Thứ hai 25/11/2024 20:39

Cửa khẩu Chi Ma: Không có việc "bảo kê, làm luật" chèn ép doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Công an Lạng Sơn khẳng định, không có nhóm đối tượng nào hoạt động theo kiểu "bảo kê", "làm luật" chèn ép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Chi Ma.

Mới đây, trên báo chí có phản ánh tình trạng, nhiều doanh nghiệp chuyên vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu Chi Ma, tỉnh Lạng Sơn cho biết đang phải khổ sở… "làm luật" với một nhóm đối tượng có dấu hiệu bảo kê thì mới có thể làm ăn.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại họp báo

Qua lời kể của một số chủ hàng, bình thường, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu Chi Ma không phải đóng bất cứ loại phí “ngoài luồng” nào.

Tuy nhiên, gần đây, đã xuất hiện một nhóm đối tượng hoạt động dưới danh nghĩa là chủ bến bãi tập kết hàng đợi thông quan. Nhóm này yêu cầu chủ doanh nghiệp đóng tiền "làm luật" hàng chục triệu đồng/1 chuyến hàng.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương tại buổi họp báo thường kỳ quý II/2023 do UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức ngày 7/7, ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết: về thông tin Báo VTV News đăng tải vụ việc có hiện tượng "làm luật", "bảo kê" để thông quan hàng hóa, tiêu cực tại cửa khẩu Chi Ma, ngay sau khi bài báo được đăng tải, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các ngành và các lực lượng kiểm tra, xác minh các nội dung.

Riêng lực lượng Công an, lãnh đạo Bộ Công an đã yêu cầu Công an tỉnh Lạng Sơn khẩn trương tổ chức xác minh, tham mưu cho tỉnh xử lý (nếu có). Trước hết, phải khẳng định là trước, trong và sau khi bài báo đó đăng tải, hoạt động thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Chi Ma vẫn diễn ra bình thường, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn và các lực lượng chức năng (gồm cả lực lượng Công an) chưa hề nhận được phản ánh nào của người dân, doanh nghiệp phản ánh về sự gây phiền hà, tiêu cực tại cửa khẩu Chi Ma.

“Qua xác minh ban đầu, Công an Lạng Sơn khẳng định không có nhóm đối tượng nào hoạt động theo kiểu bảo kê, chèn ép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, buộc “làm luật” để được thông quan như báo chí đưa tin” - ông Nguyễn Minh Tuấn nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Minh Tuấn cũng thông tin, hàng ngày tại cửa khẩu Chi Ma vẫn có từ 40 - 50 xe hàng hóa nhập khẩu được thông quan theo thủ tục quy định, chưa phát hiện có tiêu cực. Tuy nhiên, chúng tôi xác định có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bến bãi theo chiều hướng bến bãi nào cũng muốn hàng hóa vào bãi của mình nhiều hơn, đố kỵ, nói xấu hạ uy tín của bến bãi khác (tại khu vực cửa khẩu Chi Ma hiện có 8 bãi tập kết hàng hóa, 3 kho ngoại quan).

Công an Lạng Sơn đang chỉ đạo tiếp tục xác minh triệt để và sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm (nếu có) với tinh thần không có vùng cấm, cho dù đó là bất kể tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nào- ông Tuấn nêu.

Ông Vy Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cho biết thêm, ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh trên báo chí, Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma đã tổ chức họp lãnh đạo Chi cục, lãnh đạo Tổ, Đội và chủ động thành lập Tổ xác minh thông tin, làm rõ các thông tin và các nội dung khác có liên quan, đồng thời đề xuất, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có).

Chi cục đã triển khai làm việc với một số doanh nghiệp thường xuyên làm thủ tục hải quan qua Chi cục, các doanh nghiệp quản lý bến bãi, kho hàng; xác minh các đối tượng có tên như bài báo đăng, lập biên bản ghi nhận sự việc để làm căn cứ báo cáo Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn biết và chỉ đạo.

Chi cục đã mời và làm việc với 24 doanh nghiệp đang có hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn và 8 doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi. Các doanh nghiệp này thường xuyên mở tờ khai tại Chi cục và nhập khẩu hàng hóa các loại: Hàng tiêu dùng, hàng bách hóa, hàng chuyển phát nhanh, lương khô, gạch men, vải...; đồng thời, đều trực tiếp đứng tên ký hợp đồng với đối tác Trung Quốc và đều cử nhân viên trực tiếp làm thủ tục hải quan không thuê dịch vụ hoặc qua đại lý hải quan - ông Vy Công Tường cho hay.

Quá trình làm thủ tục hải quan qua cửa khẩu Chi Ma, các doanh nghiệp thực hiện việc khai báo hải quan đúng theo các quy định của pháp luật và đã được Chi cục Hải quan Cửa khẩu Chi Ma thực hiện các thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đúng theo quy định, tạo mọi điều kiện hướng dẫn thủ tục, thông quan nhanh hàng hóa, không có các đòi hỏi, sách nhiễu doanh nghiệp. Cơ quan hải quan không yêu cầu doanh nghiệp phải nộp bất kỳ khoản tiền nào ngoài quy định.

Trong quá trình nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Chi Ma, các doanh nghiệp không nhận được thông báo hay yêu cầu của các tổ chức, cá nhân nào về việc đóng các khoản tiền để được làm thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa - ông Tường nói.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024