Thứ bảy 28/12/2024 01:21

Cú “phanh gấp” của ngành rau quả

Sau khi tăng đến 89% trong tháng 1/2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam bất ngờ quay đầu giảm mạnh tới 11% trong tháng 2.

Báo cáo nhanh của Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong tháng 2 ước đạt gần 288 triệu USD, giảm đến 41,5% so với tháng 1 và giảm 11% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là kết quả khá bất ngờ khi trong tháng 1/2024, xuất khẩu rau quả đạt tới 490 triệu USD, tăng trên 90% so với cùng kỳ năm trước.

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Vinafruit nói: Tháng 2 năm nay, rơi vào dịp Tết cổ truyền của cả Việt Nam và Trung Quốc. Giai đoạn nghỉ Tết kéo dài đúng vào giữa tháng nên đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Năm ngoái, Tết nằm trong tháng 1 nên kim ngạch xuất khẩu rau quả trong tháng 2 không bị ảnh hưởng nhiều.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tháng 2 sụt giảm, nhưng tính chung 2 tháng xuất khẩu rau quả vẫn tăng trưởng ấn tượng. Tính chung 2 tháng, xuất khẩu rau quả đạt gần 778 triệu USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, trong tháng 3 thị trường sẽ hoạt động bình thường trở lại chứ không có nhiều đột biến như 2 tháng vừa qua.

Xuất khẩu rau quả bất ngờ giảm mạnh trong tháng 2/2024

Thực tế, đã có những lô hàng xuất khẩu ngay trong những ngày đầu tiên của năm mới Giáp Thìn 2024. Trong đó, có thể kể đến như lô vú sữa ở Đồng bằng sông Cửu Long đã được xuất khẩu thành công sang Mỹ; thanh long sang Trung Quốc...

Mới đây nhất, Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit đã xuất khẩu xoài hạt lép sang thị trường Hàn Quốc. Bà Nguyễn Nam Phương Thảo, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit cho biết, lượng đơn hàng, lợi nhuận từ xuất khẩu trái cây tươi của Hoàng Phát Fruit trong tháng 1/2024 tăng trên 30% với hơn 4.000 tấn các loại.

Loại trái cây xuất khẩu nhiều nhất là xoài, thanh long. Ngoài thị trường truyền thống là Trung Quốc, trái cây của Hoàng Phát Fruit còn vươn tới thị trường mà doanh nghiệp mở rộng những năm gần đây như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và NewZealand.

Cũng theo bà Thảo, thị trường Australia và NewZealand có sức hồi phục nhiều hơn, kinh tế người dân bên đó cũng dần hồi phục tốt nên hai thị trường này sẽ tăng trưởng nhiều. "Thị trường sẽ tích cực hơn khi kinh tế dần hồi phục người dân cũng sẽ chi tiêu nhiều hơn, năm nay kỳ vọng thị trường sẽ tốt hơn", bà Thảo bày tỏ.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Công ty Vina T&T, cho biết doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu xoài An Giang đi Mỹ, Úc; xuất thêm sầu riêng đi Trung Quốc.

"Thị trường đang rất tốt, thuận lợi; những khách hàng từ thị trường truyền thống vẫn đảm bảo kín đơn. Chúng tôi cũng đang chuẩn bị hàng trái cây để xuất khẩu vào dịp cuối tháng này. Mọi thứ đang rất trơn tru", ông Tùng cho biết.

Thị trường "ruột" của Công ty Vina T&T là Mỹ, Úc, châu Âu, Trung Quốc, với các loại trái cây chính: Sầu riêng, thanh long, xoài, chôm chôm, nhãn, bưởi, dừa, nên con số tăng trưởng năm qua là tăng 40%. Ông Tùng cũng lạc quan tin tưởng năm 2024, tăng trưởng xuất khẩu duy trì ở mức 2 con số vì tín hiệu thị trường đang khá thuận lợi.

Nhìn nhận về triển vọng xuất khẩu hàng rau quả trong năm 2024, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, dù dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn đối mặt nhiều khó khăn, nhưng ngành hàng rau quả lại có nhiều dư địa để hướng tới kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD. Những yếu tố chính thúc đẩy ngành rau quả có thể đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2024 bao gồm: Nhu cầu tại thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất là Trung Quốc vẫn ở mức cao. Hiện Việt Nam vẫn đang đàm phán với phía Trung Quốc để có thêm mặt hàng được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Úc, Hàn Quốc…

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu rau quả

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan