Đề xuất mới về nhận chuyển quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại

Cần mở rộng điều kiện được nhận chuyển quyền sử dụng các loại đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, góp phần hạn chế khiếu kiện của người dân.
Chính phủ trình Quốc hội thí điểm tháo gỡ dự án nhà ở thương mại Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đánh giá thực chất tình hình bất động sản các địa phương Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thương mại

Tháo gỡ khó khăn về nguồn cung của các dự án bất động sản

Sáng 13/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy trình bày Tờ trình
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy trình bày Tờ trình

Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, Nghị quyết được xây dựng trên cơ sở bảo đảm sự nhất quán, kế thừa chính sách đã được thực hiện trước đây, đã được quy định tại Luật Nhà ở năm 2005, Luật Đất đai năm 2003 và 2013, tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại (dưới quy mô khu đô thị).

Theo Bộ trưởng, từ ngày 1/7/2015 thì Luật Nhà ở năm 2014 quy định khác với Luật Đất đai, theo đó điều kiện sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại là đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác; trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng thì phải là đất ở.

Quy định này tiếp tục được kế thừa tại điểm b khoản 1 và khoản 6 Điều 127 Luật Đất đai năm 2024; làm bó hẹp các trường hợp thực hiện dự án nhà ở thương mại dưới quy mô khu đô thị, nhất là tại các khu vực mới, khu vực chưa có đất ở.

Trên thực tế, hạn mức giao đất ở qua các thời kỳ đối với hộ gia đình, cá nhân cao nhất là 400 m2 còn lại là đất nông nghiệp trong cùng thửa đất nên nếu nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu dân cư cũng không thực hiện được.

Bên cạnh đó, phần lớn các dự án bất động sản đều được triển khai trên quỹ đất ban đầu không phải là đất ở và quy hoạch chi tiết của dự án cũng gồm nhiều loại đất khác nhau như đất ở, đất giao thông, đất cây xanh… nên quy định tại điểm b khoản 1 Điều 127 Luật Đất đai là không triển khai được trên thực tế.

Theo Bộ trưởng, dự thảo Nghị quyết được xây dựng để tháo gỡ khó khăn về nguồn cung của các dự án bất động sản trong bối cảnh giá bất động sản tăng cao do một phần nguyên nhân là việc tiếp cận đất đai của nhà đầu tư còn khó khăn.

Vì vậy, cần mở rộng điều kiện được nhận chuyển quyền sử dụng các loại đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, góp phần hạn chế khiếu kiện của người dân; đảm bảo công bằng trong tiếp cận đất đai giữa các nhà đầu tư, giữa các địa phương, duy trì ổn định nguồn cung về nhà ở thương mại, góp phần phát triển thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh.

Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, Nghị quyết được áp dụng trên phạm vi toàn quốc đối với dự án của tổ chức kinh doanh bất động sản trong trường hợp: Nhận quyền sử dụng đất; đang có quyền sử dụng đất; đang có quyền sử dụng đất và nhận quyền sử dụng đất; thực hiện dự án nhà ở thương mại trên diện tích đất của cơ sở phải di dời do ô nhiễm môi trường, cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.

Về điều kiện thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, Bộ trưởng cho biết, nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở thương mại đối với một hoặc các loại đất sau: Đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp không phải đất ở; đất ở và đất khác trong cùng thửa đất đối với trường hợp thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.

Việc thực hiện dự án nhà ở thương mại phải đáp ứng các điều kiện sau: Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc nằm trong quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt; có văn bản của UBND cấp tỉnh chấp thuận cho phép tổ chức kinh doanh bất động sản nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với dự án thực hiện theo hình thức nhận quyền sử dụng đất.

Đồng thời, có văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chấp thuận cho phép tổ chức kinh doanh bất động sản nhận chuyển quyền sử dụng đối với diện tích đất quốc phòng, đất an ninh hoặc diện tích đất có nguồn gốc là đất quốc phòng, đất an ninh để thực hiện dự án nhà ở thương mại phù hợp với quy hoạch sử dụng đất để phát triển nhà ở đã được phê duyệt đối với trường hợp dự án thực hiện theo hình thức nhận quyền sử dụng đất; tổ chức kinh doanh bất động sản phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản, pháp luật về đầu tư và pháp luật khác có liên quan.

Tính toán lộ trình, chỉ thực hiện thí điểm tại một số địa phương cụ thể

Thẩm tra dự thảo Nghị quyết này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhất trí với sự cần thiết xây dựng Nghị quyết như Tờ trình của Chính phủ. Chủ trương thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là tiếp tục thể chế Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về: “Tiếp tục thực hiện cơ chế tự thoả thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại”; đồng thời, việc thí điểm nêu trên đã được cấp có thẩm quyền thống nhất về mặt chủ trương.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh

Về tên gọi của Nghị quyết, nhiều ý kiến cho rằng, Nghị quyết này chỉ quy định thí điểm về trường hợp thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở. Vì vậy, tên Nghị quyết phải là Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất không phải đất ở.

Một số ý kiến đồng tình với tên gọi do Chính phủ đề xuất tại Tờ trình. Tên gọi này mang tính chất bao quát tất cả các trường hợp thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Về phạm vi điều chỉnh, nhiều ý kiến tán thành với Tờ trình của Chính phủ, phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết được thực hiện trên phạm vi toàn quốc để bảo đảm công bằng giữa các địa phương, không tạo cơ chế “xin - cho”.

Một số ý kiến cho rằng, việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là chính sách có nhiều tác động đến việc đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị; kết quả đầu ra của cơ chế thí điểm là những dự án nhà ở thương mại có tính chất ổn định lâu dài, có thể để lại những hậu quả không thể khắc phục, ảnh hưởng đến lợi ích của người dân và nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương báo cáo không có vướng mắc trong việc thực hiện theo quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, một số địa phương không đề xuất các dự án, khu đất thí điểm; các địa phương thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua hình thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất chủ yếu là các địa phương phát triển về kinh tế, tốc độ đô thị hóa cao, nhu cầu về đất ở cao.

Mặt khác, quá trình xem xét, sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014, Luật số 03/2022/QH15, Luật Đất đai năm 2024 đều chưa cho phép thực hiện dự án nhà ở thương mại đối với loại đất chưa có đất ở.

Do đó, đề nghị Chính phủ tính toán lộ trình triển khai, chỉ thực hiện thí điểm tại một số địa phương cụ thể, sau đó tổng kết, đánh giá trước khi đề xuất triển khai đồng bộ tại tất cả các địa phương trên phạm vi toàn quốc.

Về điều kiện thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, nhiều ý kiến cho rằng quy định về các loại đất được thực hiện thí điểm quá rộng, trong đó bao gồm cả đất trồng lúa, đất lâm nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo…, do đó, đề nghị cân nhắc đối với đất chuyên trồng lúa và đất rừng.

Ủy ban Kinh tế đề nghị rà soát, nghiên cứu, làm rõ việc áp dụng cơ chế thí điểm thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với các loại đất nêu trên; nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng quy định của dự thảo Nghị quyết là đối với tất cả các trường hợp thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất hay chỉ áp dụng đối với trường hợp thời điểm thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

Ngoài ra, nghiên cứu điều kiện thí điểm dựa trên thời điểm nhận quyền sử dụng đất (hoặc đang có quyền sử dụng đất) trước và sau khi Nghị quyết có hiệu lực; đồng thời, đề nghị nghiên cứu bổ sung nguyên tắc bảo đảm giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, tỷ lệ che phủ rừng ổn định 42%, kiểm soát chặt chẽ nhằm bảo đảm không chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất quốc phòng, đất an ninh với diện tích lớn.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Cử tri kiến nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm tình trạng sản xuất thuốc giả, sữa giả, thực phẩm kém chất lượng.
Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Thời chiến, đối ngoại góp sức trong đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Thời bình, ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%).
Bổ sung quy định việc quyết định cơ cấu Chính phủ trong trường hợp cần thiết

Bổ sung quy định việc quyết định cơ cấu Chính phủ trong trường hợp cần thiết

Bổ sung một khoản quy định về việc quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ tại các kỳ họp sau Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội trong trường hợp cần thiết.
Thủ tướng điểm tên loạt địa phương chậm giải phóng mặt bằng

Thủ tướng điểm tên loạt địa phương chậm giải phóng mặt bằng

Thủ tướng yêu cầu nhiều địa phương chậm giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng tiến độ cao tốc, yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm 'nối hai bờ đại dương' với Tổng thống Nam Phi

Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nam Phi có ý nghĩa lịch sử khi “nối hai bờ đại dương” mở ra những triển vọng hợp tác mới.
Tổng Bí thư: Tăng thiết giáp phải xứng đáng là lực lượng đột kích nòng cốt, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư: Tăng thiết giáp phải xứng đáng là lực lượng đột kích nòng cốt, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư yêu cầu Binh chủng Tăng thiết giáp phát huy vai trò đột kích nòng cốt, xây dựng lực lượng tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng yêu cầu ổn định thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu ổn định thị trường vàng

Giá vàng tăng, liên tục lập kỷ lục mới, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giữ vững ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng...
Thủ tướng: Đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ

Thủ tướng: Đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả với Hoa Kỳ.
Chung tay vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Chung tay vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Sáng 22/4, hoạt động giao lưu giữa tổ chức mặt trận hai nước Việt Nam-Trung Quốc đã diễn ra với chủ đề ‘Đồng tâm hiệp lực thúc đẩy tình hữu nghị'.
Việt Nam là ‘đại bản doanh’ của nhiều tập đoàn công nghệ

Việt Nam là ‘đại bản doanh’ của nhiều tập đoàn công nghệ

Với lợi thế về nguồn nhân lực, chính sách phát triển khoa học – công nghệ, Việt Nam đang trở thành ‘đại bản doanh’ của nhiều tập đoàn công nghệ toàn cầu.
Kỳ họp thứ 9 khai mạc sớm hơn thông lệ, với nhiều nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 9 khai mạc sớm hơn thông lệ, với nhiều nội dung quan trọng

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc sớm hơn thông lệ với nhiều nội dung quan trọng.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng

Sáng nay, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng do Bộ Công Thương tổ chức.
Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Sáng 22/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành và Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Chuyện chưa kể về ngành Công Thương thời chống Mỹ

Chuyện chưa kể về ngành Công Thương thời chống Mỹ

Giữa khói lửa chiến tranh, ngành Công Thương vẫn sản xuất, chiến đấu kiên cường, giữ vững nhà máy, góp phần viết nên trang sử vàng của ý chí Việt Nam.
Hơn 1.000 đại biểu dự Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam

Hơn 1.000 đại biểu dự Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam

Hơn 1.000 đại biểu, trong đó có 200 doanh nghiệp tham dự Diễn đàn Đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC 2025) được tổ chức vào sáng 22/4, tại Hà Nội.
Bộ Công Thương tổ chức hội nghị đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Bộ Công Thương tổ chức hội nghị đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Sáng nay, ngày 22/4/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị về các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi gặp mặt các đại biểu tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thủ tướng

Thủ tướng 'tuýt còi' doanh nghiệp chậm báo cáo, sử dụng sai vốn nhà nước

Thủ tướng chỉ đạo xử lý doanh nghiệp chậm báo cáo, sử dụng sai vốn nhà nước, yêu cầu công khai tài chính, siết chặt giám sát.
Kỳ vọng hợp tác kinh tế Việt - Trung tiếp tục phát triển

Kỳ vọng hợp tác kinh tế Việt - Trung tiếp tục phát triển

Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kỳ vọng, hoạt động hợp tác kinh tế thương mại sẽ tiếp tục phát triển, góp phần củng cố quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Sáng 21/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có phát biểu tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu tại khu vực miền Nam.
Phú Thọ: Hợp nhất 3 tỉnh, tinh giản gần 70% xã, phường

Phú Thọ: Hợp nhất 3 tỉnh, tinh giản gần 70% xã, phường

Phú Thọ vừa thông qua đề án hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và tinh giản gần 70% xã, phường, tạo bước đột phá trong sắp xếp bộ máy hành chính.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để sáp nhập gây gián đoạn hành chính

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để sáp nhập gây gián đoạn hành chính

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn khẳng định, không để sáp nhập đơn vị hành chính gây gián đoạn thủ tục, đồng thời thúc đẩy cải cách để tăng tốc phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với các doanh nghiệp TP. Cần Thơ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với các doanh nghiệp TP. Cần Thơ

Sáng 21/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ có cuộc tiếp xúc cử tri là đại diện doanh nghiệp trên địa bàn.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người tăng 15.000 USD trong 20 năm tới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người tăng 15.000 USD trong 20 năm tới

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh nhiệm kỳ này cần phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 5.000 USD và tăng 15.000 USD trong 20 năm tiếp theo mới đạt yêu cầu.
Mobile VerionPhiên bản di động