Công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Ngoại giao kinh tế (NGKT) đóng vai trò là một công cụ hữu hiệu đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững, xác lập vị thế của Việt Nam lên tầm cao mới trong kinh tế thế giới và cộng đồng quốc tế.

Thực hiện Chỉ thị 41-CT/TW ngày 15/4/2010 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương cùng tập thể Lãnh đạo Bộ và Đảng ủy Bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị, tổ chức đảng trực thuộc bám sát các nội dung, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể của Chỉ thị và căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực được giao của Bộ Công Thương và mỗi đơn vị, tổ chức để đưa vào chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, triển khai thực hiện phù hợp, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW, ngành Công Thương đã đóng góp vô cùng quan trọng, với nhiều kết quả tích cực trong công tác ngoại giao kinh tế, cụ thể:

Thứ nhất, mở rộng và đưa quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước đi vào chiều sâu; tham gia các liên kết kinh tế, diễn đàn đa phương nhằm tranh thủ tối đa các nguồn lực cho phát triển và nâng cao vị thế đất nước

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 nước, hình thành mạng lưới 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, trong đó có tất cả các nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Bộ Công Thương thay mặt Chính phủ cũng đã thiết lập và duy trì cơ chế họp luân phiên Ủy ban liên chính phủ và Ủy ban Hỗn hợp, các Nhóm công tác chuyên biệt nhằm thúc đẩy hợp tác song phương và giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam với các nước đối tác.

Ngoài ra, trong khuôn khổ hợp tác kinh tế đa phương, Việt Nam cũng đã và đang tiếp tục khẳng định vai trò là thành viên tích cực có trách nhiệm tại các cơ chế khu vực và quốc tế quan trọng như WTO, APEC, ASEM, ASEAN, Hợp tác tiểu vùng Mê-kông, v.v. Việc tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương, các diễn đàn kinh tế quốc tế đã giúp mở ra nhiều hơn những cơ hội thương mại và đầu tư mới cho Việt Nam, từ đó thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển xuất khẩu, tăng trưởng GDP. Tính chung cả thời kỳ Chiến lược 2011 - 2020, tăng trưởng GDP đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 268,4 tỷ USD vào năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020.

Đặc biệt, một trong những thành tựu nổi bật trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong 10 năm qua đó là việc tham gia đàm phán, ký kết và thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Quán triệt chủ trương và chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về công tác hội nhập kinh tế quốc tế hiệu lực và hiệu quả trong tình hình mới, Bộ Công Thương, với vai trò là cơ quan chủ trì công tác điều phối, đã đóng góp lớn trong việc đàm phán và ký kết thành công một loạt các FTA mới với các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam, giúp đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu, đồng thời tạo ra những động lực đổi mới trong nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân.

Đến nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn và có quan hệ thương mại trong khu vực mậu dịch tự do với khoảng 60 nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam mở rộng thị trường, kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Trong đó, việc Việt Nam tham gia đàm phán và ký kết thành công 02 Hiệp định FTA thế hệ mới là CPTPP (có hiệu lực từ ngày 14/01/2019) và EVFTA (có hiệu lực ngày 01/8/2020) đã mang lại tiếng vang lớn cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, thể hiện nỗ lực quyết tâm của Đảng, Chính phủ Việt Nam trong việc cải cách, nâng tầm kinh tế đất nước để hội nhập, tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Thứ hai, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 41/CT-TW, thị trường xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam tiếp tục được duy trì và mở rộng với trên 200 đối tác thương mại. Qua đó cho thấy sự nỗ lực trong việc mở cửa thị trường, sự cải tiến trong công tác xúc tiến thương mại tiêu thụ hàng hóa và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu có tác động tích cực không nhỏ đối với kinh tế của Việt Nam. Cùng với việc một loạt các FTA mới được ký kết và có hiệu lực trong giai đoạn vừa qua, hàng hóa Việt Nam bên cạnh việc tiếp tục khai thác vào các thị trường truyền thống, đã và đang mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới.

Tính tới năm 2020, Việt Nam đã có 31 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó, 5 thị trường đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD, 8 thị trường trên 5 tỷ USD. Trong giai đoạn 2015-2020, xuất khẩu của Việt Nam sang EU (27 nước) tăng từ 14,2 tỷ USD lên 35,1 tỷ USD (tăng 148%), Nhật Bản tăng từ 10,8 tỷ USD lên 19,3 tỷ USD (tăng 79%), Ốt-xtrây-lia tăng từ 2,5 tỷ USD lên 3,6 tỷ USD (tăng 44%), Niu Di-lân tăng từ 151 triệu USD lên 498 triệu USD (tăng 229%). Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và đã có tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại trên phạm vi toàn cầu, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số thị trường truyền thống gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khi nhìn vào tổng thể, xuất khẩu của cả nước vẫn có tăng trưởng dương do các doanh nghiệp đã tận dụng được cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường thay thế. Điều này cho thấy, việc đẩy mạnh các hoạt động đàm phán, ký kết các FTA đã giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường.

Bên cạnh đó, xuất khẩu đã có sự tăng trưởng cân đối hơn, không chỉ về quy mô chiều rộng mà hướng tới cả về chiều sâu. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã tiếp cận được các khu vực thị trường được coi là “khó tính” nhất trên thế giới, nơi đặt ra những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cao đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là với nhóm hàng nông sản và thủy sản. Cụ thể: đối với thủy sản, trong giai đoạn 2011-2020, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 40% (từ 1,2 tỷ USD lên 1,6 tỷ USD), sang Nhật Bản tăng 41% (từ 1 tỷ USD lên 1,4 tỷ USD), sang Ốt-xtrây-lia tăng 40% (từ 163 triệu USD lên 229 triệu USD), sang Hà Lan tăng 38% (từ 159 triệu USD lên 219 triệu USD), v.v. Đối với rau quả, trong giai đoạn 2011-2020, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 485% (từ 29 triệu USD lên 169 triệu USD), sang Nhật Bản tăng 173% (từ 47 triệu USD lên 128 triệu USD), sang Hà Lan tăng 175% (từ 30 triệu USD lên 82 triệu USD), sang Ốt-xtrây-lia tăng 491% (từ 11 triệu USD lên 64 triệu USD).

Thứ ba, tích cực nghiên cứu, theo dõi, dự báo về kinh tế thế giới, khu vực để tham mưu, đề xuất phục vụ Đảng và Nhà nước trong xây dựng chiến lược, chính sách, điều hành kinh tế - xã hội.

Kể từ năm 2010, công tác nghiên cứu, dự báo thị trường trong và ngoài nước luôn được Bộ Công Thương xác định là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Bộ Công Thương thường xuyên nghiên cứu, tổng kết, dự báo về tình hình kinh tế - chính trị trong nước và khu vực, thế giới, theo dõi sát tình hình kinh tế thế giới, cập nhật đánh giá của các tổ chức quốc tế (OECD, IMF, WB...) về tăng trưởng kinh tế, chỉ số quản trị mua hàng (PMI) tổng hợp toàn cầu, chỉ số thương mại hàng hóa toàn cầu, v.v để từ đó, kịp thời phân tích, dự báo rà soát kịch bản tăng trưởng, tổng hợp trong các báo cáo hàng tháng, quý, năm để phục vụ các cuộc họp của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và dự báo một số diễn biến, tình hình trong nước và quốc tế, Bộ Công Thương đã tham mưu kịp thời, báo cáo và đề xuất với Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong công tác xây dựng chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước đối với những lĩnh vực liên quan. Đặc biệt, trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị của thế giới và khu vực như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, căng thẳng trong quan hệ thương mại của Mỹ với một số đối tác khác trong khu vực, Bộ đã đề xuất với Chính phủ các giải pháp, biện pháp, nhiệm vụ cần làm ngay trước mắt và trong ngắn hạn để ứng phó hiệu quả, nắm bắt thời cơ, giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng, tác động tiêu cực đối với nền kinh tế trong nước.

Bối cảnh quốc tế và khu vực hiện đang tiếp tục chuyển biến nhanh, phức tạp và khó lường với những biến động mạnh mẽ và chưa có tiền lệ như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, đại dịch Covid-19, xu hướng chuyển dịch đầu tư và chuỗi sản xuất, cung ứng…; đất nước ta cũng đang bước vào giai đoạn phát triển mới và thời kỳ mới của hội nhập quốc tế. Điều này đặt ra cả những thách thức và cơ hội mới. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, thực hiện tốt công tác ngoại giao kinh tế để tiếp tục nâng cao hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.
Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngoại giao kinh tế

Tin mới nhất

Nhà báo Nguyễn Văn Minh được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương

Nhà báo Nguyễn Văn Minh được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương

Ngày 28/3, Bộ Công Thương chính thức trao quyết định bổ nhiệm Nhà báo Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.
Dự thảo sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số quy định trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

Dự thảo sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số quy định trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến của các tổ chức, DN đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số quy định trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Để các KCN thực sự là “thỏi nam châm” hút vốn FDI, theo TS Phan Hữu Thắng - Chủ tịch lâm thời VIPFA cần tập trung vào 4 yếu tố, bao gồm: Chế - tài - tâm - tầm.
Mừng - lo khi giá cà phê tăng nóng

Mừng - lo khi giá cà phê tăng nóng

Giá cà phê liên tục tăng phi mã là tín hiệu tốt cho người nông dân, song doanh nghiệp xuất khẩu lại phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ.

Tin cùng chuyên mục

Eximbank lấy làm tiếc, còn khoản lãi 8,8 tỷ đồng thì sao?

Eximbank lấy làm tiếc, còn khoản lãi 8,8 tỷ đồng thì sao?

"Sự việc xảy ra, chúng tôi rất lấy làm tiếc", Phó Tổng giám đốc Eximbank Nguyễn Hồ Hoàng Vũ nói về vụ nợ 8,5 triệu đồng bị tính lãi 8,8 tỷ đồng, chiều nay 21/3.
Bộ Công Thương cam kết không thiếu điện trong năm 2024

Bộ Công Thương cam kết không thiếu điện trong năm 2024

Phản hồi ý kiến DN FDI lo ngại về tình trạng thiếu điện cho sản xuất, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cam kết,không để thiếu điện trong năm 2024.
Bộ Công Thương đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện quy định về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ Công Thương đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện quy định về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện quy định về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu theo quy định.
Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn về việc thực hiện hoá đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn về việc thực hiện hoá đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ Công Thương vừa có văn bản về việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hoá đơn điện tử theo quy định.
Những điểm mới của Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến

Những điểm mới của Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến

Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương tham vấn ý kiến, xây dựng có nhiều điểm mới, hứa hẹn tạo bứt phát cho ngành công nghiệp hoá chất.
Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị đang lợi dụng việc Chính phủ điều hành điều chỉnh giá điện để bóp méo, xuyên tạc, làm sai lệch bản chất sự việc.
Áp thuế VAT 10% với dịch vụ xuất khẩu và bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Áp thuế VAT 10% với dịch vụ xuất khẩu và bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Nếu phải chịu thuế suất VAT 10% khi xuất khẩu sẽ khiến các nhà cung cấp dịch vụ cho nước ngoài của Việt Nam khó cạnh tranh với đối thủ đến từ quốc gia khác.
Làm gì để hạn chế tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn?

Làm gì để hạn chế tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn?

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn liên tiếp xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. Đây không chỉ là ám ảnh của tài xế mà còn là bài toán nan giải của cơ quan chức năng.
Sự trở lại của Nghị quyết 02 và kỳ vọng của doanh nghiệp về cải cách môi trường kinh doanh

Sự trở lại của Nghị quyết 02 và kỳ vọng của doanh nghiệp về cải cách môi trường kinh doanh

Sau hơn 1 năm vắng bóng, đầu năm 2024, Nghị quyết 02 về cải cách môi trường kinh doanh được khôi phục lại sẽ khơi dậy động lực, tinh thần cải cách.
Từ việc Bill Gates đến Đà Nẵng, du lịch làm gì để hưởng lợi?

Từ việc Bill Gates đến Đà Nẵng, du lịch làm gì để hưởng lợi?

Việc Bill Gates đến Việt Nam, nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng được truyền thông quốc tế đăng tải đã kéo theo những tác động tích cực trong truyền thông điểm đến.
TP. Hồ Chí Minh: Cần nhân rộng những quán cơm 2.000 đồng cho người nghèo

TP. Hồ Chí Minh: Cần nhân rộng những quán cơm 2.000 đồng cho người nghèo

Tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành, mô hình quán cơm 2.000 đồng trở nên quen thuộc đối với nhiều người nghèo, giúp họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện

Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện

Bên cạnh những điểm mới, dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi) về cơ bản đã kế thừa được những quan điểm của Luật Hoá chất năm 2007.
Doanh nghiệp kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia

Doanh nghiệp kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đánh giá tích cực và đặt kỳ vọng về bước phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Australia.
Cước vận tải tăng và câu chuyện doanh nghiệp Việt bị ép ngay trên sân nhà

Cước vận tải tăng và câu chuyện doanh nghiệp Việt bị ép ngay trên sân nhà

Tự ý thu hàng loạt phí, phụ phí, cước vận tải tăng phi mã, các hãng tàu ngoại đang khiến doanh nghiệp Việt Nam bức xúc và khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa.
Xuất siêu tăng kỷ lục, đâu là lý do chính?

Xuất siêu tăng kỷ lục, đâu là lý do chính?

Doanh nghiệp dần thích ứng với yêu cầu nhà nhập khẩu, sự gia tăng sử dụng nguyên vật liệu trong nước,… đã đưa cán cân thương mại xuất siêu 4,72 tỷ USD.
Bộ Công Thương kiểm tra công tác chuẩn bị cung cấp điện mùa khô năm 2024 tại Hoà Bình, Sơn La

Bộ Công Thương kiểm tra công tác chuẩn bị cung cấp điện mùa khô năm 2024 tại Hoà Bình, Sơn La

Trong 2 ngày 4-5/3/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương kiểm tra công tác sản xuất, truyền tải chuẩn bị cấp điện cho mùa khô năm 2024.
Hai Bộ trưởng và câu chuyện viết chung về thúc đẩy hợp tác thương mại Việt-Trung

Hai Bộ trưởng và câu chuyện viết chung về thúc đẩy hợp tác thương mại Việt-Trung

Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào xúc động ôm chặt Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên, sôi nổi chuyện trò.
Ngày này năm xưa 28/2: Thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy

Ngày này năm xưa 28/2: Thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy

Ngày này năm xưa 28/2/2000, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 10/2000/QĐ-BCN về việc thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy.
Ngày này năm xưa 27/2: Ngày Thầy thuốc Việt Nam; Quy định hàng hóa mua bán qua cửa khẩu phụ biên giới

Ngày này năm xưa 27/2: Ngày Thầy thuốc Việt Nam; Quy định hàng hóa mua bán qua cửa khẩu phụ biên giới

Ngày 27/2, Bộ Y tế chọn là “Ngày Thầy thuốc Việt Nam; Bộ Công Thương quy định chi tiết hàng hóa mua bán, trao đổi qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới.
Trả lại cho lễ hội không gian, vẻ đẹp văn hoá truyền thống

Trả lại cho lễ hội không gian, vẻ đẹp văn hoá truyền thống

Năm nay, nhiều lễ hội lớn thu hút hàng triệu người tham gia đã có sự chuyển biến tích cực. Theo ghi nhận, lễ hội đang được trả lại những giá trị văn hoá vốn có.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động