Thứ hai 25/11/2024 03:38

Đại biểu Quốc hội sẽ nêu vấn đề gì trong các phiên chất vấn?

Từ ngày 4-6/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn với 4 trưởng ngành. Một số đại biểu đã chia sẻ kỳ vọng của mình đối với hoạt động này.

Theo chương trình, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra trong 2,5 ngày (từ ngày 4 đến 6/6), tập trung vào 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Kiểm toán, Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Khi được hỏi về sự quan tâm của đại biểu đối với phiên chất vấn các Bộ trưởng, trưởng ngành, đại biểu Nguyễn Văn Hoà - đoàn Đồng Tháp cho biết: Đại biểu quan tâm nhiều nhất là lĩnh vực tài nguyên và môi trường, về sự suy thoái tài nguyên hiện nay, việc khai thác triệt để, vô tội vạ tài nguyên biển, sông, khoáng sản… làm ô nhiễm môi trường.

Đại biểu Nguyễn Văn Hoà - đoàn Đồng Tháp

Đối với Đồng bằng sông Cửu Long đó là vấn đề xâm nhập mặn và hạn hán, thời gian qua ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Cụ thể, những tỉnh ven biển như Tiền Giang, Bến Tre, người dân phải sử dụng nước biển pha với nước ngọt để sinh hoạt cho gia đình.

"Hàng ngày, hàng ngàn chuyến xe các tỉnh miền Tây phải cứu trợ nước ngọt cho bà con. Cho nên, vấn đề hạn chế xâm nhập mặn và trữ nước ngọt ở Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước nói chung là vấn đề cực kỳ quan trọng trong điều kiện thời tiết, khí hậu hiện nay"- đại biểu Hòa nêu.

Cùng với đó, đại biểu quan tâm đến vấn đề kiểm toán, bởi kiểm toán chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Tổng kiểm toán do Quốc hội phê chuẩn. Thời gian qua, theo báo cáo, kiểm toán đã thể hiện hết tinh thần trách nhiệm; thậm chí, sau khi kiểm toán có kết luận đề nghị các cơ quan chức năng xử lý những tiêu cực, tồn tại, đặc biệt xử lý về mặt hình sự với những đối tượng được kiểm toán. Tuy nhiên, cũng có không ít các trường hợp người dân phản ánh, cơ quan kiểm toán, kiểm toán viên còn có sự “hạnh hoẹ”, giảm bớt thiếu sót để có phong bì, bao thư. Thậm chí, trong quá trình kiểm toán còn diễn ra tình trạng bao che cho các đối tượng kiểm toán.

"Cho nên, chất vấn là để phát huy được thành quả của những việc làm tốt và hạn chế tiêu cực, để hoạt động kiểm toán ngày càng đi vào nền nếp và tạo sự tin tưởng tuyệt đối của Đại biểu Quốc hội với cơ quan kiểm toán"- đại biểu Nguyễn Văn Hòa nhấn mạnh.

Đại biểu Hòa kỳ vọng, với phiên chất vấn ngày 4/6, các đại biểu Quốc hội tập trung, xoay quanh những vấn đề bức xúc, nổi cộm của người dân qua tiếp xúc cử tri và cử tri gửi gắm đến với các Tư lệnh ngành. Đồng thời, nên tập trung vào các nhóm vấn đề chất vấn, ngắn gọn. Các vị Tư lệnh ngành trả lời trúng, đúng, xoay quanh những vấn đề đại biểu quan tâm, không vòng vo...

"Tôi hy vọng lần này, 4 vị Tư lệnh ngành có thể trả lời tốt, hay, và đáp ứng yêu cầu, mong mỏi của người dân"- đại biểu Hòa chia sẻ.

Đại biểu Tạ Văn Hạ- Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam

Còn theo đại biểu Tạ Văn Hạ- đoàn Quảng Nam, các lĩnh vực chất vấn đợt này đều quan trọng và "nóng" đang đặt ra với thực tiễn. Trong đó, có Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng Kiểm toán nhà nước mặc dù đăng đàn lần đầu tiên nhưng đã kinh qua nhiều vị trí công tác, có kinh nghiệm trên nghị trường và công tác quản lý, nên các đồng chí này tôi cho rằng sẽ trả lời tốt và thỏa mãn được những vấn đề mà cử tri và nhân dân cả nước quan tâm.

Cũng bày tỏ kỳ vọng của mình vào các trưởng ngành trong phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Quang Huân- đoàn Bình Dương cho hay: Nội dung chất vấn của Bộ Tài nguyên và Môi trường lần này chủ yếu tập trung vào an ninh nguồn nước, còn Kiểm toán tập trung vào các vấn đề tài chính ngân sách và thực hiện Nghị quyết của Quốc hội...

Đại biểu Nguyễn Quang Huân- Đoàn Bình Dương

Liên quan đến nguồn nước, theo đại biểu Nguyễn Quang Huân, đây là chủ đề rộng, an ninh nguồn nước không được đảm bảo, lý do là gì? Vấn đề ô nhiễm nguồn nước vậy nước thải không được xử lý thì đổ đi đâu?

Theo đại biểu Huân, chúng ta nhìn ra được vấn đề nhưng cần phải có giải pháp căn cơ về chính sách và nguồn lực. Nó phải tổng hòa, chúng ta chỉ tìm được nguyên nhân mà chưa tìm được giải pháp thì không xử lý triệt để được.

Đại biểu Huân cho rằng, các phiên chất vấn đều đưa ra các vấn đề mà cử tri quan tâm cho ngành, lĩnh vực đó và đề nghị Tư lệnh ngành đưa ra phương hướng, có thể không thể trả lời được ngay nhưng ít nhất cũng đọng lại trong đầu các Bộ trưởng, Tư lệnh ngành tìm giải pháp tháo gỡ.

Có cái dễ có thể làm được ngay, có những cái không dễ do liên quan đến liên ngành, chúng ta cứ nêu mãi, nêu hoài. Ví dụ câu chuyện điện, lưới điện quá tải nhưng không có tiền đầu tư, không có giải pháp công nghệ có hỏi Bộ trưởng, Bộ trưởng cũng chỉ có thể nêu ra các vấn đề thực tế đang diễn ra còn giải pháp thì quay lại câu chuyện tiền đầu tư và giải pháp công nghệ chưa có’- đại biểu Huân cho hay.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tin cùng chuyên mục

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ