Thứ bảy 28/12/2024 15:05

Đà Nẵng: Tập trung đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

TP. Đà Nẵng đặt mục tiêu GRDP năm 2024 tăng trưởng 8 – 8,5%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 14,5% trong GRDP; bán lẻ hàng hóa tăng 8 – 9%.

Chiều 14/12, tại Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân TP. Đà Nẵng khóa X đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2024.

Theo đó, TP. Đà Nẵng chọn chủ đề năm 2024 là năm “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tiếp tục khơi thông các nguồn lực đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội”.

47/47 đại biểu HĐND TP. Đà Nẵng có mặt tại kỳ họp chiều 14/12 tán thành và thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng năm 2024

Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng năm 2024 được 47/47 đại biểu HĐND có mặt tại kỳ họp thông qua với chỉ tiêu tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP) năm 2024 tăng 8 – 8,5% so với năm 2023.

Cụ thể, giá trị gia tăng khu vực dịch vụ ước tăng 8,5 – 9%; công nghiệp – xây dựng tăng 6 – 6,5%; nông, lâm nghiệp – thủy sản tăng 2 – 2,5%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 14,5% trong GRDP. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt và vượt dự toán Trung ương giao; tổng vốn đầu tư phát triển tăng 6 – 7%; tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi là 3,2%.

Để thực hiện mục tiêu này, thành phố sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp phục hồi, tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Trong đó, đối với ngành Công Thương, ở lĩnh vực thương mại – dịch vụ sẽ tiếp tục ban hành, triển khai các cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ logistics; chính sách hỗ trợ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố; chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, phát triển ngoại thương; chuẩn bị đầu tư xây dựng chợ Cồn, chợ đầu mối Hòa Phước. Mục tiêu, tổng mức bán lẻ hàng hóa dự kiến tăng 8 – 9% so với năm 2023; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 5 – 6% (riêng kim ngạch xuất khẩu phần mềm tăng 9 – 10%), nhập khẩu hàng hóa tăng 2 – 3%.

Về công nghiệp, phân tích, triển khai các giải pháp khắc phục các yếu tổ ảnh hưởng đến các ngành sản xuất thuộc phân ngành chế biến, chế tạo, đặc biệt là các ngành có mức giảm năm 2023. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi phát triển sản xuất thông qua các giải pháp về ổn định thị trường tài chính, tiền tệ; hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm và thị trường cung cấp nguyên, vật liệu cho các ngành chế biến, chế tạo, khuyến khích tìm kiếm nguồn cung trong nước để đa dạng hóa nguồn cung. Phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2024 tăng 3% so với năm 2023. Đẩy nhanh các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, triển khai xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp: Hòa Cầm giai đoạn 2, Hòa Ninh; đưa cụm công nghiệp Cẩm Lệ đi vào hoạt động; thực hiện các thủ tục để thành lập cụm công nghiệp Hòa Liên; bố trí, sắp xếp các cơ sở sản xuất trong các khu dân cư vào ổn định sản xuất trong cụm công nghiệp.

Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng cho rằng để đạt được mục tiêu GRDP năm 2024 tăng 8 - 8,5% cần nỗ lực rất lớn, trong đó, tập trung đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo để trở thành một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng – ông Lương Nguyễn Minh Triết, việc thông qua Nghị quyết về kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2024 với mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 8 – 8,5% là quyết tâm của thành phố, nhưng trong điều kiện tình hình vẫn còn nhiều khó khăn thách thức đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn.

Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng đề nghị UBND thành phố cần rà cần rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; tập trung đầu tư, phát triển sản xuất các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo để trở thành một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tích cực nghiên cứu, đề xuất, phối hợp hiệu quả với các Bộ, ngành Trung ương sớm trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội theo hướng cho thành phố được áp dụng chính thức mô hình chính quyền đô thị và bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù mới, mạnh mẽ hơn, có tính đột phá hơn, phù hợp với thực tiễn; rà soát tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực đất đai; khẩn trương nghiên cứu xây dựng và đề xuất những cơ chế, chính sách, chiến lược về phát triển ngành công nghiệp vi mạch, bán dẫn trở thành lĩnh vực ưu tiên đầu tư, tạo động lực mới tăng trưởng mới cho nền kinh tế thành phố trong tương lai.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp chế biến

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức Hội nghị công chức viên chức

Nhiều hạn chế trong việc phát triển sản phẩm OCOP Quảng Bình

Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán