Thứ ba 17/12/2024 05:30

Cô gái người Dao nuôi khát vọng xây dựng ngành dược liệu Việt vươn tầm quốc tế

Xác định tiềm năng dược liệu là rất lớn, cô gái người Dao năm ấy khát khao xây dựng ngành dược liệu Việt vươn tầm quốc tế, tạo thu nhập ổn định cho bà con.

Khởi nghiệp từ lối đi riêng

Chia sẻ với Báo Công Thương, chị Bàn Thị Liên (dân tộc Dao) - Giám đốc Công ty TNHH Thảo dược Tuệ Tâm (TP. Tuyên Quang) - trải lòng, sinh ra trong một gia đình làm nghề bốc thuốc gia truyền của người Dao ở Trung Sơn (Yên Sơn). Từ nhỏ chị đã theo cha vào rừng tìm cây thuốc nên chị hiểu rất rõ giá trị của các loại thảo mộc, dược liệu ở rừng núi của đồng bào mình.

Lớn lên vì cuộc sống mưu sinh nên chị chọn hướng kinh doanh vật liệu xây dựng. Khi cha đã cao tuổi nhưng chưa có người kế nghiệp, sau 2 tháng suy nghĩ, chị quyết định dừng lại công việc kinh doanh để nối nghiệp cha. Nhận thấy các bài thuốc gia truyền chủ yếu là sắc nước để uống không còn phù hợp, chị Liên đã mạnh dạn đầu tư vốn lên tới 3 tỷ đồng rồi dày công nghiên cứu, liên kết với các công ty dược để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Nhờ đó, năm 2018, Công ty TNHH Thảo dược Tuệ Tâm ra đời. Nhận thấy mảnh đất Tuyên Quang hội tụ rất nhiều cây thuốc quý, dễ kiếm mà không phải nơi nào cũng có được, người phụ nữ này đã phối hợp với người dân, chính quyền địa phương xây dựng, phát triển vùng sản xuất nguyên liệu các cây thuốc theo quy hoạch, đặc biệt đối với những loại dược liệu đang có nhu cầu lớn, phù hợp với điều kiện sinh thái và địa lý của từng địa phương.

Với hướng đi hoàn toàn mới: Sản xuất, chế biến các sản phẩm từ thảo dược, công ty đã tạo công ăn việc làm cho nhiều bà con các địa phương. Ảnh. NVCC

“Để mở rộng quy mô, chúng tôi đã ký hợp đồng và hướng dẫn kỹ thuật với các hộ dân trên địa bàn trồng và cung cấp dược liệu, qua đó đã hình thành được vùng dược liệu tại một số địa bàn: Huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Yên Sơn,… Thông qua dự án đã giúp tăng năng suất lao động của bà con nông dân so với việc trồng các loại cây nông nghiệp khác, mặt khác giúp kiểm soát tốt cho nguồn nguyên liệu đầu vào để đưa vào sản xuất thành phẩm đạt chất lượng tốt nhất” - chị Liên nói.

Với quy trình khép kín từ khâu chọn giống, chăm sóc cây dược liệu, thu hoạch và chế biến thô, chế biến tinh, sản xuất thành phẩm của Tuệ Tâm đều đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế ban hành.

Hiện các sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước và được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, từ chỗ chỉ vài ba sản phẩm ban đầu đến nay công ty có hơn 10 sản phẩm chủ lực như: Hà thủ ô Tuệ Tâm; bổ gan Tuệ Tâm; xương khớp Tuệ Tâm; bột tía tô Tuệ Tâm; cao dạ dày tá tràng; đông trùng hạ thảo khô và tươi; tinh dầu bưởi; bổ gan Tuệ Tâm; tỏi đen Tuệ Tâm, cao chè vằng, cao giảo cổ lam,…

Mặc dù thời gian qua, công ty đã được sự đồng hành, giúp đỡ của các cơ quan ban ngành như Bộ Công Thương, tỉnh trong việc hỗ trợ máy móc thiết bị, tìm kiếm thị trường, tuy nhiên, theo chị Liên, hiện công ty đang gặp rất nhiều khó khăn như khả năng cạnh tranh lớn. Trong khi, doanh nghiệp đang rất thiếu nguồn lực về vốn để tái đầu tư, marketing, truyền thông để quảng bá, mở rộng thị trường.

Nhiều sản phẩm của dược liệu Tuệ Tâm đã được người tiêu dùng đón nhận. Ảnh: NVCC

Vượt qua những khó khăn, Tuệ Tâm đã từng bước tích lũy kinh nghiệm, tạo dựng uy tín trên thị trường, với mong muốn trở thành cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng có nhu cầu với các sản phẩm an toàn, có truy xuất nguồn gốc, đồng thời xây dựng chuỗi liên kết hoàn chỉnh từ nguồn nguyên liệu, sản xuất và phân phối tới người tiêu dùng.

Tiềm năng dược liệu Việt rất lớn

Theo chị Liên, những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, điều trăn trở nhất hiện nay là dược liệu làm thuốc của Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, bởi chưa có một quy hoạch tổng thể cũng như chính sách phù hợp, chưa có sự liên kết của nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp. Bên cạnh đó là công nghệ sơ chế, bảo quản, chiết xuất và tổng hợp hoạt chất dược liệu của nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, bởi nếu chỉ xuất thô với giá rẻ và nhập tinh với giá đắt thì lợi nhuận thu về chẳng được bao nhiêu.

Với xu thế chung toàn cầu về việc sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên, dược liệu được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe con người như thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hóa mỹ phẩm, thực phẩm thực dưỡng, đồ uống thảo dược. Theo đó, chị Liên cho rằng, nhu cầu sử dụng dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu chăm sóc, bảo vệ sức ngày càng cao.

Sản phẩm của Tuệ Tâm cũng thường xuyên được quảng bá tại các hội chợ trên toàn quốc. Ảnh: NCVCC

"Với lịch sử lâu đời về sử dụng cây dược liệu trong thực tiễn y tế và sự phát triển của khoa học công nghệ, cây dược liệu ở Việt Nam là một kho tàng vô giá để tạo ra các sản phẩm thuốc chữa bệnh, thực phẩm thực dưỡng, đồ uống, hoá mỹ phẩm…" - chị Liên nhấn mạnh.

Theo Cục Quản lý Y - Dược cổ truyền (Bộ Y tế), hàng năm, tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành y tế nước ta ước tính khoảng 100.000 tấn, với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm.

Năm 2023, tổng thị trường dược phẩm toàn cầu ước tính vào khoảng 1,6 nghìn tỷ USD. Đây là mức tăng hơn 100 tỷ USD so với năm 2022. Theo phân tích của Frost & Sullivan, quy mô thị trường dược phẩm toàn cầu dự kiến sẽ đạt 1.681,4 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 5,3%.

Bên cạnh cơ hội, chị Liên cũng chỉ ra, khó khăn hiện nay là hầu hết các loài cây dược liệu đều sinh trưởng bên trong rừng phòng hộ, dưới tán rừng - vốn là địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đặc biệt, hiện sản xuất trong nước mới đáp ứng được 25% nhu cầu nguyên vật liệu của thị trường, theo đó, dư địa phát triển ở thị trường nội địa còn rất lớn, chưa kể đến thị trường xuất khẩu.

"Trong khi, tiềm năng dược liệu Trung Quốc hiện đang phát triển mạnh nhất thế giới. Nếu Việt Nam không nhập cuộc sẽ bỏ lại cuộc chơi" - chị Liên nói, đồng thời nhấn mạnh: "Tôi mong muốn xây dựng ngành dược liệu Việt vươn tầm quốc tế bằng những giá trị Việt và thương hiệu Việt thực sự".

Theo đó, định hướng của Tuệ Tâm là xây dựng các sản phẩm dược liệu lâu năm chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao. Hướng phát triển của doanh nghiệp là tiếp tục duy trì và phát triển vùng nguyên liệu tập trung; tiếp tục đầu tư nghiên cứu đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có một vị thế xứng đáng trên thị trường, tạo thêm giá trị Việt trên từng sản phẩm; đồng thời phát triển hệ thống phân phối qua các đại lý cũng như qua các sàn thương mại điện tử.

Đỗ Nga

Tin cùng chuyên mục

TokyoLife: Viết nên câu chuyện hy vọng, trao quyền bình đẳng cho người khuyết tật

PC Gia Lai hiến máu nhân đạo, hành trình truyền lửa cho thế hệ sau

Gia Lai: Những 'tấm lòng vàng' của thầy cô với học sinh nghèo nơi biên giới

Người phụ nữ dân tộc Tày với mong ước đưa thảo dược vùng quê ra thị trường

Tấm lòng vàng của người phụ nữ đất Cảng Nguyễn Thị Hương

Đại úy Quân đội trên hành trình 'gieo chữ' nơi vùng cao

Hai chiến sĩ công an giải cứu thành công cháu bé sắp rơi từ tầng 4 ở Đắk Nông

Gia Lai: Thầy giáo làng và hành trình gieo hy vọng, ươm mầm tri thức cho trò nghèo

Những người ‘‘lính áo cam’’ Quảng Trị: Đều đặn 10 năm tham gia hiến máu tại Tuần lễ hồng EVN

Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo

Tuyên Quang: Công an kịp thời hỗ trợ 2 bé trai đói lả do đi lạc gần 300km

Từ "cỏ cây hoa lá" giúp hàng nghìn chị em phụ nữ khởi nghiệp

Quỹ Tấm lòng Việt: ''Viết tiếp ước mơ đến trường'' của nhiều học sinh nghèo vượt khó

Hải Phòng: Nữ sinh Lê Thảo Vy vượt qua nỗi đau dioxin và giấc mơ lo cho gia đình

Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Phú Thọ: Chủ tịch hội nông dân xã đầu tư tiền tỉ để chế biến, tìm đầu ra cho quả bí đao