Thứ ba 26/11/2024 13:16

Cơ hội nào cho nông sản Việt thâm nhập sâu vào thị trường Iran?

Là quốc gia hồi giáo với các quy định riêng về tiêu chuẩn sản phẩm, bảo hộ sản xuất trong nước cao, chính sách về thương mại thay đổi thường xuyên lại đang bị cấm vận, Iran là thị trường “khó” với nông sản Việt.

Nhiều rào cản

Tại Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Iran do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Iran tổ chức ngày 1/4, ông Nguyễn Thành Long - Bí thư thứ Ba, Thương vụ Việt Nam tại Iran, thông tin: Chịu cấm vận đã 40 năm, Iran bị ngắt kết nối với hệ thống thanh toán quốc tế Swift, ngắt kết nối với ngân hàng phương tây, cấm giao dịch thương mại bằng đồng USD, không thể tiếp cận công nghệ và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Lệnh cấm vận này ảnh hưởng toàn diện đến nền kinh tế Iran.

Chính bởi bị cấm vận, Iran luôn tìm cách tăng khả năng tự cung tự cấp trong nông nghiệp. Quốc gia này đẩy mạnh trợ cấp cho nông dân phát triển cơ sở hạ tầng, thay đổi chính sách thương mại theo chủ nghĩa bảo hộ. Để bảo vệ sản xuất trong nước, Iran áp dụng mức thuế quan cao, với một số hàng nhập khẩu tỷ lệ thuế tăng dần tuỳ thuộc mức độ gia công trong nước. Trong bối cảnh thiếu hụt hàng hoá, quy định thuế quan có thể được dỡ bỏ để đảm bảo cung cấp đủ hàng hoá cho tiêu dùng nội địa.

Tham gia hội chợ, triển lãm tại Iran là kênh tốt cho hàng Việt tiếp cận thị trường

Thực tế, một số nông sản Việt Nam đã được xuất khẩu sang Iran, trong đó hạt điều đạt 30 triệu USD, cà phê 17 triệu USD, hạt tiêu 14 triệu USD, chè 7 triệu USD. “So với các đối tác thương mại khác, con số này cực kỳ khiêm tốn nhưng so với kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước trong năm vừa qua chỉ đạt trên dưới 100 triệu USD thì những mặt hàng này chiếm tỷ trọng rất lớn và là chủ lực”, ông Nguyễn Thành Long nói.

Vẫn có cơ hội tiếp cận

Là thị trường "khó", tuy nhiên đại diện Thương vụ Việt Nam tại Iran vẫn khẳng định: Có cơ hội cho hàng Việt thâm nhập và gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nhất là với mặt hàng nông sản.

Nguyên do, cơ cấu mặt hàng nông sản hai nước bổ trợ cho nhau, ít cạnh tranh trực tiếp. Địa lý và thời tiết của Iran không ổn định, khó đảm bảo sản lượng cung ứng nội địa, do vậy vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn hàng hoá. Tâm lý của người tiêu dùng Iran ưa chuộng hàng Việt Nam, đây là yếu tố nhỏ nhưng ít nhiều tác động tới tâm lý mua hàng của người dân.

Ông Nguyễn Thành Long cũng cho hay: Iran là đất nước hồi giáo nên cấm nhập khẩu sản phẩm có nguồn gốc từ thịt lợn, khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu thô, hàng hoá nhập khẩu yêu cầu một số chứng chỉ như GMP, PHYTO , HACCP riêng với thực phẩm chế biến cần thêm chứng chỉ Halal.

“Mỗi sản phẩm đều có yêu cầu, quy định riêng từ cơ quan quản lý của Iran, nếu doanh nghiệp quan tâm, cung cấp mã HS sản phẩm, Thương vụ Việt Nam tại Iran sẽ cung cấp đầy đủ các quy định cho doanh nghiệp tham khảo”, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Iran nhấn mạnh.

Về phương thức thanh toán, để đảm bảo an toàn trong giao dịch, doanh nghiệp Việt Nam nên sử dụng phương thức thanh toán TT. Doanh nghiệp có thể thoả thuận với người mua chuyển tiền trước từ 20-30% giá trị hàng hoá. Cùng đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu, thẩm định đối tác, yêu cầu đặt cọc cao, thậm chí 100% với khách hàng mới.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có nhân viên xuất nhập khẩu có kinh nghiệm và liên tục nâng cao kỹ năng để có thể nhận thấy bất thường trong đàm phán và kinh doanh quốc tế. Đối tác Iran ưu tiên kết nối trực tiếp, vì vậy doanh nghiệp muốn làm ăn lâu dài nên tiếp cận đối tác bằng cách tham gia hội chợ, hội thảo, chương trình kết nối giao thương hàng năm tại Iran.

Chia sẻ kinh nghiệm xuất nhập khẩu hàng hoá với thị trường Iran, bà Nguyễn Thị Hiền Giang – Giám đốc Công ty TNHH TM Lâm Thành Hưng cho hay: Doanh nghiệp trong nước lựa chọn sản phẩm phù hợp, không cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá Iran để xúc tiến thương mại; đa dạng kênh kết nối; luôn có kế hoạch rõ ràng và chuẩn bị phương án tối ưu trong kinh doanh; nắm rõ thời gian nghỉ lễ của Iran để có kế hoạch cụ thể cho đơn hàng.

Thường xuyên liên hệ với đối tác thông qua nhiều hình thức liên lạc, cập nhật thông tin về kết nối giao thương để tăng cơ hội kinh doanh. Theo dõi sát sao tình hình chính trị của Iran để có phương án kinh doanh phù hợp và đón đầu cơ hội mới. “Sự mềm mỏng, khéo léo trong đàm phán với đối tác Iran sẽ mang lại những cơ hội kinh doanh tốt”, bà Nguyễn Thị Hiền Giang nhấn mạnh.

Việt Nga

Tin cùng chuyên mục

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch