Thứ ba 26/11/2024 05:10

Công bố tiêu chuẩn mới trong quy định chợ kinh doanh thực phẩm

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm.
Ảnh minh họa

Tiêu chuẩn TCVN 11856:2017 do Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) phối hợp với Viện Nghiên cứu Thương mại của Bộ biên soạn. Sau đó Bộ Công Thương đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp đánh giá chợ kinh doanh thực phẩm và không áp dụng đối với các chợ đầu mối, đấu giá nông sản; chợ tạm; chợ nổi (trên sông, biển). Theo Tiêu chuẩn này, chợ kinh doanh thực phẩm được hiểu là chợ truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu của khu vực dân cư, trong đó số cơ sở kinh doanh thực phẩm cố định (cơ sở được giao hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ) chiếm từ 30% tổng số cơ sở kinh doanh cố định tại chợ trở lên. Điểm kinh doanh tại chợ: bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3m2/điểm.

Yêu cầu về vị trí, địa điểm của chợ kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chuẩn đó là: Chợ không bị ngập nước, đọng nước; không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác; cách các nguồn gây ô nhiễm tối thiểu 500m. Chợ được phân khu chức năng thành từng khu vực riêng biệt nhằm tránh lây nhiễm chéo, được ngăn cách bởi đường đi có chiều rộng tối thiểu là 1,5 m. Khu bán gia cầm sống và khu giết mổ gia cầm (nếu có) phải đáp ứng các quy định hiện hành. Khu bán gia cầm sống phải tách biệt với khu bán thực phẩm khác với khoảng cách tối thiểu là 2,4m; khu giết mổ gia cầm tại chợ (nếu có) phải có đủ điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ.

TCVN 11856:2017 nêu rõ, tổ chức quản lý chợ bao gồm: DN, hợp tác xã, ban quản lý, tổ quản lý được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc trúng thầu về kinh doanh, khai thác và quản lý chợ. Ngoài ra, chợ phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định trong TCVN 6161. và các quy định hiện hành. Khi thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy và hệ thống kỹ thuật khác có liên quan phải tuân thủ theo các quy định hiện hành về phòng cháy và chữa cháy.

Quang Lộc

Tin cùng chuyên mục

Thông báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc