Công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản qua các giai đoạn phát triển

Quá trình áp dụng các chính sách này khá linh hoạt, phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển công nghiệp của Nhật Bản. Cụ thể như sau:
Công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản qua các giai đoạn phát triển

Giai đoạn tái thiết sau chiến tranh (Reconstruction, từ 1945 đến 1950)

Trong giai đoạn này, Nhật Bản phải phục hồi sản xuất sau tàn phá của chiến tranh với những khó khăn đặc trưng là thiếu hụt hàng hóa và dự trữ ngoại tệ, trong khi lạm phát cao khoảng 100-200%. Một trong những chính sách nổi bật trong thời kỳ này là Kế hoạch sản xuất ưu tiên (Keisha Seisan Hoshiki) trong những năm 1946-1948, theo đó, chính phủ ưu tiên phân bổ nguyên liệu thô và tài chính cho ngành công nghiệp thép và than. Chính sách ưu tiên này góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt năng lực sản xuất và chuẩn bị thành công cho sự phát triển của ngành công nghiệp nặng và hóa chất trong giai đoạn tiếp theo.

Chính phủ đã can thiệp trực tiếp vào thị trường bằng các biện pháp kiểm soát giá kết hợp với trợ giá, phân bổ lãi suất cho vay và nguồn nguyên liệu nhập khẩu có hạn. Tuy nhiên, đến năm 1948, với chính sách ổn định (Dodge Plan), Nhật Bản bãi bỏ trợ cấp và kiểm soát ngân sách để chống lạm phát. Những can thiệp sâu của Chính phủ vào ngành công nghiệp và thị trường không thể áp dụng cho giai đoạn hiện nay của Việt Nam, nhưng không thể phủ nhận nó đã tạo ra nền tảng cho sự tăng trưởng cao của công nghiệp nước này ở giai đoạn sau.

Giai đoạn bắt kịp và thiết lập (Catch up and set up, từ 1951 đến 1960)

Trong những năm 1950, "chính sách nhắm mục tiêu" được coi là trung tâm và là chìa khóa cho thành công. Một số ngành được nhắm mục tiêu cho "hợp lý hóa" (Gorika) để "bắt kịp" cấp độ quốc tế (có khả năng cạnh tranh quốc tế), như thép, than, đóng tàu, điện, sợi tổng hợp và phân bón hóa học. Đến cuối những năm 1950 là các ngành như hóa dầu, máy công cụ và phụ tùng, thiết bị điện tử. Mặt khác, một số ngành công nghiệp đã được nhắm mục tiêu "thiết lập" (để tạo ra ngành công nghiệp mới) trong giai đoạn này gồm có ô tô, máy móc thiết bị, máy tính và các ngành công nghiệp hóa dầu. Những ngành công nghiệp này được coi là "ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển" với mức tăng trưởng cao hoặc lợi nhuận tăng theo quy mô và được cho là cần sự phối hợp đầu tư của chính phủ.

Đối với những mục tiêu này, chính phủ đã áp dụng các biện pháp chính sách khác nhau: các ưu đãi thuế, thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu, cho phép khấu hao nhanh, miễn giảm thuế đối với máy móc nhập khẩu. Chính phủ đã sử dụng Chương trình đầu tư tài chính và cho vay tài chính (Zaisei Touyushi) để hỗ trợ vốn cho các ngành được ưu tiên. Trên thực tế, các chính sách ở giai đoạn này được thực hiện trong khuôn khổ các biện pháp tạm thời và bãi bỏ theo lộ trình của các doanh nghiệp, nên có sự khác biệt rõ rệt so với các nước Mỹ Latinh, nơi các biện pháp bảo hộ được thực hiện quá mức và kéo dài trong một thời gian dài hơn.

Thời kỳ tăng trưởng cao (1961 đến 1972)

Trong những năm 1960, Nhật Bản đã trải qua thời kỳ tăng trưởng rực rỡ và dần tiến sâu hơn vào hệ thống kinh tế quốc tế. Đây cũng là lúc họ nhận thức được được nhu cầu trở thành thành viên của GATT và OECD.

Để làm được điều này, Nhật Bản phải tiến hành tự do hóa thị trường hàng hóa và vốn. Do đó, mục tiêu của chính sách công nghiệp đã chuyển từ “nuôi dưỡng” sang “tự lập” trên cơ sở tự do hóa thương mại và thị trường vốn. Theo đó, Nhật Bản dần dỡ bỏ những hạn chế nhập khẩu đối với xe buýt và xe tải từ năm 1961, TV màu từ năm 1964, ô tô chở khách vào năm 1965, máy tính tiền vào năm 1973, mạch tích hợp bộ nhớ lớn năm 1974 và máy tính năm 1975.

Tự do hóa thị trường vốn (FDI) bắt đầu vào năm 1967 và được hoàn thành trong 1973, với nỗ lực và khuyến khích các doanh nghiệp bước vào cuộc đua trên thị trường quốc tế trong giai đoạn sau.

Cùng với tự do hóa thương mại là áp lực cạnh tranh gay gắt của nước ngoài, buộc MITI phải tổ chức việc sáp nhập một số ngành thông qua "Kế hoạch nhóm lại" (Grouping Plan) để tăng quy mô kinh tế và năng lực cạnh tranh. Nhưng trong khi việc sáp nhập trong ngành thép giữa Fuji Steel và Yahata Steel vào Nippon Steel thành công thì sáp nhập trong ngành công nghiệp ô tô lại thất bại.

Một nỗ lực khác của MITI trong giai đoạn này là xúc tiến và hiện đại hóa các công ty vừa và nhỏ nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế và tạo ra các công ty lớn xuyên quốc gia. Quy định chống độc quyền cũng được đề cập đến trong thời gian này.

Một trong những đặc điểm nổi bật trong giai đoạn này là Hội đồng Cơ cấu Công nghiệp (ra đời năm 1964) đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện chính sách công nghiệp. Hội đồng này bao gồm các thành viên từ chính phủ, doanh nghiệp tư nhân, học giả và nhà báo để thảo luận và thống nhất về chính sách công nghiệp trước khi báo cáo kết quả cho Bộ trưởng MITI. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy Hội đồng này rất hữu ích cho việc phản ánh quan điểm của khu vực tư nhân trong chính sách công nghiệp và kiểm soát quyền lực của chính phủ.

Theo các báo cáo được đệ trình bởi các hội đồng, MITI đã hướng dẫn các khu vực tư nhân thông qua Chính sách Định hướng (Gyosei Shido). MITI chủ yếu định hướng khu vực tư nhân mà không áp dụng các quyền lực pháp lý. Do đó, các biện pháp chính của chính sách công nghiệp ít can thiệp và ít biến dạng hơn với cơ chế thị trường so với các giai đoạn trước đó.

Giai đoạn ”Khủng hoảng dầu mỏ” (từ 1973-1982)

Giai đoạn này, Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề như giá dầu tăng cao, đồng Yên tăng giá, xung đột thương mại với Hoa Kỳ ở những mặt hàng như dệt, sắt, thép; cạnh tranh từ các nước công nghiệp mới khiến lợi nhuận của các ngành sụt giảm…

Để ứng phó với các thay đổi này, chính sách công nghiệp thay đổi theo đuổi các mục tiêu không phải là tăng trưởng, mà từ “khuyến công” sang “điều chỉnh cơ cấu”, chủ yếu thông qua Luật biện pháp tạm thời cho việc ổn định các ngành cụ thể (1978) (tinh giản doanh nghiệp) hoặc đẩy nhanh quá trình điều chỉnh các ngành (thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc cho phép phá sản doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, rút bớt doanh nghiệp ra khỏi các ngành kém hiệu quả).

Tuy nhiên, nửa cuối thập niên 1970, các ngành công nghiệp bắt đầu phàn nàn về sự can thiệp sâu của chính phủ. Các phán quyết chống độc quyền cũng hạn chế quyền lực của MITI trong thực hiện các chính sách công nghiệp nội bộ. Về cơ bản, chính sách công nghiệp Nhật Bản chuyển sang cơ chế thị trường và giảm bớt sự can thiệp của Chính phủ.

Giai đoạn 1983 - nay

Từ sau năm 1983, tình trạng mất cân đối thương mại khiến Nhật Bản buộc phải giảm bớt các can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào thị trường. Tuy nhiên, các chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ trong các giai đoạn trước đó đã tạo tiền đề tốt cho sự phát triển từ đầu nguồn của nhiều ngành công nghiệp Nhật Bản.

Để tạo ra những động lực mới cho sáng tạo và tăng tưởng công nghiệp, Chính phủ thúc đẩy hợp nhất công nghiệp và cơ cấu lại kinh doanh và thúc đẩy khởi nghiệp. Một số sáng kiến và luật đã ban hành sau năm 2000, bao gồm Luật về các biện pháp đặc biệt về tái tạo công nghiệp, bảo tồn năng lượng: Chương trình Top Runner, Mạng Sáng tạo của Nhật Bản (INCJ) và Chương trình Phổ cập những thiết bị điện gia dụng xanh dựa trên điểm môi trường (eco-point)…

Đinh Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Thaco Industries phát huy năng lực sản xuất gia công cơ khí đa lĩnh vực

Thaco Industries phát huy năng lực sản xuất gia công cơ khí đa lĩnh vực

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế ngành dệt may SaigonTex - SaigonFabric 2025

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế ngành dệt may SaigonTex - SaigonFabric 2025

Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà dự Lễ động thổ Khu công nghiệp rộng hơn 313ha ở Đắk Lắk

Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà dự Lễ động thổ Khu công nghiệp rộng hơn 313ha ở Đắk Lắk

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: VEAM cần đổi mới để tạo động lực phát triển

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: VEAM cần đổi mới để tạo động lực phát triển

Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025: Hướng đến nền nông nghiệp số

Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025: Hướng đến nền nông nghiệp số

Doanh nghiệp Việt nào sản xuất linh kiện điện tử cho Samsung?

Doanh nghiệp Việt nào sản xuất linh kiện điện tử cho Samsung?

Gia Lai ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến

Gia Lai ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến

Cụm công nghiệp Hòa Liên (Đà Nẵng) tiếp nhận đăng ký sản xuất

Cụm công nghiệp Hòa Liên (Đà Nẵng) tiếp nhận đăng ký sản xuất

Hơn 300 doanh nghiệp góp mặt tại Triển lãm Autotech & Accessories 2025

Hơn 300 doanh nghiệp góp mặt tại Triển lãm Autotech & Accessories 2025

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 Vietnam AutoExpo 2025

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 Vietnam AutoExpo 2025

Tiếp thêm động lực cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Tiếp thêm động lực cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Cát Vạn Lợi: Từ thương mại đến công nghiệp hỗ trợ

Cát Vạn Lợi: Từ thương mại đến công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng tốc ngay từ đầu Xuân 2025

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng tốc ngay từ đầu Xuân 2025

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Mở lối cho công nghiệp hỗ trợ

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Mở lối cho công nghiệp hỗ trợ

Công thức cho phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam

Công thức cho phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ có những bước chuyển mình tích cực

Công nghiệp hỗ trợ có những bước chuyển mình tích cực

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, nâng cao sức cạnh tranh

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, nâng cao sức cạnh tranh

Tận dụng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nắm bắt cơ hội

Tận dụng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nắm bắt cơ hội