Thứ ba 29/04/2025 04:27

Đà Nẵng: Cô gái đưa xơ mướp xuất ngoại, thu tiền tỷ mỗi năm

Chị Võ Thị Ngọc Thư (TP. Đà Nẵng) biến xơ mướp từ không giá trị trở thành sản phẩm được ''săn đón'' và mang về nguồn thu tiền tỉ mỗi năm.

Biến nguyên liệu vô giá trị thành tiền

Từng là giảng viên với mức lương ổn định, chị Võ Thị Ngọc Thư (sinh năm 1984, trú tại phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng) quyết định chuyển qua khởi nghiệp với xơ mướp, góp phần bảo vệ môi trường.

Từ niềm đam mê sản phẩm xanh, thân thiện môi trường, chị Thư đã kiếm được hàng tỉ đồng nhờ đưa xơ mướp xuất ngoại

Chị Thư cho biết: “Một lần đi siêu thị, tôi vô tình bị thu hút bởi những sản phẩm làm từ xơ mướp. Nhưng giá bán tại đây khá cao, lại còn được nhập từ nước ngoài. Trong khi đó, ở địa phương, xơ mướp và nhiều nguyên liệu thiên nhiên khác lại thường bị bỏ phí. Nhận ra tiềm năng trong việc tạo ra các sản phẩm tự nhiên, thân thiện môi trường, tôi đã nảy ra ý tưởng làm đồ thu công từ xơ mướp”.

Mướp là loài cây dễ trồng, sinh trưởng nhanh và có thể thích ứng với nhiều loại khí hậu khác nhau. Đồng thời đây cũng là nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định. Xơ mướp có đặc tính dai, nhanh khô, không ám mùi, mềm mại và ít gây xước da, rất thích hợp để sản xuất các sản phẩm như miếng rửa chén, bông tắm, đai tắm, túi, dép, đèn,...

Nghĩ là làm, chị Thư liền bắt tay vào tìm hiểu nguyên liệu xơ mướp và khảo sát thị trường. Mặc dù mô hình kinh doanh này đã được triển khai ở một số tỉnh thành Việt Nam, nhưng Đà Nẵng thì chưa có. Năm 2022, chị Thư quyết định dồn vốn đầu tư vào khởi nghiệp, lấy tên dự án là Mộc Xơ.

Chị bắt đầu hợp tác với nông dân tại huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) để trồng khoảng 0,5 ha mướp, với hai vụ mỗi năm. Trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, chị gặp không ít khó khăn do giống mướp không đáp ứng yêu cầu để làm xơ. Để có được sản phẩm đạt chất lượng, chị Thư đã phải mất một số tiền lớn cho các thử nghiệm, tổng chi phí lên đến hơn 200 triệu đồng.

Để xơ mướp đạt tiêu chuẩn, quả mướp cần được thu hoạch sau 3,5 – 4 tháng, với yêu cầu phải to, thẳng, xơ dày, trắng và không bị mốc hay ong chích. Trong thời gian gieo trồng, chị luôn theo dõi, bám sát từng quy trình gieo trồng, đảm bảo cây mướp được tưới tiêu đầy đủ để đạt chất lượng xơ tốt nhất. Trung bình mỗi tháng, các vùng sản xuất cung cấp cho xưởng từ 3000 - 4000 quả mướp để gia công.

Quả mướp sau khi thu hoạch sẽ được đưa về ngâm nước cho mềm để loại bớt nhựa và bóc tách lớp vỏ. Sau đó chuyển sang bể ngâm để loại bỏ phần thịt, rồi mang đi giặt để loại bỏ nhớt và hạt. Tiếp đến phơi khô xơ mướp để tránh ẩm, mốc. Có được nguyên liệu, chị Thư đầu tư các loại máy chuyên dụng như máy may, máy ép, máy cắt xơ mướp để tạo ra sản phẩm.

Mỗi tháng xưởng sản xuất xơ mướp Mộc Xơ xuất hàng ngàn sản phẩm ra thị trường nước ngoài

“Với tiêu chí mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm xanh, an toàn nên trong quá trình sản xuất tôi luôn làm theo phương pháp thủ công, không dùng chất tẩy trắng hoặc ngâm hóa chất” chị Thư khẳng định.

Hiện tại, cơ sở Mộc Xơ của chị Thư có hơn 20 dòng sản phẩm làm từ xơ mướp được chia thành 4 bộ, gồm: bộ sản phẩm nhà bếp, bộ sản phẩm nhà tắm, bộ sản phẩm thời trang và bộ sản phẩm trang trí nhà cửa.

Đưa xơ mướp xuất ngoại

Với nỗ lực không ngừng nghỉ, hiện sản phẩm xơ mướp của công ty chị Thư đã xuất hiện tại một số cửa hàng lưu niệm trên cả nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài đặc biệt là Mỹ, Canada, Úc và một số nước Châu Âu. Trung bình mỗi tháng, cơ sở Mộc Xơ xuất khẩu hơn 5000 sản phẩm, doanh thu đạt hơn 100 triệu/tháng.

Theo chị Thư chia sẻ, thị trường nước ngoài, đặc biệt có tiêu chuẩn cao về môi trường nên rất ưa chuộng sản phẩm từ xơ mướp. Vì thế, chị mạnh dạn đầu tư để đưa xơ mướp xuất khẩu.

Để đảm bảo được nguồn hàng cung ứng chị Thư đã mở rộng vùng nguyên liệu mướp tại huyện Duy Xuyên, thu mua thêm ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và các tỉnh miền Bắc với tổng diện tích gần 10 ha.

Hiện, cơ sở sản xuất của chị Thư có 7 lao động, chủ yếu là người dân địa phương. Ngoài ra, chị còn hợp đồng với 10 hộ nông dân để trồng mướp lấy xơ và nhận bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh việc hướng đến giá trị kinh tế và tạo việc làm cho người nông dân, điều khiến chị Thư kiên trì với cây mướp chính là ý nghĩa văn hóa sâu sắc của nó, một loài cây đã gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam.

Bên cạnh hướng đến giá trị kinh tế từ xơ mướp, chị Thư còn tạo việc làm cho nhiều người lao động địa phương

Chị Thư luôn tâm niệm rằng mỗi sản phẩm xơ mướp được sử dụng sẽ thay thế một sản phẩm nhựa, từ đó góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, khó phân hủy ra môi trường. Để lan tỏa ý nghĩa bảo vệ môi trường, vào tháng 6 vừa qua, chị đã đưa dự án Xhaơ mướp Mộc Xơ tham gia cuộc thi “Ý tưởng phụ nữ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2024” do Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Thanh Khê tổ chức và xuất sắc giành giải nhất. Đây cũng là cơ hội để sản phẩm Mộc Xơ tiếp cận nhiều hơn với người tiêu dùng Đà Nẵng.

“Trong thời gian tới, tôi dự định mở rộng nhà xưởng và đầu tư thêm máy móc để nâng cao năng suất sản xuất và tập trung phân phối tại các hội chợ OCOP, chợ Hàn, khu lưu niệm, siêu thị, các sàn thương mại điện tử,... để đưa sản phẩm xơ mướp Mộc Xơ tiếp cận rộng rãi hơn với thị trường Đà Nẵng” chị Thư chia sẻ.

Thy Phước
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An: Tiểu thương được 'cầm tay' chỉ cách bán hàng online

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực