Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh đã và đang tận dụng tối đa tiềm năng từ các khu kinh tế biển để phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành một địa phương mạnh và giàu từ biển.
Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch Quảng Ninh: Nỗ lực nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số Đông Triều chính thức trở thành thành phố thứ 5 của Quảng Ninh

Hệ thống cảng biển hiện đại và đồng bộ

Quảng Ninh với lợi thế hơn 250km bờ biển và hai khu kinh tế ven biển sầm uất, đang khẳng định vị thế là một trong những trung tâm cảng biển hàng đầu Việt Nam.

Nghị quyết 15-NQ/TU được ban hành vào năm 2019 đã đặt ra những mục tiêu cụ thể và lộ trình rõ ràng cho sự phát triển của hệ thống cảng biển Quảng Ninh. Nghị quyết này như một động lực mạnh mẽ, thúc đẩy tỉnh tập trung đầu tư vào hạ tầng cảng biển, nâng cao năng lực cạnh tranh và dịch vụ.

Với 8 khu bến cảng và 2 khu neo đậu, chuyển tải, Quảng Ninh đang sở hữu một hệ thống cảng biển khá hoàn thiện. Tuy nhiên, tỉnh vẫn không ngừng đầu tư để nâng cấp và mở rộng hệ thống này. Nhờ nguồn lực xã hội hóa, nhiều dự án cảng lớn đã được triển khai, như Cảng khách quốc tế Hòn Gai, Cảng khách quốc tế Tuần Châu, bến cảng cao cấp quốc tế Ao Tiên... Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa ngày càng tăng mà còn góp phần thúc đẩy du lịch biển phát triển.

Quảng Ninh đã và đang tận dụng tối đa tiềm năng từ các khu kinh tế biển
Quảng Ninh đang tận dụng tối đa tiềm năng từ các khu kinh tế biển để phát triển kinh tế. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU, bà Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh khẳng định: “Sau 5 năm thực hiện nghị quyết, kinh tế cảng biển và dịch vụ cảng biển của Quảng Ninh đã cơ bản phát triển đúng hướng, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Đây là tiền đề quan trọng để tới đây, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục thực hiện mục tiêu về phát triển kinh tế biển”.

Với những lợi thế cạnh tranh nằm ở vị trí giao thoa giữa các tuyến vận tải biển quốc tế, Quảng Ninh là một điểm trung chuyển lý tưởng. Hệ thống cảng biển được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, Quảng Ninh có đội ngũ lao động lành nghề, đáp ứng nhu cầu của các hoạt động cảng biển.

Bên cạnh những lợi thế, Quảng Ninh cũng phải đối mặt với một số thách thức như cạnh tranh gay gắt từ các cảng biển khác trong khu vực, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Để khắc phục những khó khăn này, tỉnh cần tập trung vào các giải pháp cải thiện thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa. Đầu tư vào các công nghệ xử lý nước thải, chất thải, giảm thiểu tác động đến môi trường biển. Đào tạo, nâng cao năng lực hơn nữa cho đội ngũ lao động trong lĩnh vực cảng biển.

Hướng tới trung tâm kinh tế biển bền vững

Theo quy hoạch tỉnh, đến năm 2050, Quảng Ninh sẽ là một cực tăng trưởng mới, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Với mục tiêu trở thành một trung tâm kinh tế biển bền vững, Quảng Ninh tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm, xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, kết nối với các khu vực và quốc tế, khai thác tối đa lợi thế biển đảo.

Tỉnh sẽ xây dựng hệ thống cảng biển nước sâu hiện đại, các tàu du lịch đẳng cấp quốc tế, phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa và du lịch. Liên kết các khu kinh tế, khu đô thị biển, ven biển để tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng cao. Đồng thời, Quảng Ninh còn là một trong những cửa ngõ trung chuyển hướng biển của khu vực; tăng khả năng liên kết không gian kinh tế ven bờ, biển và đảo, tạo động lực phát triển cho vùng Đông Bắc và cả nước.

Đến nay, Quảng Ninh đã hình thành và đưa vào khai thác các khu chức năng, khu dịch vụ nhà hàng, trung tâm mua sắm hiện đại tại các cảng khách quốc tế như Tuần Châu, cảng Hòn Gai, Sân bay quốc tế Vân Đồn. Trên địa bàn tỉnh đang triển khai 8 dự án đầu tư phát triển cảng biển, dịch vụ cảng biển, khu vực hậu cần sau cảng và logistics tại Khu kinh tế ven biển Quảng Yên, với diện tích 6.956 ha.

Ông Hoàng Quang Hải, Giám đốc Sở Giao thông và vận tải tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Việc đầu tư các tuyến giao thông kết nối sẽ giúp thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các cảng biển, tạo thuận lợi hơn trong việc chuyên chở hàng hóa từ sâu trong nội địa ra các cảng và ngược lại, góp phần giảm chi phí logistics”.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của hạ tầng giao thông đối với sự phát triển của các cảng biển, Quảng Ninh đã chủ động huy động nguồn lực từ nhiều phía để đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông. Các tuyến đường, cầu cảng được xây dựng mới hoặc nâng cấp đều được tính toán kỹ lưỡng để kết nối chặt chẽ với các cảng biển, các khu công nghiệp và các trung tâm kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Quảng Ninh cũng đang dành nguồn lực đầu tư tuyến đường ven sông kết nối một loạt cảng biển tại Khu kinh tế ven biển Quảng Yên với các trung tâm phát triển trong tỉnh và các tỉnh, thành phố lân cận. Đó là mở các nút giao trên tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với các khu công nghiệp, cảng biển tại Quảng Yên sẽ giúp giảm tải giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế khu vực.

Tuyến đường kết nối cảng Vạn Ninh với cao tốc Vân Đồn - Móng Cái giúp kết nối cảng Vạn Ninh với hệ thống giao thông cao tốc hiện đại, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa và hành khách.

Quy mô ngành kinh tế hàng hải đã thể hiện rõ được vai trò của mình khi chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong giá trị gia tăng của kinh tế biển. Theo thống kê, trong giai đoạn 2019-2023, tổng công suất khai thác hệ thống cảng biển Quảng Ninh đạt khoảng 170 triệu tấn/năm. Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng biển trên địa bàn đạt 38,6 tỷ USD, bình quân 7,72 tỷ USD./năm Tổng doanh thu dịch vụ cảng biển trong giai đoạn 2019-2023 đạt trên 14.840 tỷ đồng. Tỷ trọng đóng góp của dịch vụ cảng biển chiếm 0,49% GRDP của tỉnh, tăng 0,07% so với năm 2018.

Cũng trong giai đoạn này, tổng sản lượng hàng hoá thông qua cảng trên địa bàn đạt 627,7 triệu tấn; bình quân đạt 124,1 triệu tấn/năm, vượt mục tiêu đến năm 2025 (đạt 122,5 triệu tấn/năm). Ngành thủy sản phát triển toàn diện cả về nuôi trồng, khai thác và chế biến. Công nghiệp của Quảng Ninh phát triển theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, nâng cao hiệu suất, bảo vệ môi trường.

Đối với ngành du lịch, nhiều khách sạn tiêu chuẩn 4-5 sao và các loại hình du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng, có giá trị gia tăng cao về du lịch biển đảo gắn với việc phát huy giá trị di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hoàn thành, đưa vào khai thác. Từ năm 2019 đến tháng 6/2024, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 64,75 triệu lượt (bình quân 12,95 triệu lượt khách/năm). Tổng lượng khách du lịch biển đảo đạt 43,3 triệu lượt, bằng 184% so với kế hoạch.

Nguyễn Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố lên tới 45.252 người, tăng 4.865 người so với cùng kỳ
Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Nhờ sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ chương trình khuyến công, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Bình Dương đã phát triển, khẳng định vị thế.
Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tích cực vào cuộc, đồng hành với doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Đồng Nai tổ chức lập quy hoạch xây dựng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó phát triển hạ tầng logistic đang được tập trung đẩy mạnh.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có bước tăng trưởng khá, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 17%.
Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Trong tháng 10 và 10 tháng đầu 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá.
Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Việc tối ưu hóa các giải pháp logistics giúp Tiền Giang nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí vận chuyển, đồng thời thúc đẩy xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư.
Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Với 775 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 3,4 tỷ USD, hiện Hàn Quốc đứng thứ 5 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tại tỉnh Quảng Ninh những năm qua, kinh tế tập thể từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về hình thức hợp tác.
TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

Hàng chục câu hỏi của doanh nghiệp xuất khẩu liên quan đến chính sách, tiếp cận vốn vay, lãi suất, ngoại tệ, thủ tục tiếp cận vốn… đã được giải đáp.
TP. Hồ Chí Minh: Tháng 10, sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

TP. Hồ Chí Minh: Tháng 10, sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phục hồi và duy trì đà tăng trưởng tích cực, ước tính IIP tháng 10 tăng 8,9% so cùng kỳ.
Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Mỗi sản phẩm OCOP đều là “sứ giả văn hóa” của từng địa phương và đã trở thành một trong những kênh quảng bá hiệu quả nhất cho du lịch Quảng Ninh.
Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Bình Dương không chỉ khẳng định giá trị mà còn là "bệ đỡ" để sản phẩm khẳng định thương hiệu.
Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Những năm qua, Quảng Ninh đã dành nhiều sự quan tâm, thông qua các chính sách đã hỗ trợ thiết thực bà con dân tộc thiểu số.
Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Với những chính sách hỗ trợ của Quảng Ninh, sự vào cuộc của người dân, nguồn lợi từ phát triển rừng đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên, có kinh tế khá giả.
Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành danh mục dự án thu hút đầu từ vào Khu Công nghệ cao trong giai đoạn 2024 -2030.
Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn Quảng Ninh đang đẩy mạnh hoạt động livestream, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Tiền Giang có nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo quy mô lớn, song năng lực chưa tương xứng tiềm năng, cần hỗ trợ từ nhiều phía để phát triển bền vững.
TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

Quảng Ninh đang tập trung triển khai các thủ tục theo quy định để sớm khởi động Dự án Cảng cá Hòn Gai kết hợp khu neo đậu tránh trú bão và khu hậu cần nghề cá.
Lai Châu: Huyện Mường Tè đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã

Lai Châu: Huyện Mường Tè đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã

Chiều ngày 28/10, UBND huyện Mường Tè (Lai Châu) tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động