê, tổng doanh thu từ các hội chợ OCOP trên địa bàn tỉnh đạt hàng chục tỷ đồng, góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy kinh tế địa phương.

Bên cạnh đó, mỗi sản phẩm OCOP đều là một câu chuyện. Khi mua một món đồ trang sức ngọc trai, du khách không chỉ sở hữu một món đồ thủ công tinh xảo mà còn hiểu thêm về quá trình sản xuất, về đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân. Hay khi du khách thưởng thức một bát cháo hàu tươi ngon hoặc nhâm nhi một ly rượu đặc sản địa phương, du khách sẽ nhớ mãi đến vùng đất xinh đẹp này.

Chương trình OCOP không chỉ giúp quảng bá sản phẩm mà còn góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương. Nhờ vào du lịch, các sản phẩm OCOP được tiêu thụ ngày càng nhiều, tạo động lực để người dân phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh các hội chợ lớn, sản phẩm OCOP của Quảng Ninh còn được giới thiệu rộng rãi tại 12 hội chợ, tuần lễ sản phẩm cấp huyện. Điều này cho thấy sự quan tâm và ủng hộ của người dân đối với các sản phẩm mang đậm bản sắc địa phương.

Chị Nguyễn Hồng Vân, một du khách đến từ Hà Nội, chia sẻ: "Trong chuyến du lịch Hạ Long, tôi đã rất ấn tượng với Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc - Quảng Ninh. Tôi đã chọn mua nhiều sản phẩm như ruốc hàu, trà Đường Hoa, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Điều tôi thích nhất là sản phẩm có nhãn mác rõ ràng, được gắn sao OCOP và người bán hàng rất nhiệt tình tư vấn về sản phẩm".

Đưa sản phẩm OCOP Quảng Ninh ra thị trường quốc tế

Với tiềm năng lớn về du lịch và nông nghiệp, Quảng Ninh đang không ngừng nỗ lực đưa các sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương vươn ra thị trường quốc tế. Năm 2024, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại quy mô lớn, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp OCOP kết nối và tìm kiếm đối tác nước ngoài.

Để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP, Quảng Ninh đã tích cực tham gia các sự kiện thương mại quốc tế như Vietnam Expo 2024, Lễ hội Du lịch biên giới Trung - Việt 2024, Hội chợ Giao dịch hàng hoá xuất nhập khẩu Trung Quốc - ASEAN,... Hội chợ triển lãm Trung Quốc - Nam Á lần thứ 8, Hội chợ Hàng hóa xuất nhập khẩu Côn Minh (Trung Quốc) lần thứ 28, Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Lào 2024. Các chương trình này mang lại những kết quả hết sức tích cực, giúp doanh nghiệp OCOP Quảng Ninh tìm kiếm được những hướng đi mới trong xuất khẩu.

Theo ông Nghiêm Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh: “Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác kết nối, xúc tiến thương mại với các thị trường quốc tế, trong đó tập trung vào các thị trường lớn như Trung Quốc, ASEAN. Ngoài ra, việc tận dụng thế mạnh của các hiệp định thương mại tự do, lợi thế từ thương mại điện tử cũng sẽ được quan tâm đẩy mạnh, để các doanh nghiệp OCOP Quảng Ninh không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa những giá trị đặc trưng, riêng có của địa phương ra các thị trường quốc tế”.

Để tiếp tục lan tỏa, kết nối giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm OCOP, mở rộng đầu ra cho sản phẩm.

Cụ thể, tổ chức Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Thu Đông 2024, diễn ra từ ngày 14 đến 18/11 tại TP. Móng Cái; tham gia các hội chợ trọng điểm năm 2024 tại các địa phương như Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ; tham gia Hội chợ ASEAN - Trung Quốc, Hội chợ hàng Việt Nam tại Campuchia 2024, Hội chợ Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt 2024 tại Đông Hưng (Trung Quốc).

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh, đến nay, Quảng Ninh có 417 sản phẩm OCOP của 13 địa phương đạt 3-5 sao, như rượu ba kích Ba Chẽ, nếp cái hoa vàng Đông Triều, lợn Móng Cái, gà Tiên Yên, sá sùng Vân Đồn, mực Cô Tô, các sản phẩm từ dược liệu...

Trong đó, địa phương đã phát triển được 4 sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia (ngọc trai Akoya, ngọc trai Tahiti, ngọc trai Southsea, trà hoa vàng Quy Hoa), 6 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, gồm trà hoa vàng Ba Chẽ, ruốc hàu, rượu mơ Yên Tử, nước khoáng thiên nhiên Quang Hanh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Chè giảo cổ lam Đông Bắc 7 lá, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên An đường Đông Bắc.

Nguyễn Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu yêu cầu các chủ đầu tư, sở, ngành địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác giải ngân vốn đầu tư công để hoàn thành kế hoạch đề ra.
Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Với 357 dự án, tổng vốn đầu tư gần 5,98 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 2 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

TP. Hải Phòng sẽ có cơ chế đột phá thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Tỉnh Quảng Ninh với nguồn lực đầu tư được tạo ra từ phương thức huy động và các biện pháp quản lý mới, hiệu quả, nhờ đó thu được nhiều kết quả tích cực.
Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thu ngân sách năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU.
‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Với quyết tâm đạt mục tiêu 19 triệu lượt khách trong năm, ngành du lịch Quảng Ninh đang dồn toàn lực để tạo nên một mùa du lịch bùng nổ.
Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tối 21/11, tại Hà Nội, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2024 đã khai mạc.
Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh, tận dụng lợi thế về vị trí, cảng biển và hạ tầng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa tổ chức tôn vinh và trao chứng nhận sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024 cho 25 sản phẩm.
Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Ước tính, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 của tỉnh Sơn La tăng 28,3%, qua đó đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là hậu quả của bão số 3, thành phố Uông Bí vẫn đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu ngân sách.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Việc cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm cơ chế 'cảng mở' tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giúp cụm cảng này có thêm động lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tỉnh Sơn La có 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản chế biến chủ lực của tỉnh.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhờ chuyển đổi số, các doanh nghiệp Quảng Ninh đã nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt nhiều thành tựu trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút gần 65.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 10 dự án hạ tầng và dịch vụ cảng biển.
Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm tại Lễ công bố khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (huyện Mộc Châu).
Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động