Chủ nhật 22/12/2024 17:14

Đắk Lắk: Xây dựng phương án thu hồi hơn 100 nghìn hecta rừng bị mất

Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đặt mục tiêu đến năm 2026 sẽ thu hồi hàng trăm hecta đất rừng bị lấn chiếm trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Chiều 29/10, Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã xây dựng và có kế hoạch thu hồi đất rừng bị lấn chiếm trên địa bàn.

Trước đó, HĐND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành kết quả giám sát công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và xác định trong 3 năm (2021-2023) có hơn 14.000 ha rừng tự nhiên bị suy giảm.

Hình ảnh rừng bị phá ở tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: CTV

Toàn tỉnh Đắk Lắk có gần 128.000 ha đất có nguồn gốc lâm nghiệp bị lấn chiếm. Bên cạnh đó, tình trạng người dân làm nhà ở, mua bán, sang nhượng đất rừng trái phép vẫn diễn ra phức tạp, nguy cơ tạo ra những điểm nóng.

Từ kết quả giám sát, HĐND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Ban cán sự đảng UBND tỉnh xử lý dứt điểm các vụ vi phạm lấn, chiếm đất rừng, không để tồn đọng kéo dài. Bên cạnh đó, các cơ quan tư pháp đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án vi phạm pháp luật về rừng nhằm răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.

Đề nghị UBND tỉnh phải xây dựng phương án xử lý đối với gần 128.000 ha đất có nguồn gốc lâm nghiệp bị lấn chiếm, xâm canh và xử lý trách nhiệm các cá nhân, tập thể liên quan.

Liên quan đến vấn đề này, UBND tỉnh Đắk Lắk đã lên kế hoạch về thời gian, đơn vị thực hiện thu hồi đất lấn chiếm. Theo đó, tỉnh đặt mục tiêu đến hết năm 2026 phải thu hồi toàn bộ 128.000ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trên địa bàn.

Để thực hiện kế hoạch, ngoài các tổ công tác đặc biệt của tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk giao các địa phương liên quan lập Ban chỉ đạo để xử lý, thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn chiếm tại địa bàn theo quy định của pháp luật.

Trường Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng