Thứ hai 23/12/2024 04:18

Cùng hành trình đi tới mục tiêu Net Zero 2050 của Việt Nam

Hành trình đi tới Net Zero 2050 đặt ra nhiều thách thức cho quốc gia đang phát triển như Việt Nam, song chúng ta hoàn toàn có thể biến thách thức thành cơ hội.

Nỗ lực giữa châu Âu và Việt Nam

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 chính thức khép lại những ngày cuối tháng 10/2024 song đã để lại ấn tượng mạnh mẽ về quyết tâm thực hiện cam kết đồng hành của EuroCham trong tiến trình tiên phong của Việt Nam hướng tới phát triển bền vững khu vực.

Trong “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024” (GEFE) vừa chính thức ra mắt, đã cho thấy sự nỗ lực đồng hành của EuroCham thông qua các dự án thành công tại Việt Nam như nhà máy bia Hà Lan đạt mức gần như không chất thải, hay sáng kiến canh tác cà phê bền vững của Nestle, các dự án lọc nước của Hungary, nhà máy hoàn toàn sử dụng năng lượng tái tạo của Lego… Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 cũng là nền tảng để các công ty châu Âu và Việt Nam tiếp tục hợp tác, nhấn mạnh vai trò then chốt của tăng trưởng xanh trong quỹ đạo phát triển của Việt Nam.

Cán bộ của Nestlé Việt Nam chia sẻ kỹ thuật canh tác cà phê bền vững với người nông dân. Ảnh: Nestlé Việt Nam cung cấp

Cùng chia sẻ về vấn đề này, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu ông Margaritis Schinas nhấn mạnh vai trò của Việt Nam như một đối tác quan trọng và điểm tựa ổn định trong khu vực khi ghi nhận mức tăng trưởng 40% trong thương mại song phương 4 năm qua.

Đề cập đến vấn đề biến đổi khí hậu và nêu bật các thảm họa thiên nhiên gần đây trên toàn cầu và tại Việt Nam, ông Margaritis Schinas nhấn mạnh tính cấp thiết của hành động hợp tác trong 3 lĩnh vực quan trọng: Kinh tế tuần hoàn (đặc biệt trong dệt may), bảo vệ và phục hồi thiên nhiên và ngăn chặn nạn phá rừng; đồng thời tái khẳng định cam kết của EU trong việc hỗ trợ chuyển đổi xanh của Việt Nam thông qua chiến lược Global Gateway (Cửa ngõ toàn cầu) và quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Việt Nam tiếp tục cam kết phát triển kinh tế xanh, với quan điểm không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để đuổi theo tăng trưởng đơn thuần. Để hỗ trợ tầm nhìn này, Việt Nam đã triển khai nhiều sáng kiến quan trọng, bao gồm việc ban hành chính sách ứng phó với khí hậu, quy hoạch điện VIII, chiến lược phát triển năng lượng tái tạo và hoàn thiện khung pháp lý về tài nguyên môi trường. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ triển khai thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon vào 2025 và đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Đối tác tăng trưởng xanh vào tháng 4/2025.

Nhấn mạnh trong “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024”, ông Bruno Jaspaert - Chủ tịch EuroCham Việt Nam - cho rằng: Châu Âu và Việt Nam đang ở vị thế lý tưởng để dẫn đầu trong công cuộc tăng trưởng xanh của khu vực và báo cáo này phản ánh rõ ràng tham vọng chung ấy.

Những đối thoại và khuyến nghị trong báo cáo không chỉ là ý tưởng mà còn là các bước đi thực tiễn, sẵn sàng tạo ra tác động bền vững – những tác động cần chúng ta phải hành động ngay bây giờ. GEFE đã cho thấy hành trình đến Net Zero không phải là một mục tiêu xa vời mà là một nhiệm vụ cần sự cam kết, phối hợp chặt chẽ và nỗ lực không ngừng, bắt đầu ngay từ hôm nay.

Cần sự chung tay từ mọi phía

Theo các chuyên gia, tầm nhìn về một tương lai bền vững đòi hỏi sự chung tay từ mọi phía: Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng đều cần phải đồng lòng.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Lê Hoàng Minh – Giám đốc Điều hành sản xuất, Tập đoàn Vinamilk nhấn mạnh cam kết dài hạn của công ty đối với trách nhiệm bảo vệ môi trường kể từ năm 2012. Các trụ cột chính trong chiến lược của Vinamilk bao gồm sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững, tăng cường năng lượng tái tạo (hiện đạt 87% trong sản xuất), phát triển bao bì phát thải thấp, logistics thân thiện môi trường và nỗ lực cải thiện khả năng lưu trữ carbon.

Ông Minh nhấn mạnh, hai nhà máy và một trang trại của Vinamilk đã đạt được mức trung hòa carbon, công ty đang tích cực hướng tới mục tiêu Net Zero 2050. Với các mục tiêu giảm 15% phát thải vào năm 2027 và 55% vào năm 2035, Vinamilk hiện là doanh nghiệp dẫn đầu thúc đẩy thay đổi bền vững trong ngành sữa.

Cũng như Vinamilk, mục tiêu của L’Oréal là bảo tồn hệ sinh thái và giảm phát thải CO2. Trong thập kỷ qua, thương hiệu mỹ phẩm này đã thực hiện các dự án bảo tồn như tái trồng rừng 10 ha rừng ngập mặn ở Cần Giờ; trao quyền cho phụ nữ thông qua sáng kiến “L'Oréal vì tương Lai”; hỗ trợ hơn 15.000 phụ nữ, đặc biệt những người có hoàn cảnh dễ bị tổn thương thông qua các dự án giúp phụ nữ xóa đói giảm nghèo, tái hòa nhập xã hội và ngăn chặn bạo lực…

Bà Nguyễn Ngọc Tuyết Trinh – Phó Tổng Giám đốc Truyền thông, Đối ngoại và Phát triển bền vững L’Oréal Việt Nam - chia sẻ: Để thực hiện mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái và giảm phát thải CO2, L’Oréal Việt Nam đã triển khai các dự án kinh tế tuần hoàn. Theo đó, quỹ đầu tư các dự án được phân bổ cho đẩy mạnh việc quản lý chất thải, tái chế và giảm nhựa. Các quỹ này được dùng cho những tình huống ứng dụng từ dự án tập trung vào mô hình kinh tế tuần hoàn, chẳng hạn như dự án giảm nhựa hoặc cải thiện hệ thống tái chế chất thải.

Đối với thực hành bền vững, L’Oréal Việt Nam đang hợp tác với các nền tảng thương mại điện tử lớn của Việt Nam để thúc đẩy hoạt động logistics phát thải carbon thấp, thân thiện với môi trường; đồng thời cũng cam kết đạt được mức phát thải carbon bằng 0 trong hoạt động logistics và vận hành doanh nghiệp tại Việt Nam.

Vinamilk, L’Oréal Việt Nam chỉ là 2 trong nhiều doanh đang nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động thân thiện môi trường, nhằm đồng hành cùng cam kết Net Zero 2050 của Việt Nam, tuy nhiên trên hành trình hướng tới đó họ còn gặp không ít khó khăn trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn xanh mà EU đã đặt ra, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bà Trần Thu Hằng - Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển Bền vững (Bộ Công Thương) - nêu vấn đề: Một trong những ưu tiên của Bộ Công Thương là hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc chuẩn bị các báo cáo bền vững và áp dụng mô hình kinh doanh bền vững.

Bộ Công Thương đã triển khai nhiều sáng kiến để hỗ trợ sản xuất bền vững, bao gồm quy định thiết kế sinh thái nhằm thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm xanh. Tuy nhiên, việc đáp ứng các tiêu chuẩn này vẫn còn là thách thức đối với nhiều công ty, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ. Một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã thực hiện công bố các tiêu chí ESG (bộ tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) cho thấy những lợi ích từ việc này, song nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn vì thiếu sự hỗ trợ và năng lực cần thiết.

Chính vì vậy, nhiều khuyến nghị đưa ra: Cần đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ quan Chính phủ, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp tư nhân để huy động nguồn lực, chia sẻ kiến thức và triển khai các hoạt động bền vững một cách hiệu quả.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ nên thực hiện những bước nhỏ ban đầu hướng tới sự bền vững. Mặc dù các quy định và yêu cầu liên quan đến bền vững có thể gây khó khăn nhưng doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng cách thực hành bền vững đơn giản. Những bước khởi đầu này giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong chuyển đổi và thích nghi với các khuôn khổ bền vững phức tạp hơn ở tương lai.

Nhấn mạnh một lần nữa về quyết tâm thực hiện cam kết Net Zero 2050 của Việt Nam, Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 nêu bật: “Việt Nam đang tích cực hướng tới mục tiêu phát thải carbon ròng bằng 0, mặc dù tốc độ đôi khi chậm, đặc biệt là đối với các luật và quy định mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn hơn từ châu Âu. Tuy nhiên, Việt Nam rõ ràng có thiện chí trong việc tuân thủ các quy định của EU. EuroCham Việt Nam thường xuyên liên lạc với chính quyền ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh, hỗ trợ tăng cường năng lực cho các công ty và SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) trong nước, hợp tác với các hiệp hội trong nước như VCCI để thúc đẩy những sáng kiến này”…

Báo cáo "Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024" được mang đến Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP 29), diễn ra tại Baku, Azerbaijan từ ngày 11-22/11/2024. Đây là minh chứng cho sức mạnh của sự hợp tác, khẳng định cam kết đồng hành của EuroCham trong tiến trình tiên phong của Việt Nam hướng tới phát triển bền vững khu vực, rằng chúng ta hoàn toàn có thể biến thách thức thành cơ hội.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ