Thứ tư 25/12/2024 14:14

Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành danh mục dự án thu hút đầu từ vào Khu Công nghệ cao trong giai đoạn 2024 -2030.

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ký Quyết định số 4819/QĐ-UBND ngày 29/10/2024 về ban hành danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao giai đoạn 2024 – 2030.

Theo đó, các dự án đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh phải đáp ứng các tiêu chí công nghệ cao và tiêu chí xanh. Cụ thể, về tiêu chí xanh, các dự án phải có lộ trình và cam kết hướng đến phát thải ròng bằng “0” chậm nhất đến năm 2045.

Đồng thời, đảm bảo đầy đủ các điều về m kiệnôi trường theo quy định hiện hành và quy định bảo vệ môi trường của Khu Công nghệ cao trước khi triển khai dự án; có phương án về công nghệ xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động môi trường; có xác định cụ thể vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường.

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao giai đoạn 2024 - 20230. Ảnh: Bùi Yên

Chủ đầu tư dự án phải cam kết có các nội dung như tiết giảm, tái sử dụng, tái chế và phân loại chất thải tại nguồn; hạn chế, tiến tới không sử dụng túi ni-lông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần; trồng và bảo vệ cây xanh, phát triển mảng xanh; hướng tới nền kinh tế xanh.

Ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo, tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo trên tổng năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt tối thiểu 20%, đến năm 2045 đạt tối thiểu 65%-70%; Có giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7 - 10% vào năm 2030 và khoảng 14 - 20% vào năm 2045.

Các tòa nhà phải được thiết kế và xây dựng, vận hành tiết kiệm năng lượng, tận dụng năng lượng tự nhiên nắng và gió, thông thoáng, đạt được một trong các tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh như tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Leed, tiêu chuẩn Lotus, tiêu chuẩn Edge…

Các dự án sẽ được UBND TP. Hồ Chí Minh ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, trong đó miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo quy định.

Ngoài ra, các dự án được ưu đãi thuế nhập khẩu như miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định như máy móc, thiết bị; linh kiện, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc và linh kiện thiết bị; máy móc; Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án.

Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư vào Khu Công nghệ cao.

Các dự án sẽ được TP. Hồ Chí Minh miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản nhưng tối đa không quá 3 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất

Miễn tiền thuê đất 15 năm đối với dự án đầu tư không thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư; dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghệ cao; miễn 19 năm đối với dự án thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư.

Miễn toàn bộ tiền thuê đất cho cả thời hạn thuê trong trường hợp dự án thuộc Danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư (trừ dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghệ cao).

Ngoài ra, ưu đãi đầu tư đặc biệt theo quy định tại Quyết định số 29/2021/QĐ-TTg ngày 06/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về ưu đãi đầu tư đặc biệt; ưu đãi đối với nhà đầu tư chiến lược theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh.

Chi tiết danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chi Minh: TẠI ĐÂY

Sỹ Đồng
Bài viết cùng chủ đề: Thu hút đầu tư nước ngoài

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp