Thứ hai 23/12/2024 07:15

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 16/9: Tổng kiểm tra cửa hàng hoa quả nhập khẩu

Diễn biến trên thị trường xuất nhập khẩu, trong đó thông tin về liên quan đến thuế, kiểm tra hoa quả nhập khẩu đã được các trang báo tập trung phản ánh.

Cụ thể, báo Đầu tư đã đăng tải bài viết “Mỹ giữ nguyên thuế chống bán phá giá cá tra, basa nhập từ Việt Nam”. Bộ Thương mại Mỹ vừa ban hành Kết luận cuối cùng trong đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 18 (POR18) cho giai đoạn từ ngày 1/8/2020 đến ngày 31/7/2021 đối với cá tra, basa của Việt Nam.

Theo yêu cầu của các bên liên quan, Bộ Thương mại Mỹ đã giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá đang áp dụng đối với từng công ty căn cứ vào kết quả của các đợt rà soát gần nhất trước đó. Trong POR17, DOC xác định 2 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc của Việt Nam nhận được mức thuế lần lượt là 0,00 USD/kg và 3,87 USD/kg, 01 công ty nhận thuế suất riêng rẽ 1,94 USD/kg và 32 công ty nhận mức thuế suất toàn quốc 2,39 USD/kg. Trong đợt rà soát POR18 này, Bộ Thương mại Mỹ cũng xác định một công ty xuất khẩu của Việt Nam không đủ điều kiện được hưởng mức thuế suất riêng rẽ, do đó nhận mức thuế suất toàn quốc là 2,39 USD/kg.

Hiện nay, Bộ Thương mại Mỹ đang tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 19 cho giai đoạn từ ngày 1/8/2021 đến 31/7/2022 đối với cá tra, basa Việt Nam.

Mỹ giữ nguyên thuế chống bán phá giá cá tra, basa nhập từ Việt Nam

Báo Thanh niên phản ánh diễn biến thị trường xuất khẩu gạo sau thông tin Ấn độ cấm và áp thuế cao với gạo xuất khẩu qua bài viết “Ấn Độ hạn chế xuất khẩu, gạo Việt tăng giá”. Tác giả bài báo nêu, theo các doanh nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, động thái cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với các loại gạo trắng của Ấn Độ đã kích thích giá gạo Việt Nam tăng trở lại dù giao dịch vẫn còn chậm. Để đón đầu, các doanh nghiệp chủ động gom hàng nên giá gạo tại thị trường nội địa tăng mạnh, từ 400 - 600 đồng/kg so với tuần trước.

Lệnh hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ được công bố ngày 8.9, hiệu lực từ ngày 9.9. Các lô hàng tiếp tục được xuất khẩu đến ngày 15.9 nếu đáp ứng được một số điều kiện về thủ tục. Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng với các đối tác Ấn Độ cần nhanh chóng liên hệ người bán để kiểm tra tình trạng giao hàng và đàm phán lại hợp đồng với những lô hàng chưa xuất khẩu.

Song song với xuất nhập khẩu, diễn biến trên thị trường tiêu dùng, hàng hoá cũng được các cơ quan báo chí phản ánh.

Báo Dân trí có bài viết “Cân nhắc việc giảm thuế giá trị gia tăng với xăng dầu”. Bài báo nêu, tháng 6 năm nay, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Phụng - nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính) lại cho rằng, thuế giá trị gia tăng cần phải giữ. Bởi đây là mức thuế có tác động liên ngành, liên vùng, là đầu vào - đầu ra của nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế.

"Không thể vì ngắn hạn mà hy sinh dài hạn. Quan trọng nhất là phải đảm bảo kinh tế vĩ mô", ông Phụng nhấn mạnh. Việc giảm thuế, theo ông Phụng, cần được tính toán trong một bài toán tổng thể: "Chúng ta muốn ổn định kinh tế vĩ mô, phải có chính sách thuế hợp lý".

Báo Lao động cũng đăng tải bài viết “Tổng kiểm tra cửa hàng hoa quả nhập khẩu sau phản ánh của Báo Lao Động”. Theo đó, ngay sau khi có công văn của Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội về việc tập trung kiểm soát, xử lý vi phạm trong kinh doanh, vận chuyển, lưu thông trái cây nhập lậu, trái cây giả mạo nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, vi phạm về an toàn thực phẩm, không đảm bảo chất lượng và gian lận khác, Đội Quản lý thị trường số 17 đã lập tức vào cuộc kiểm tra.

Tổng hợp 2 ngày kiểm tra (14-15/9), Đội Quản lý thị trường số 17 đã tạm giữ số lượng hàng hoá gồm: Hàng hoá dày đặc chữ tượng hình 65kg; nho sữa 54 kg; quýt 36kg; táo 58 kg; hồng táo 72kg; mận Mỹ 12kg; kiwi 20 kg; lựu 38kg; tổng số 355kg. "Toàn bộ hàng hoá đều do nước ngoài sản xuất, nhưng không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không rõ chất lượng sản phẩm", Đội Quản lý thị trường số 17 cho hay.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Việc triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã đạt đồng thuận cao

Luật Điện lực (sửa đổi) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về truyền thông, cung cấp thông tin báo chí

Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Các Bộ, ngành góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Giữ lửa nghề từ chiến khu Việt Bắc

Báo Công Thương cần đi sâu, phản ánh những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương là tờ báo uy tín, tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp

PGS.TS. Ngô Trí Long: Báo Công Thương đã tạo ra mạng lưới kết nối giữa chuyên gia và độc giả

TS. Võ Trí Thành: Báo Công Thương là một tờ báo đặc biệt!

TRỰC TIẾP: Tọa đàm 'Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - những vấn đề cần lưu ý'

[LIVE] Toạ đàm 'Doanh nhân Việt Nam với vai trò dẫn dắt các ngành công nghiệp mũi nhọn'

Ngành Công Thương nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão, lũ

Cục Hoá chất - Bộ Công Thương: 16 năm với những dấu ấn quan trọng