Thứ bảy 09/11/2024 04:35

Con Cuông, Nghệ An: Hồi sinh thổ cẩm bản Xiềng

Dệt thổ cẩm là một trong những nghề truyền thống của người phụ nữ Thái. Những năm gần đây, chính quyền cùng phụ nữ Thái ở bản Xiềng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) đẩy mạnh khôi phục, phát triển nghề, tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa, mang lại thu nhập…

Theo ông Ngân Văn Trường - Phó Chủ tịch UBND xã Môn Sơn, bản Xiềng nổi danh bởi làng dệt thổ cẩm truyền thống và đang được xây dựng thành điểm du lịch cộng đồng.

Sản phẩm thổ cẩm làng Xiềng rất đa dạng với nhiều loại sản phẩm như: Khăn quàng, váy, áo, bìa sổ, túi thêu... với những nét họa tiết, hoa văn phong phú mang giá trị nghệ thuật cao, phản ánh tay nghề khéo léo của những người thợ lành nghề và nghệ nhân. Cầm những tấm vải thổ cẩm được thêu sặc sỡ, chị Hà Thị Hằng, Chủ nhiệm HTX thủ công mỹ nghệ xã Môn Sơn ở bản Xiềng, vui vẻ: “Các hoa văn thêu trên váy áo đều mô phỏng các con vật, loài cây trên rừng, hay các vì sao trên trời, nghĩa là tất cả những gì gần gũi, thân thuộc với người Thái, với triết lý sống hòa hợp với thiên nhiên”. Chị giải thích: “Đây là “kết pa” (vảy cá), đây là “laotaxa” (sao trời), còn đây là “tinpu” (con cua), đây là “xanac” (rái cá)... ”. Có nhiều hoa văn mà ngay cả chị Hằng cũng khó giải thích, bởi đã được truyền lại từ hàng trăm năm trước, qua người mẹ truyền cho con gái hoặc con dâu. “Con gái Thái khoảng 10 tuổi đã được mẹ cho làm quen với khung cửi, dệt, thêu theo cách bài bản từ xưa, liên tục đến khoảng 16 tuổi mới tạm được coi là thành thạo nghề canh cửi”.

Với mong muốn giữ lại nghề truyền thống, sau những ngày mùa màng bận rộn, chị Hà Thị Nga ở bản Xiềng cùng với chị em phụ nữ HTX Thủ công mỹ nghệ xã Môn Sơn lại dành thời gian ngồi vào chiếc khung cửi để học dệt. “Từ niềm đam mê, muốn giữ nghề dệt truyền thống của cha ông từ bao đời nay, các chị em đều hăng say học hỏi và tự tay làm ra sản phẩm để mặc vào những ngày lễ hội truyền thống của đồng bào mình. Chị em cũng phấn khởi hơn bởi giờ đây nó không chỉ là khôi phục lại nghề truyền thống, mà còn mang lại nguồn thu nhập cải thiện đời sống” - chị Nga trao đổi. Sản phẩm làm ra ngoài phục vụ cho những người trong gia đình còn được bán cho khách du lịch, người dân trong xã và các vùng lân cận. Thu nhập không cao lắm, chiếc khăn đội đầu chỉ có giá 80.000 đồng, túi xách 150.000 đồng, chiếc váy hoặc khăn quàng có hoa văn cầu kỳ có giá từ 700.000 - 900.000 đồng, nhưng chị em làm tranh thủ được những lúc rảnh rỗi và hơn hết là giữ được nét văn hóa của dân tộc.

Khôi phục nghề, tạo ra sản phẩm hàng hóa là hướng đi đúng của các nghề truyền thống

Bản Xiềng nằm trong tuyến du lịch Vườn quốc gia Pù Mát, vài năm trở lại đây trở thành điểm du lịch cộng đồng khá hấp dẫn. Khách đến bản Xiềng để tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm các hoạt động sản xuất truyền thống như dệt thổ cẩm, làm nghề mây tre đan, làm rượu cần, mua hàng hóa... Việc khôi phục và giữ được nghề dệt thổ cẩm không chỉ làm sống lại một nghề thủ công đã bị mai một mà còn giúp chị em phụ nữ Thái ở Môn Sơn có được việc làm, tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng