Thứ năm 24/04/2025 10:25

'Chúng tôi mong sông Tô Lịch sẽ trở lại trong xanh, cá trắng tung tăng bơi dưới nước'

PGS.TS Bùi Thị An chia sẻ, việc Thành phố Hà Nội chọn làm sạch sông Tô Lịch được nhân dân rất quan tâm và cũng là mong ước của nhiều người.

Tại Diễn đàn phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững, PGS.TS Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội, Ủy viên, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội khoá XIII cho biết, thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Thành phố Hà Nội. Tại nhiều toạ đàm, hội thảo, lãnh đạo Thành phố Hà Nội, trong đó có Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải luôn dành thời gian để lắng nghe các ý kiến của nhà khoa học, chuyên gia góp ý cho công tác đảm bảo vệ môi trường tại Thủ đô. Đây là điều đáng mừng...

Chia sẻ thêm tại diễn đàn, PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững là vấn đề xu hướng của thời đại. Đây cũng là chủ đề rất hay, rất nóng đang nhận được sự quan tâm của các chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân. Đặc biệt khi Luật Thủ đô 2024 đã được thông qua.

Khi đề cập đến phát triển /chu-de/do-thi-xanh.topic là vấn đề rất rộng lớn gồm có rác thải, giao thông vận tải, năng lượng... Nói đến phát triển kinh tế xanh cũng bao hàm nhiều lĩnh vực như nông nghiệp xanh, công nghiệp xanh, giao thông xanh, năng lượng xanh, tiêu dùng xanh, quản trị xanh…

PGS.TS Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội, Ủy viên, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội khoá XIII

Vì vậy, PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, Hà Nội cần chọn các vấn đề nóng, ưu tiên thực hiện trước, không dàn trải để tập trung nhân lực, nguồn lực giải quyết từng vấn đề. Trong đó, câu chuyện làm sạch sông Tô Lịch mà Thành phố Hà Nội đã và đang lựa chọn, thực hiện trong thời gian qua là một việc làm rất tốt.

Mọi người vẫn thường nói Hà Nội là trái tim của cả nước và trái tim đó phải khỏe, trái tim đó phải mạnh mẽ. Vậy làm thế nào để trái tim khỏe, trái tim mạnh mẽ là việc làm chúng ta phải bàn đến. Có bao nhiêu vấn đề như vậy, lãnh đạo Thành phố Hà Nội chọn vấn đề gì giải quyết trước?

“Vừa rồi, Hà Nội chọn vấn đề làm sạch sông Tô Lịch là việc làm rất thiết thực, được người dân mong đợi. Sông Tô Lịch là giấc mơ, ký ức của chúng tôi những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Sông Tô Lịch như “mạch máu”, nó mang giá trị văn hóa, rất linh thiêng. Nếu làm sạch được sông Tô Lịch, thì người dân Thủ đô sẽ “tạc tượng” các đồng chí lãnh đạo Thành phố Hà Nội. Chúng tôi cũng mong rằng, sông Tô Lịch sẽ trở lại trong xanh, cá trắng chứ không phải cá đen tung tăng bơi dưới nước”, PGS.TS Bùi Thị An bày tỏ.

Làm sạch sông Tô Lịch là mong ước của người dân Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hưởng

Cũng theo PGS.TS Bùi Thị An, để cải tạo, làm sạch sông Tô Lịch, UBND Thành phố Hà Nội cần minh bạch phương án, kinh phí, đơn vị thực hiện… để các nhà khoa học, giới chuyên môn giám sát, phản biện. Đồng thời, làm rõ công tác quản lý, phân cấp quản lý sông Tô Lịch sau tiến hành cải tạo, rõ người, rõ trách nhiệm, rõ phương án… để tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

“Sông Tô Lịch không của riêng ai, nó là của chung nhân dân Thủ đô, gắn liền với cả quá trình phát triển của Thủ đô”, PGS.TS Bùi Thị An nhấn mạnh.

Trước đó, PGS.TS Đào Trọng Tứ, Trưởng ban Điều hành mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho biết, sau khi họp bàn, Hà Nội đã “chốt” phương án lấy nước sông Hồng bổ cập cho sông Tô Lịch, thay vì lấy nước ở Hồ Tây như trước đó.

Theo PGS.TS Đào Trọng Tứ, việc đưa nước sông Hồng vào là đúng đắn vì không thể dùng nước Hồ Tây làm sạch sông Tô Lịch, như vậy sẽ làm cạn nước Hồ Tây.

Ông Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội cho biết, về việc làm ống ngầm dẫn nước từ sông Hồng vào Hồ Tây để làm sạch sông Tô Lịch, sở đã tính toán các phương án. Theo đó, phương án tốt nhất hiện nay để tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch là lấy nước từ sông Hồng đưa vào ngõ 464 Âu Cơ, đi ngầm qua đường Âu Cơ.

Trước đó, ngày 1/12, Hà Nội đã đưa vào vận hành gói thầu số 1, Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá với công suất 270.000m³/ngày đêm.

Hiện Hà Nội đã thu gom nước thải ở các cổng xả thải dọc sông Tô Lịch để chuyển về nhà máy xử lý. Sau khi đưa vào vận hành thử nghiệm, dự kiến phát sinh khoảng 200 tấn bùn thải/ngày.

Ngoài ra, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ lập báo cáo dự án xử lý, tái chế bùn thải thoát nước đặt ở huyện Thường Tín. Mục tiêu của dự án trên là để xử lý từ 1.500 tấn, sau đó nâng công suất lên là 3.000 tấn bùn thải/ngày đêm. Bùn thải sau xử lý sẽ được vào tái sử dụng tại các nhà máy làm xi măng, hoặc để trồng cây…

Hải Sơn
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

'Thống nhất đất nước' trong từng khoảnh khắc đời thường

Người dân tất bật chuyển đồ trước ngày dỡ Hàm Cá Mập

Trang sử bằng công nghệ, Báo Nhân Dân công bố đợt truyền thông lớn chưa từng có

Tín dụng chính sách thúc đẩy mô hình nông thôn mới

Thủy điện A Vương đồng hành Quỹ học bổng Vừ A Dính

50 năm thống nhất đất nước và dấu ấn ngành ngoại giao

Chùm ảnh: Tổng hợp luyện diễu binh lần 2 trong không khí hào hùng, trang nghiêm

Thời tiết hôm nay 23/4: Nắng gắt tại nhiều khu vực

Thời tiết biển hôm nay 23/4/2025: Nam Biển Đông có mưa, dông

Hà Nội: Thành lập cụm công nghiệp làng nghề, vốn đầu tư 502 tỷ đồng

Học viện Hải quân đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

Biển người chào đón các chiến sĩ tham gia luyện diễu binh tối 22/4

Xuất hiện 2 xe tăng T-54 trong chương trình 'Hẹn ước Bắc - Nam'

Bộ Tài chính chuẩn bị cho vận hành sàn giao dịch các-bon

Nơi thức tỉnh vẻ đẹp và tâm hồn bắt đầu từ sự thư giãn: Éclat toả sáng từ bên trong

Giải mã lý do người trẻ vẫn chưa muốn mua nhà

Tra cứu 'phạt nguội' tại chỗ: Giải pháp tránh ùn ứ

Hành khách khổ vì delay, Cục Hàng không đề xuất sửa luật, tăng mức bồi thường

Học sinh nông thôn sáng tạo công nghệ phục vụ sản xuất