Thứ năm 21/11/2024 23:36
Amiăng trắng và các bệnh liên quan:

​​​​​​​Cùng lên tiếng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Mới đây, tại Cao Bằng, Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển Cộng đồng - IRECO (đại diện cho nhóm Hành động vì Công lý, Môi trường và Sức khỏe) phối hợp cùng Ủy Ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao nhận thức về tác hại của amiăng trắng và các bệnh liên quan đến amiăng”. Đông đảo đồng bào là trưởng xóm, người có uy tín của 4 huyện miền núi của Cao Bằng đã tham dự hội thảo.

95% tấm lợp có chứa amiăng sử dụng tại vùng DTTS

Chia sẻ tại hội thảo, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Vân Trình - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật An toàn vệ sinh lao động Việt Nam – một lần nữa khẳng định: Mặc dù amiăng có nhiều công dụng, nhưng nghiên cứu độc lập của các nhà khoa học tại Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Thụy Điển, Canada, Đan Mạch và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chứng minh: Amiăng, kể cả amiăng trắng, là một trong những chất gây ung thư nghề nghiệp, là nguyên nhân gây ra ung thư phổi, ung thư trung biểu mô, bệnh bụi phổi amiăng, ung thư vòm họng và ung thư buồng trứng. Thế giới mỗi năm có trên 107.000 người chết vì các bệnh ung thư có liên quan đến amiăng.

Tại Việt Nam, từ những năm 1960, amiăng đã được sử dụng để sản xuất tấm lợp, phân lân nung chảy, các loại má phanh, vật liệu cách nhiệt. Trong đó, trên 90% amiăng nhập khẩu về được sử dụng để sản xuất tấm lợp (thường được gọi là tấm lợp fibro xi măng). Đáng lưu ý là, hiện có khoảng 95% tấm lợp có chứa amiăng đang được sử dụng tại vùng DTTS và miền núi.

Tấm lợp fibro xi măng hiện vẫn sử dụng nhiều ở vùng cao

Chấm dứt sản xuất tấm lợp amiăng từ năm 2023

Trước những hậu quả về sức khỏe, tính mạng do amiăng gây ra cho con người, đến tháng 7/2017, đã có 64 nước cấm sử dụng amiăng toàn bộ hoặc một phần, 56 nước đã cấm hoàn toàn amiăng trong sản xuất và sử dụng. Với Việt Nam, ông Đặng Đình Bách – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển bền vững khẳng định: Đã có đủ những căn cứ pháp lý để cấm sử dụng amiăng, bao gồm các văn bản của Chính phủ và văn bản của các bộ, ngành có liên quan. Cụ thể như, gần đây nhất, ngày 1/1/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu chỉ đạo về lộ trình sử dụng amiăng tại Việt Nam, đồng thời giao cho Bộ Xây dựng “Xây dựng lộ trình dừng sử dụng amiăng trắng để chấm dứt sản xuất tấm lợp amiăng từ năm 2023” (Nghị quyết số 01/NQ-CP).

Tuyên truyền dừng sử dụng amiăng

Trong lúc lộ trình dừng sử dụng amiăng đang trong quá trình được thúc đẩy, ngày 5/7/2018, Ủy ban Dân tộc đã ban hành Kế hoạch số 744/KH-UBDT về tuyên truyền, vận động công chức làm công tác dân tộc các cấp và đồng bào DTTS dừng sử dụng amiăng trắng. Theo đó, nhiều chương trình hội thảo nâng cao nhận thức về tác hại của amiăng trắng và các bệnh liên quan đến amiăng đã được tổ chức tại Lạng Sơn, Sơn La, Cao Bằng… Không chỉ cung cấp thông tin về tác hại, các giải pháp thay thế, tình hình vận động ngừng sử dụng amiăng trắng ở Việt Nam và trên thế giới; hội thảo còn hướng bà con tới việc tìm hiểu các tấm lợp thay thế để giảm thiểu tác hại của amiăng trắng; khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp, mạnh thường quân tham gia hỗ trợ, ủng hộ bà con DTTS có điều kiện tốt hơn để tiếp cận, sử dụng các vật liệu thay thế này.

Với địa phương có 94% là đồng bào DTTS, có số lượng hộ sử dụng tấm lợp fibro xi măng khá lớn như tỉnh Cao Bằng, ông Hoàng Lê Kỷ - Phó trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Bên cạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào về tác hại của tấm lợp fibro xi măng có chứa amiăng, cần có chính sách hỗ trợ đồng bào thay thế và chính sách hỗ trợ tiêu hủy các tấm lợp fibro xi măng đã và đang sử dụng tại các hộ dân. Song song với đó, trước khi thời điểm cấm sản xuất tấm lợp có chứa amiăng chính thức có hiệu lực; cần có những lưu ý, cảnh báo rõ ràng với những sản phẩm có chứa amiăng để đồng bào có sự cân nhắc tốt nhất trước khi lựa chọn.

P.V

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống