Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất cần phải có quy định phát triển công nghiệp bán dẫn trong Luật Công nghiệp công nghệ số.
Công nghiệp bán dẫn - lĩnh vực hợp tác tiềm năng của ASEAN trong tương lai Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu Việt Nam có thể hoàn toàn tự chủ cơ sở vật chất cho sản xuất bán dẫn

Thúc đẩy hệ sinh thái công nghiệp công nghệ số

Sáng 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trình bày Tờ trình về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số

Trình bày Tờ trình về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cho biết, mục đích ban hành Luật nhằm phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước; tạo môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số.

Phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam; góp phần xây dựng Chính phủ số, động lực phát triển kinh tế số, xã hội số.

Khẳng định giá trị pháp lý của công nghiệp công nghệ số; hình thành các quy định, chính sách để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số. Luật Công nghiệp công nghệ số thay thế các nội dung về công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ công nghệ thông tin trong Luật Công nghệ thông tin và bổ sung các quy định mới phù hợp với thực tiễn phát triển.

Bố cục của dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số gồm 8 Chương, 73 Điều. Dự thảo Luật đã thể hiện rõ các nội dung cần thiết để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số bao gồm: Nghiên cứu và phát triển công nghệ số; hạ tầng cho công nghiệp công nghệ số; hệ sinh thái công nghiệp công nghệ số; doanh nghiệp công nghệ số; sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; nhân lực cho công nghiệp công nghệ số.

Cụ thể, về nghiên cứu và phát triển công nghệ số, dự thảo Luật đã quy định một số nội dung về ưu tiên phát triển lực lượng nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia, nghiên cứu viên chất lượng cao; hình thành các cơ sở, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm hiện đại; xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu, phát triển công nghệ số trọng điểm, tập trung vào các công nghệ số cốt lõi; có chính sách khuyến khích các tập đoàn công nghệ đầu tư, thiết lập các trung tâm nghiên cứu, phát triển công nghệ số tại Việt Nam.

Dự thảo luật khuyến khích huy động nguồn lực đầu tư của xã hội kết hợp với nguồn lực đầu tư nhà nước để xây dựng, phát triển các hạ tầng công nghiệp công nghệ số như: Hệ thống thông tin về công nghiệp công nghệ số quốc gia; trung tâm xử lý và lưu trữ dữ liệu; trung tâm/viện nghiên cứu phát triển; khu công nghệ số đảm bảo hiện đại, đồng bộ phù hợp với quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, vùng, địa phương.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật đưa ra các chính sách thúc đẩy hệ sinh thái công nghiệp công nghệ số, hỗ trợ các thành phần của hệ sinh thái, từ nghiên cứu, đào tạo, khởi nghiệp, sản xuất đến khi cung ứng ra thị trường; hỗ trợ các doanh nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư tại Việt Nam để từng bước hình thành một hệ sinh thái trong nước hoàn chỉnh, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Đặc biệt, dự thảo luật đưa ra các chính sách phát triển thị trường cho doanh nghiệp công nghệ số thông qua ưu tiên đầu tư, thuê mua sắm sản phẩm, dịch vụ trong nước; phát triển thị trường trong và ngoài nước cho doanh nghiệp công nghệ số; ưu đãi cho hoạt động sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghệ số của doanh nghiệp; cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để thúc đẩy đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp công nghệ số.

Dự thảo luật cũng quy định, làm rõ các loại hình dịch vụ, sản phẩm công nghệ số. Trong đó có chính sách ưu tiên sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng điểm và quản lý chặt chẽ đối với các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu có vai trò quan trọng và mang tính chiến lược quốc gia.

Ngoài ra, dự thảo Luật quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực, nước ngoài giúp bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ công nghệ số, thúc đẩy cạnh tranh; giao trách nhiệm cho các Bộ, ngành xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với đối với các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số ứng dụng trong ngành, lĩnh vực của mình phụ trách.

Dự thảo cũng có các chính sách phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng của ngành công nghiệp công nghệ số, trong đó chú trọng cơ chế thu hút nhân lực công nghệ số chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực công nghệ số chuyên nghiệp; khuyến khích, mở rộng các mô hình đào tạo mới.

Đề nghị có chính sách ưu đãi vượt trội cho công nghiệp bán dẫn

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cho hay, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, căn cứ trên tình hình thực tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất bổ sung nội dung về tài sản số, AI và điều chỉnh nội dung “vi mạch bán dẫn” thành “bán dẫn”.

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy

Công nghiệp bán dẫn là một phân ngành quan trọng của công nghiệp công nghệ số, tương đối hoàn chỉnh mang tính vật lý cao, có quy mô đủ lớn. Dự thảo Luật quy định Chương “Công nghiệp bán dẫn” thay cho “vi mạch bán dẫn” nhằm bảo đảm tính bao quát, tổng thể, đầy đủ các công đoạn của hoạt động công nghiệp bán dẫn, phù hợp với mục tiêu, đối tượng quản lý và đồng bộ với Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn. Dự thảo giao Chính phủ xây dựng chiến lược, cơ chế chính sách riêng để phát triển trong từng thời kỳ.

Trong khi đó, trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong các công nghệ số cốt lõi nhất. Luật đưa ra định nghĩa, các nguyên tắc quản lý và phát triển, giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.

Luật dự thảo nguyên tắc quản lý và phát triển AI. AI phục vụ sự thịnh vượng và hạnh phúc con người phải đảm bảo minh bạch và giải thích được, có trách nhiệm giải trình, công bằng và không phân biệt đối xử, tôn trọng các giá trị đạo đức và giúp con người, bảo vệ quyền riêng tư, tiếp cận bao trùm, an ninh và bảo mật, kiểm soát được, quản lý dựa trên rủi ro, đổi mới có trách nhiệm và khuyến khích hợp tác quốc tế.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy nêu rõ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số. Hồ sơ dự án Luật cơ bản đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cơ bản đã thể chế hóa và phù hợp với đường lối, chủ trương, của Đảng và chính sách của Nhà nước; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp trong hệ thống pháp luật, tương thích với với điều ước quốc tế có liên quan.

Về chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số, để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ công nghiệp công nghệ số thì cần có chính sách rõ ràng, khả thi, đủ mạnh, tập trung vào những yếu tố cốt lõi để phát triển một ngành công nghiệp như nghiên cứu triển khai (R&D), hạ tầng, tài chính, nhân lực, thị trường, tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Vì vậy, đề nghị nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh, cụ thể hóa trong Luật một số chính sách như hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; ưu đãi về đất đai, thuế, tài chính, đầu tư; sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp công nghệ số nội địa; hỗ trợ doanh nghiệp chủ động triển khai kinh doanh ngành nghề mới, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp khởi nghiệp, liên kết phát triển hệ sinh thái.

Về nguồn tài chính cho phát triển công nghiệp công nghệ số, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chính sách tài chính đồng bộ và mạnh mẽ hơn để phát triển công nghiệp công nghệ số, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh; thúc đẩy để các sản phẩm công nghiệp công nghệ số của các doanh nghiệp Việt được đưa vào khai thác, sử dụng tại thị trường trong nước, tiến tới hoàn thiện sản phẩm và xuất khẩu.

Về công nghiệp bán dẫn, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất cần phải có quy định phát triển công nghiệp bán dẫn trong Luật Công nghiệp công nghệ số. Đồng thời, đề nghị nghiên cứu, có chính sách ưu đãi vượt trội, khả thi; xem xét bổ sung một số quy định về chính sách ưu đãi đối với chuyên gia, nhà khoa học; quy định về bảo đảm cung cấp cơ sở hạ tầng nhất là điện sạch, nước sạch; nghiên cứu bổ sung quy định kích cầu, phát triển thị trường trong nước đối với sản phẩm bán dẫn do doanh nghiệp nội địa sản xuất; quy định rõ hơn trách nhiệm của nhà đầu tư nước ngoài trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cao, chuyển giao công nghệ, máy móc, thiết bị… cho phù hợp.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục

Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục

Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất.
Thống nhất quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Thống nhất quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) theo hướng Cơ quan chủ trì thẩm tra đề xuất.
Mặt hàng phân bón và máy nông nghiệp chính thức chịu thuế VAT 5%

Mặt hàng phân bón và máy nông nghiệp chính thức chịu thuế VAT 5%

Với tỷ lệ 84,97% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Như vậy phân bón và máy nông nghiệp sẽ bị áp thuế VAT 5%.
Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Đây là nhận định nêu tại hội thảo tham vấn báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia 2030 vì sự phát triển bền vững.
Doanh nghiệp Việt Nam, Đan Mạch cùng tạo nên những thương hiệu quốc tế chung

Doanh nghiệp Việt Nam, Đan Mạch cùng tạo nên những thương hiệu quốc tế chung

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại cuộc làm việc với tập đoàn, doanh nghiệp lớn Đan Mạch chiều 25/11 (giờ địa phương), tại Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao

Chiều 26/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, với đa số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Công chứng (sửa đổi).
Bộ trưởng Công an lý giải nguyên nhân nhiều người vi phạm giao thông

Bộ trưởng Công an lý giải nguyên nhân nhiều người vi phạm giao thông

Theo Bộ trưởng Lương Tam Quang, do khung xử phạt còn thấp, một số người dân cố tình vi phạm và chấp nhận bị xử phạt, nhất là trong vi phạm giao thông.
Từ việc kênh Youtube Quang Linh Vlog bị chiếm đoạt, đại biểu Quốc hội lo ngại xu hướng tội phạm mạng

Từ việc kênh Youtube Quang Linh Vlog bị chiếm đoạt, đại biểu Quốc hội lo ngại xu hướng tội phạm mạng

Thảo luận tại hội trường vào sáng 26/11, đại biểu Quốc hội lo ngại xu hướng tội phạm mạng gia tăng qua vụ việc kênh Youtube Quang Linh Vlog bị chiếm đoạt.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình họp với 3 bộ, 8 địa phương về cải cách thủ tục hành chính

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình họp với 3 bộ, 8 địa phương về cải cách thủ tục hành chính

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu cải cách thủ tục hành chính phải tập trung chủ yếu ở 2 khâu lớn, với mục tiêu phục vụ đắc lực, hiệu quả...
60% khiếu nại liên quan đến đất đai đến từ người dân vùng nông thôn, miền núi

60% khiếu nại liên quan đến đất đai đến từ người dân vùng nông thôn, miền núi

Về giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, đại biểu cho hay trong số 60% khiếu nại liên quan đến đất đai thì tỷ lệ tiếp dân trực tiếp chỉ đạt 35%.
Hoạt động của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang tại Campuchia

Hoạt động của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang tại Campuchia

Ngày 26/11, tại Campuchia, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang tới chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.
Khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai có chiều hướng gia tăng

Khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai có chiều hướng gia tăng

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, tình hình khiếu kiện hành chính, nhất là trong lĩnh vực đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương.
Sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực

Sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực

Theo Tổng Thanh tra Chính phủ, thời gian tới sẽ đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, kiểm toán tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo tập đoàn C.I.P (của Đan Mạch), tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới.
Tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng cao

Tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng cao

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về công tác phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật cho thấy năm 2024, tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%.
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 120/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2024 tình hình tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, công nghệ cao, tham nhũng, kinh tế, buôn lậu... tiếp tục diễn biến phức tạp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 nhóm tăng cường hợp tác với Bulgaria

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 nhóm tăng cường hợp tác với Bulgaria

Chiều ngày 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, trong đó nêu ra 6 nhóm biện pháp cần tăng cường hợp tác...
Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam-Lào-Campuchia: Biểu tượng đoàn kết khu vực

Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam-Lào-Campuchia: Biểu tượng đoàn kết khu vực

Chiều ngày 25/11, tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia), cuộc gặp thường niên giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đã diễn ra.
Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm trường mầm non Việt-Bun

Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm trường mầm non Việt-Bun

Chiều 25/11, Phu nhân Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã đến thăm Trường Mầm non Việt - Bun.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã tới tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, chiều 25/11.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Chiều 25/11, Giáo sư, Tiến sỹ, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ vừa ký công điện ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 'nóng' về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký công văn chỉ đạo về việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động