Thứ hai 23/12/2024 18:11

Đà Nẵng triển khai ứng dụng giám sát hành trình xe cấp cứu

Ứng dụng quản lý, giám sát hành trình xe cấp cứu giúp người dân đặt và theo dõi hành trình xe cấp cứu, thời gian xe đến…để chủ động trong tình huống khẩn cấp.

Sáng 21/9, Sở Thông tin & Truyền thông thành phố Đà Nẵng cho biết, đơn vị đang phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Cấp cứu thành phố Đà Nẵng triển khai Ứng dụng quản lý, giám sát hành trình xe cứu thương tại thành phố Đà Nẵng.

Ứng dụng gồm app trên điện thoại di động (DanaMap/Hanhtrinhso hoặc Danang Smart City) để phục vụ người dân, lái xe 115, kíp cấp cứu và phiên bản web, bản đồ trên màn hình để phục vụ điều hành, quản lý của Trung tâm Cấp cứu và Sở Y tế.

Thành phố Đà Nẵng triển khai ứng dụng quản lý giám sát hành trình xe cấp cứu

Ứng dụng giúp người dân, du khách có thể đặt yêu cầu; theo dõi được hành trình xe cấp cứu, thời gian dự kiến xe đến, … để chủ động trong xử lý tình huống khẩn cấp; giúp các cơ quan, đơn vị quản lý có thể theo dõi và quản lý từng nhiệm vụ, lộ trình di chuyển của xe cứu thương nhằm nâng cao chất lượng quản lý, điều hành chuyên môn chính xác hơn, thông minh hơn.

Theo đó, trong trường hợp cần gọi xe cấp cứu 115, người dân hoặc du khách sử dụng ứng dụng trên điện thoại để yêu cầu về cấp cứu trên ứng dụng với vị trí GPS chính xác, qua đó giúp các xe cấ cứu dễ dàng định vị và đến đúng vị trí yêu cầu với thời gian nhanh nhất.

Trường hợp người dân không sử dụng điện thoại thông minh, ngay sau khi gọi cấp cứu bằng điện thoại thông thường, sẽ nhận được 01 tin nhắn SMS có chứa đường dẫn để mở bản đồ theo dõi vị trí, hành trình di chuyển của xe cứu thương

Đặc biệt, người dân có thể xem được xe 115 đã khởi hành hay chưa, hành trình đi, đoạn đường và khoảng thời gian đến chỗ mình để chủ động trong thời gian chờ cấp cứu.

Thông qua ứng dụng, người dân cũng dễ dàng định vị được các vị trí bệnh viện, trạm xá gần nhất, gửi đánh giá về chất lượng dịch vụ tại các bệnh viện, trạm xá.

Ứng dụng cũng cho phép người dân góp ý và nhận phản hồi về các xe cấp cứu và Kíp cấp cứu ngay trên ứng dụng di động. Từ đó Trung tâm Cấp cứu thành phố Đà Nằng có thể cải thiện và nâng cao chất lượng vận hành của hệ thống xe cấp cứu cũng như cung cấp dịch vụ y tế công tốt hơn cho người dân.

Đối với cơ quan quản lý (Trung tâm Cấp cứu, Sở Y tế), ứng dụng sẽ giúp cho việc điều xe cấp cứu phù hợp, nhanh chóng nhất; tiếp nhận thông tin cơ bản của bệnh nhân ngay lập tức (thông tin các nhân, tình trạng người bệnh, địa chỉ cụ thể); dễ dàng theo dõi lộ trình, vận tốc di chuyển của xe và xử lý khi có sự cố xảy ra.

Ngoài ra, hồ sơ bệnh nhân từng yêu cầu cấp cứu sẽ được lưu lại, tương lai khi bệnh nhân tiếp tục được cấp cứu thì tổng đài viên cũng như kíp cấp cứu sẽ nhanh chóng nắm bắt được thông tin của bệnh nhân, qua đó có các phương án cấp cứu phù hợp nhất dành cho người bệnh.

Theo Sở Thông tin & Truyền thông thành phố Đà Nẵng, qua hơn 1 tháng triển khai thí điểm, đến nay, đã có gần 2.500 lượt xe cấp cứu 115 được điều hành, quản lý trên ứng dụng.

Được biết, sắp tới, thành phố Đà Nẵng sẽ tiếp tục triển khai hệ thống ứng dụng quản lý giám sát hành trình xe cứu hỏa để khi nhận được tin báo vụ cháy, Ứng dụng sẽ lập tức cung cấp vị trí cụ thể cũng như các thông tin cần thiết về điểm cháy trên bản đồ, giúp công tác điều phối xe chữa cháy được nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, thành phố cũng sẽ triển khai ứng dụng quản lý hành trình đối với xe rác để giúp nâng cao dịch vụ thu gom rác thải đô thị.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ