Điều này xảy ra sau khi chính phủ trên toàn thế giới tăng cường hỗ trợ cho các công ty và người dân khi đối mặt với đại dịch toàn cầu. Các doanh nghiệp cũng phải tìm kiếm nguồn tài trợ thay thế khi hoạt động kinh doanh tạm dừng sau sự xuất hiện của Covid-19.
Nợ toàn cầu có thể đạt 277 nghìn tỷ USD vào cuối năm nay |
Trong báo cáo giám sát nợ công toàn cầu mới của Viện Tài chính Toàn cầu đã nhấn mạnh, sự gia tăng các khoản vay của chính phủ và doanh nghiệp khi đại dịch Covid-19 tiếp diễn, gánh nặng nợ toàn cầu đã tăng thêm 15 nghìn tỷ USD trong 3 quý của năm 2020 và hiện lên trên 272 nghìn tỷ USD. Trong số các quốc gia tiên tiến, nợ đã tăng trên 432% GDP trong quý thứ 3, tăng 50 điểm phần trăm so với năm 2019. Mỹ - quốc gia đã thực hiện một trong những gói kích thích lớn nhất trên thế giới, chiếm gần một nửa mức tăng này. Tại khu vực đồng euro, hành động của các chính phủ đã khiến nợ công tăng 1,5 nghìn tỷ USD so với cùng kỳ, lên mức 53 nghìn tỷ USD. Con số này vẫn thấp hơn mức 55 nghìn tỷ USD của khu vực so với trong quý II/2014, khi khu vực này đang đối phó với cuộc khủng hoảng nợ có.
Tại các thị trường mới nổi, mức nợ đã tăng lên hơn 248% GDP, trong đó Lebanon, Trung Quốc, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ có mức tăng nợ phi tài chính lớn nhất. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 không phải là yếu tố duy nhất gây ra mức nợ lớn trên toàn cầu. Tốc độ tích lũy nợ toàn cầu chưa từng có kể từ năm 2016, tăng hơn 52 nghìn tỷ USD. Mặc dù khoảng 15 nghìn tỷ USD của sự gia tăng này đã được ghi nhận vào năm 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhưng khoản nợ tích lũy trong 4 năm qua đã vượt xa mức tăng 6 nghìn tỷ USD 4 năm trước đó. Mức nợ lớn hơn khiến các chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình gặp rủi ro cao hơn trong thời kỳ suy thoái kinh tế.
Đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn bảng cân đối kế toán công khi nền kinh tế toàn cầu đã chìm trong một bức tường nợ. Trong quý đầu tiên của năm 2020, các kho nợ toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 258 nghìn tỷ USD. Để đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19, tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu đã tăng không dưới 10 điểm phần trăm lên 331% GDP chỉ trong vài tháng đầu tiên của đại dịch. Ở các nền kinh tế phát triển, nợ doanh nghiệp phi tài chính tăng nhanh với chất lượng xấu đi là một vấn đề. Tổng số nợ của các công ty phi tài chính đã tăng lên 75 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2019, gấp đôi mức của năm 2008. Trong tổng số trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính đang lưu hành trên toàn cầu - đạt mức kỷ lục 13,5 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2019 - chỉ có 30% được xếp hạng A hoặc cao hơn. Do đó, tình trạng vỡ nợ của các công ty đã đạt đến tầm cao mới trong nửa đầu năm 2020, đặc biệt ở Mỹ và khu vực đồng euro, phản ánh cả thu nhập giảm do cú sốc Covid-19 và thói quen vay nợ kéo dài của họ. Báo cáo của Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cuối tháng 9 cũng cho biết, với việc chính phủ mở rộng các khoản vay và bảo lãnh, làn sóng vỡ nợ này của các công ty có thể sẽ gây thêm áp lực lên bảng cân đối kế toán.
Ở các nền kinh tế đang phát triển, trong khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã tăng trưởng đáng kể thì động lực nợ tổng thể bị chi phối bởi sự tiếp xúc của các quốc gia với tác động lan tỏa của bất ổn tài chính toàn cầu. Điều này đang diễn ra trong bối cảnh tự do hóa tài khoản vốn rộng rãi, sự phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn vốn vay nước ngoài từ tư nhân, thay vì các chủ nợ song phương và đa phương. Tâm lý nhà đầu tư dễ biến động, biến động giá hàng hóa, kỳ hạn rút ngắn và rủi ro chuyển nhượng lớn hơn, gánh nặng dịch vụ nợ nước ngoài cao hơn (theo tỷ lệ phần trăm thu nhập xuất khẩu và doanh thu của chính phủ), cũng như khả năng tự bảo hiểm suy yếu trước các cú sốc ngoại sinh thông qua tích lũy dự trữ gây ra toàn cảnh về rủi ro. Do đó, sẽ không có gì ngạc nhiên khi các nước đang phát triển huy động nguồn lực tài khóa trong nước để ứng phó với đại dịch Covid-19 bị hạn chế hơn so với các nền kinh tế phát triển.
Vấn đề lớn là các chính sách được áp dụng để quản lý và duy trì mức nợ hợp lý. Các chính sách tập trung một cách ám ảnh vào kỳ vọng của nhà đầu tư ngắn hạn, thúc đẩy giá tài sản tạo ra bong bóng đầu cơ trên thị trường tài chính, thay vì phục hồi mạnh mẽ đầu tư hiệu quả, việc làm và tổng cầu. UNCTAD lập luận, trong tương lai gần, việc nới rộng tài khóa bền vững có thể được quản lý ở các nền kinh tế phát triển - những người có thể vay với lãi suất gần bằng 0 hoặc ít hơn - ở một số nền kinh tế đang phát triển lớn hơn, không có tác động lạm phát và theo cách tự tài trợ, nếu được định hướng đầu tư hiệu quả vào các công nghệ xanh mới, tận dụng tiến bộ công nghệ để hòa nhập xã hội, cung cấp các dịch vụ công phổ cập. Các nền kinh tế đang phát triển mở và nhỏ hơn, ở mọi mức thu nhập, sẽ cần hỗ trợ tài chính từ cộng đồng quốc tế để duy trì, mở rộng không gian tài khóa trong nước. Điều này là do họ vẫn phụ thuộc vào thu nhập bằng đồng nội tệ, phải thương lượng về những tác động bất lợi của biến động kinh tế toàn cầu đối với các ràng buộc cán cân thanh toán, quản lý biến động tỷ giá hối đoái và dự trữ quốc tế, cũng như tiếp tục tiếp cận thị trường tài chính quốc tế.
Hiện tại, sáng kiến của G20 và Câu lạc bộ Paris (nhóm không chính thức về 22 quốc gia chủ nợ) về việc tạm dừng các khoản trả nợ song phương cho một số quốc gia đang phát triển dễ bị tổn thương từ tháng 5 - 12/2020 là thỏa thuận chính trên bàn đàm phán. Nhưng các con số không phù hợp với quy mô của vấn đề: Cho đến nay, chỉ hơn một nửa số quốc gia đủ điều kiện tiếp nhận, hứa hẹn sẽ cung cấp khoảng 14 tỷ USD tiền giảm nợ tạm thời cho năm 2020. Con số này so với các nước đang phát triển phải đối mặt với lịch trình mua lại đáng kể nợ nước ngoài trong giai đoạn 2020 - 2021, lên tới từ 2 nghìn tỷ USD đến 2,3 nghìn tỷ USD đối với các nước đang phát triển có thu nhập cao, từ 600 tỷ USD đến 1 nghìn tỷ USD đối với các nước đang phát triển có thu nhập trung bình và thấp.