Thứ bảy 09/11/2024 08:35

COVID-19 len lỏi vào các thôn, bản

Các đợt bùng phát dịch COVID-19 trước đây, vùng dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là tương đối an toàn, do dân cư sống thưa thớt, nhiều thôn bản sống tách biệt, lượng khách vào ra địa bàn này không nhiều… Vậy nhưng, với đợt bùng dịch lần thứ 4 rất phức tạp này, đã có thêm nhiều F0 là người DTTS, thậm chí ở cả những thôn bản vùng sâu, vùng xa.
Số ca F0 là người DTTS tiếp tục tăng

Trong vòng 2 tháng qua, nhiều địa phương vùng DTTS liên tục thông tin về số lượng lao động là người DTTS đi làm ăn ở các tỉnh phía Nam trở về quê hương dương tính với SARS-CoV-2.

Lực lượng y tế lấy mẫu test nhanh SARS-COV-2 đối với người dân buôn Ea Bông (xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk )

Bên cạnh đó, tại một số địa phương vùng đồng bào DTTS đã xuất hiện chùm ca bệnh không rõ nguồn lây, dẫn đến những khó khăn trong việc truy vết, khoanh vùng, kiểm soát. Cụ thể như tỉnh Đắk Lắk, từ khi tỉnh này ghi nhận chùm ca bệnh đầu tiên tại buôn Ea Bông (xã Cư Êbur, Thành phố Buôn Ma Thuột) vào ngày 22/8 đến nay đã ghi nhận hơn 1.000 trường hợp mắc SARS-CoV-2 tại 15 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có những chùm ca bệnh chưa rõ nguồn lây nhiễm, nhiều ca bệnh có lịch trình di chuyển phức tạp. Với tỉnh miền núi Sơn La, sau một thời gian dài không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, đến nay xã Huy Thượng (huyện Phù Yên) đã có 3/7 bản ghi nhận các ca mắc COVID-19 tại cộng đồng. Ngoài hơn 160 ca lây nhiễm trong khu cách ly, có một số ca đến nay vẫn chưa rõ nguồn lây…

Báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Ủy ban Dân tộc (UBDT) cũng cho thấy, tính từ 27/4 đến hết ngày 28/8/2021, có 2.819 ca F0 là người DTTS.

Sau khi ghi nhận một số trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng, lực lượng chức năng các địa phương có ca mắc đều đã tiến hành phong tỏa các khu dân cư liên quan. Đồng thời, lấy mẫu xét nghiệm cho tất cả người dân khu vực phong tỏa nhằm sàng lọc, tầm soát sự lây nhiễm trong cộng đồng. Cùng với đó, tiếp tục tăng cường tuyên truyền cho người dân thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch; đồng thời triển khai các biện pháp bảo đảm đời sống cho bà con trong thời gian phong tỏa.

Việc phát hiện các ca lây nhiễm trong cộng đồng ở các thôn bản vùng DTTS đang ảnh hưởng không nhỏ tới lao động, sản xuất, sinh hoạt của bà con và bình yên thôn bản. Tuy nhiên, nhờ công tác tuyên truyền được thực hiện đầy đủ, cộng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương… nên về cơ bản, đồng bào đã và đang chủ động, bình tĩnh phối hợp với các cơ quan chức năng trong các công đoạn nhằm thực hiện kiểm soát dịch bệnh.

Xem xét hỗ trợ đồng bào DTTS bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Trước tình hình số bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 trong vùng DTTS, người DTTS liên tục tăng; ngày 24/8 Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 UBDT đã họp trực tuyến và thống nhất một số nội dung như: Tiếp tục triển khai các giải pháp tại Công điện số 1099/CĐ-TTg ngày 22/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; Thông báo kết luận số 1111/TB-UBDT ngày 12/8/2021 và các ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT chỉ đạo công tác phòng, chống COVID-19. Đặc biệt, để hỗ trợ đồng bào DTTS bị ảnh hưởng bới dịch COVID-19, UBDT đang xem xét hỗ trợ người DTTS là F0 với mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/người; 2.000.000 đồng/ca tử vong.

Trước đó, diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, UBDT đã tham mưu, đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ đồng bào vùng DTTS&MN bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh COVID-19; chỉ đạo các cơ quan công tác dân tộc tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và chính quyền địa phương về công tác phòng chống dịch COVID-19...

Tính đến nay, vùng DTTS và miền núi có tỉnh Cao Bằng chưa ghi nhận ca mắc COVID-19; tỉnh Điện Biên, Phú Thọ không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua. 7 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới gồm: Hà Giang, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái.

P.V

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng