Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Trung Quốc lựa chọn tỉnh Thanh Hóa để đầu tư

Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam không ngừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc đã lựa chọn Thanh Hóa đầu tư.
Tập đoàn lớn thứ 3 Hàn Quốc tìm hiểu môi trường đầu tư tại Vĩnh Phúc Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư vào ASEAN

Ngày 13/10, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi đã làm việc với đoàn công tác của Hiệp hội xuất nhập khẩu máy móc và sản phẩm điện tử Trung Quốc (CCCME) do ông Trịnh Siêu, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội làm trưởng đoàn.

Giới thiệu về tiềm năng của, lợi thế của tỉnh Thanh Hoá, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi cho biết: ngoài hệ thống giao thông nội và ngoại vùng được đầu tư, kết nối hiện đại, Khu kinh tế Nghi Sơn có lợi thế đặc biệt với hệ thống Cảng nước sâu, đã được quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050 là cảng loại I, được quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Trung Quốc lựa chọn tỉnh Thanh Hóa để đầu tư
Ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa làm việc với đoàn công tác của Hiệp hội xuất nhập khẩu máy móc và sản phẩm điện tử Trung Quốc (CCCME). Ảnh: TTV.

Ngoài Khu kinh tế Nghi Sơn, trên địa bàn tỉnh có 19 khu công nghiệp được quy hoạch, với tổng diện tích hơn 6.800 ha, có vị trí địa lý thuận lợi và chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn. Đến nay, Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 730 dự án, trong đó có 656 dự án đầu tư trong nước và 74 dự án đầu tư nước ngoài. Một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá được quy hoạch đa ngành nghề, rất thuận lợi cho sự kết nối về đầu tư, phân phối, thương mại, trong đó có những ngành nghề liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp thành viên hiệp hội xuất nhập khẩu máy móc và sản phẩm điện tử của Trung Quốc.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi nhấn mạnh: Đến nay, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam không ngừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Trung Quốc đã lựa chọn tỉnh Thanh Hóa để đầu tư và rất thành công. Đánh giá cao quy mô hoạt động và vai trò quan trọng của Hiệp hội xuất nhập khẩu máy móc và sản phẩm điện tử Trung Quốc, tỉnh Thanh Hóa mong muốn CCCME sẽ giới thiệu các doanh nghiệp của hiệp hội hoạt động trên các lĩnh vực, như: Điện tử, thương mại điện tử, chế biến chế tạo, các ngành sản xuất công nghệ cao, thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo… đến nghiên cứu, triển khai đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá.

Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Trung Quốc lựa chọn tỉnh Thanh Hóa để đầu tư
Đến nay, Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 730 dự án, trong đó có 656 dự án đầu tư trong nước và 74 dự án đầu tư nước ngoài. Ảnh: Minh Hiếu.

Sau khi tìm hiểu các tiềm năng, lợi thế của tỉnh Thanh Hóa, ông Trịnh Siêu, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội xuất nhập khẩu máy móc và sản phẩm điện tử Trung Quốc (CCCME) cho biết: Hiệp hội xuất nhập khẩu máy móc và sản phẩm điện tử Trung Quốc hiện có hơn 10.000 doanh nghiệp thành viên, hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp và các chuỗi cung ứng. CCCME có vai trò trợ giúp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại máy móc và điện tử của Trung Quốc, là cầu nối để kết nối đầu tư và hợp tác ra nước ngoài thông qua việc thiết lập mối quan hệ hợp tác với hơn 130 Phòng Thương mại và hiệp hội thương mại quốc tế; hơn 120 đại sứ quán nước ngoài tại Trung Quốc và hơn 60 khu công nghiệp ở nước ngoài.

Trong chương trình xúc tiến đầu tư do tỉnh Thanh Hoá tổ chức tại Trung Quốc vừa qua, CCCME cũng như các doanh nghiệp trong hiệp hội đã có cơ hội được biết đến về tiềm năng, các lĩnh vực mà tỉnh Thanh Hoá mong muốn kêu gọi hợp tác đầu tư. Thông qua khảo sát thực địa và làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, đoàn đã hiểu thêm về tiềm năng lợi thế, môi trường đầu tư, cơ chế chính sách của tỉnh. Trên cơ sở đó, bước đầu đã xác định được một số lĩnh vực có khả năng phát triển hợp tác đầu tư giữa 2 bên trong thời gian tới.

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, hệ thống Cảng biển Nghi Sơn gồm có 51 bến và khu bến (10 bến container, 21 bến tổng hợp, còn lại là các bến và khu bến chuyên dụng), hiện có 21 bến đã đi vào hoạt động. Cảng Nghi Sơn có khả năng đón tàu có trọng tải đến 70.000 DWT - 100.000 DWT, với năng lực xếp dỡ hàng trăm triệu tấn/năm. Hiện Cảng Quốc tế Nghi Sơn đã thu hút được hãng tàu quốc tế khai thác thường xuyên, nối Nghi Sơn với nhiều cảng biển của châu Á, châu Âu. Để thúc đẩy lưu lượng tàu qua Cảng Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 248/2022/HĐND về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn. Cụ thể, tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ 500 triệu đồng/chuyến tàu vận chuyển container đi quốc tế; hỗ trợ 2 triệu đồng/container 20 feet và 3 triệu đồng/container 40 feet qua Cảng Nghi Sơn và mở tờ khai tại Hải quan Thanh Hóa.

Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Trung Quốc lựa chọn tỉnh Thanh Hóa để đầu tư
Hiện Cảng Quốc tế Nghi Sơn của tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được hãng tàu quốc tế khai thác thường xuyên, nối Nghi Sơn với nhiều cảng biển của châu Á, châu Âu. Ảnh: Minh Hiếu.

Có thể nói, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chính sách ưu đãi, giảm bớt thủ tục hành chính, nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó có nhà đầu tư đến từ Trung Quốc. Với những lợi thế, tiềm năng, hy vọng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư tiềm năng đến đầu tư tại tỉnh Thanh Hóa, giúp tỉnh này đạt mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo; nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, văn hóa và thể thao.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hải Dương tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đón

Hải Dương tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đón 'sóng' đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu

Nhờ chủ động trong việc mở rộng các quan hệ quốc tế, đổi mới và cải thiện môi trường đầu tư, Hải Dương trở thành địa điểm hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Quảng Ninh nỗ lực vượt khó, tạo đà bứt phá kinh tế

Quảng Ninh nỗ lực vượt khó, tạo đà bứt phá kinh tế

Dù đạt nhiều thành tựu, tỉnh Quảng Ninh vẫn nỗ lực tìm giải pháp khắc phục hạn chế để bứt phá với mục tiêu tăng trưởng 12% trong năm 2025.
Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Về hoạt động chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, tỉnh Hải Dương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tạo ra sự chuyển biến đột phá.
Quảng Ninh tăng cường giao thương, kết nối với thị trường Trung Quốc

Quảng Ninh tăng cường giao thương, kết nối với thị trường Trung Quốc

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang nắm bắt cơ hội để mở rộng hợp tác thương mại, kết nối giao thương với thị trường tỷ dân Trung Quốc, tạo ra những đột phá mới.
Bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế biển Quảng Ninh

Bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế biển Quảng Ninh

Với những thành công đã đạt được, Quảng Ninh đang trên đà trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển hàng đầu Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội phát triển mới.

Tin cùng chuyên mục

Có gì tại Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa, năm 2024?

Có gì tại Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa, năm 2024?

Hàng trăm sản phẩm nông sản, lâm sản, sản phẩm OCOP đặc trưng của các huyện miền núi sẽ hội tụ tại Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa, năm 2024.
Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Lạng Sơn đã và đang thực hiện hiệu quả mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử”
Bình Dương: Khởi công Cụm công nghiệp Tam Lập 2, vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng

Bình Dương: Khởi công Cụm công nghiệp Tam Lập 2, vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng

Cụm Công nghiệp Tam Lập 2 (Bình Dương) được đầu tư gần 1.000 tỷ đồng dự kiến thu hút các ngành công nghiệp điện tử - viễn thông, chế biến thực phẩm, dệt may.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kinh tế, thương mại 11 tháng năm 2024 duy trì ổn định

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kinh tế, thương mại 11 tháng năm 2024 duy trì ổn định

Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu duy trì ổn định.
Cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải lần đầu vượt mốc 1 triệu TEU thông qua cảng

Cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải lần đầu vượt mốc 1 triệu TEU thông qua cảng

Cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức lễ đón TEU thứ 1 triệu thông qua cảng trong năm 2024.
Thành phố Lai Châu đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

Thành phố Lai Châu đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

Sáng nay (5/12), UBND thành phố Lai Châu tổ chức Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Lai Châu năm 2024.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng kinh tế

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng kinh tế

Năm 2024, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 36/37 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp ước tính tăng gần 13%.
Ngành công thương Hà Nội: chung tay kết nối, lan tỏa hàng Việt

Ngành công thương Hà Nội: chung tay kết nối, lan tỏa hàng Việt

‘Đầu tàu’ trong triển khai Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’, ngành công thương Hà Nội góp sức, chung tay, kết nối, lan tỏa hàng Việt.
Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

Ngày 4/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg, về việc thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.
Tây Ninh: Thương mại, dịch vụ và du lịch tăng trưởng mạnh trong tháng 11

Tây Ninh: Thương mại, dịch vụ và du lịch tăng trưởng mạnh trong tháng 11

Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh cho biết, trong tháng 11/2024, các ngành thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn toàn tỉnh tăng trưởng mạnh.
Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa, khẳng định thương hiệu địa phương

Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa, khẳng định thương hiệu địa phương

Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa, kết nối di sản và sáng tạo, xây dựng thương hiệu địa phương, thúc đẩy du lịch, kinh tế bền vững.
Quảng Ninh đẩy mạnh giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vật liệu xây dựng

Quảng Ninh đẩy mạnh giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vật liệu xây dựng

Quảng Ninh tháo gỡ khó khăn về nguyên liệu sản xuất và vật liệu san lấp, đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp địa phương.
Bình Phước: Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 17,5% so với cùng kỳ

Bình Phước: Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 17,5% so với cùng kỳ

Trong 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Phước tăng 17,5% so với với cùng kỳ, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng trưởng ấn tượng.
Vân Đồn (Quảng Ninh): Sản phẩm OCOP vươn mình nhờ phát huy thế mạnh địa phương

Vân Đồn (Quảng Ninh): Sản phẩm OCOP vươn mình nhờ phát huy thế mạnh địa phương

Vân Đồn với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú từng bước khẳng định vị thế là địa phương đi đầu trong phát triển chương trình OCOP của Quảng Ninh.
Tìm đầu ra cho sản phẩm của các hợp tác xã ở Sơn La

Tìm đầu ra cho sản phẩm của các hợp tác xã ở Sơn La

Dự án “Hợp tác xã liên kết với hộ nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững” tại tỉnh Sơn La đã và đang giúp mở rộng đầu ra cho sản phẩm của HTX.
Bình Thuận: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng trưởng tích cực trong tháng 11

Bình Thuận: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng trưởng tích cực trong tháng 11

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, tình hình hoạt động công nghiệp, thương mại, dịch vụ của tỉnh trong tháng 11/2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực.
Hà Nội: phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại, kích cầu tiêu dùng

Hà Nội: phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại, kích cầu tiêu dùng

Ngành công thương Hà Nội triển khai nhiều giải pháp để hướng đến phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Sơn La: Nâng cao hiệu quả chế biến nông sản

Sơn La: Nâng cao hiệu quả chế biến nông sản

Nhờ thu hút đầu tư vào chế biến nông sản, dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản Sơn La năm nay đạt 5.360 tỷ đồng, tăng hơn 8% so với năm 2023.
Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Những nỗ lực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận cho thành phố Đông Triều.
Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Sở Công Thương Hà Giang tổ chức đoàn kiểm tra nghiệm thu kết quả thực hiện đề án khuyến công tại Xín Mần và Bắc Quang.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động