Chủ nhật 29/12/2024 03:38

Đạ Chais - Tiềm năng phát triển cà phê hữu cơ vùng đồng bào dân tộc

Đạ Chais là một xã miền núi thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng với vùng dân tộc thiểu số chiếm trên 91%; là vùng đất tiềm năng để phát triển cà phê hữu cơ.

Nằm trong khu vực dãy núi cùng với khí hậu mát mẻ, xã Đạ Chais có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và kinh tế nông nghiệp. Với ưu thế về khí hậu, đất đai, xã Đạ Chais rất thuận lợi cho phát triển cà phê hữu cơ do tập quán sản xuất cà phê chủ yếu dựa vào tự nhiên của đồng bào dân tộcthiểu số nơi đây. Đây cũng chính là lợi thế để phát triển cà phê hữu cơ và tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác.

Hướng dẫn bà con kỹ thuật canh tác cà phê bền vững (Ảnh: C.P)

Nhằm giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để phát triển kinh tế, thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai thực hiện Đề án Phát triển Nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020 – 2025. Đề án hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường, khuyến khích phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt tiêu chuẩn, có chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của khu vực và thế giới.

Để đáp ứng mục tiêu đó, trong Đề án đã và đang thực hiện nội dung cấp chứng nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn toàn tỉnh. Trong năm 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện tư vấn, cấp giấy chứng nhận sản xuất cà phê hữu cơ cho Công ty TNHH Daisy International tại thôn Tupoh, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương.

Sau khi được cấp chứng nhận sản xuất cà phê hữu cơ, các nông hộ được Công ty TNHH Daisy International thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn thị trường 5.000 đồng/kg cà phê quả tươi, thu nhập cao hơn so với ngoài thị trường khoảng 20 triệu đồng/ha. Để tiếp tục duy trì ổn định, công ty tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật sản xuất để đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất cà phê hữu cơ cho các nông hộ tham gia sản xuất. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty là: Các chuỗi nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chuỗi cửa hàng,...

Phát triển các sản phẩm cà phê hòa hợp với dược liệu có sẵn tại địa phương (Ảnh: C.P)

Nhằm khai thác các loại dược liệu sẵn có tại địa phương và nâng cao giá trị cho sản phẩm cà phê, thời gian qua, công ty đã chú trọng phát triển mạnh khâu chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm cà phê arabica, các dòng sản phẩm cà phê đặc sản của vùng như: Cà phê vàng Bourbon, Caturra trái vàng, arabica túi lọc, cà phê đặc sản socola túi lọc, cà phê đặc sản linh chi túi lọc, cà phê đặc sản nhân sâm túi lọc…

Ngoài ra, để sản phẩm cà phê đến tận tay với người tiêu dùng, công ty còn phát triển mảng du lịch canh nông để thu hút du khách đến tìm hiểu về cách thức sản xuất cà phê của bà con nông dân; tham quan khu sản xuất, sơ chế, chế biến các loại sản phẩm cà phê; đồng thời, thưởng thức các loại sản phẩm cà phê đặc sản tại đây.

Đặc biệt, tháng 11/2023, Công ty Cổ phần chứng nhận và kiểm nghiệm FAO đã cấp Chứng nhận 50 ha cà phê arabica tại thôn Tu Poh, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương đạt tiêu chuẩn TCVN 11041 – 2: 2017 phù hợp quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, thời hạn 2 năm. Đây là diện tích trồng cà phê arabica do Công ty TNHH Daisy International liên kết khoảng 60 nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số canh tác theo tiêu chuẩn an toàn, bền vững 4C, UTZ, Rainforest…

Với tổng sản lượng khoảng 350 tấn/năm, mô hình liên kết sản xuất gắn với sơ chế, chế biến các dòng sản phẩm cà phê bột xếp hạng OCOP 4 sao tỉnh Lâm Đồng, tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hiện nay, chuỗi liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến cà phê hữu cơ thương hiệu Chappi Mountains đang phát triển khá hiệu quả tại thôn Tu Poh. Trong đó, gần 60 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã tham gia tổ hợp tác sản xuất cà phê arabica. Mỗi nông hộ trong tổ hợp tác sản xuất từ 0,5 ha đến 5 ha cà phê arabica theo tiêu chuẩn bền vững, bảo vệ cảnh quan môi trường rừng.

Các dòng sản phẩm cà phê Chappi Mountains của Công ty TNHH Daisy International đã có mặt trên hệ thống siêu thị GO! của Việt Nam, Thái Lan và các nước châu Âu. Để sánh vai với các dòng sản phẩm cà phê đã hiện diện nhiều năm tại siêu thị GO!, Công ty TNHH Daisy International đã chứng minh chất lượng sản phẩm cà phê đặc sản Chappi Mountains của buôn làng Đạ Chais được tạo ra theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến sơ chế, chế biến đạt tiêu chuẩn an toàn toàn cầu. Đó là vùng nguyên liệu các loại cà phê arabica chứng nhận sản xuất bền vững UTZ, Rain Forest, 4C...

Đặc biệt, các dòng sản phẩm cà phê chế biến Chappi Mountains đã đạt OCOP 4 sao, chứng nhận Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu miền Trung - Tây Nguyên, chứng nhận chất lượng cà phê đặc sản của Hiệp hội Cà phê đặc sản của Hoa Kỳ; chứng nhận tiêu chuẩn an toàn quốc tế Halal; chứng nhận ISO 22000 2018...

Qua hơn 5 năm xây dựng chuỗi liên kết sản xuất cà phê bền vững gắn với chế biến và tiêu thụ, sản phẩm cà phê đặc sản Chappi Mountains đã xây dựng được thương hiệu và chiếm lĩnh thị phần tại một số siêu thị trong và ngoài nước. Đây là cơ sở để đồng bào dân tộc thiểu số xã Đạ Chais tiếp tục phát triển diện tích cà phê sạch; áp dụng kỹ thuật mới để chăm sóc, tái canh diện tích theo quy hoạch; đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến cà phê đặc sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Hồng Liên
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu