Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Thất bại nhưng không nản, người phụ nữ U60 bán nhà để hiện thực khát vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới đã bắt đầu gặt hái được những thành công.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18% Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Bán nhà để khởi nghiệp với sachi

Bà Đỗ Thị Kim Thông - Giám đốc Hợp tác xã Thương mại dịch vụ du lịch và xuất nhập khẩu Kim Thông (Hợp tác xã Kim Thông) nhiều lần mang sản phẩm hạt sachi đi giới thiệu tại những hội nghị, hội thảo nhằm tìm kiếm khách hàng và đầu ra cho sản phẩm hạt sachi vốn rất xa lạ với người Việt Nam.

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới
Gian hàng giới thiệu sản phẩm hạt sachi của Hợp tác xã Kim Thông. Ảnh KT

Hạt sacha inchi (sachi) là loại hạt có xuất xứ từ vùng đất Nam Mỹ, được thế giới mệnh danh như một loại “siêu thực phẩm mới”, hay còn gọi là “vua của các loại hạt”, bởi các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, loại hạt này sở hữu giá trị dinh dưỡng vượt xa so với các loại hạt óc chó, hạt điều. Thậm chí, một số nghiên cứu còn cho rằng, hàm lượng omega-3 trong loại hạt sachi gấp 17 lần cá hồi và gấp gần 50 lần dầu oliu.

Cũng chính vì hàm lượng dinh dưỡng cao như vậy, nên vào năm 2018, sau khi đi du lịch Peru và mang loại hạt này về Việt Nam để tìm hiểu, bà Đỗ Thị Kim Thông đã quyết định “khởi nghiệp” ở tuổi 52 thay vì nghỉ hưu như cách nhiều người đã lựa chọn.

Một trong những lý do chính để người phụ nữ U60 quyết định khởi nghiệp với cây sachi là bởi, ngoài hàm lượng dinh dưỡng cao, hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở Việt Nam, loại cây này còn có tiềm năng rất lớn khi thời gian cho thu hoạch chỉ sau 8 tháng và kéo dài đến 20-30 năm, bên cạnh đó cây còn có ưu điểm ít sâu bệnh, dễ trồng, dễ chăm sóc.

Một ưu điểm nữa cũng được bà Đỗ Thị Kim Thông nhắc tới đó là, diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam rất lớn, lao động nông nhàn lại nhiều, nhất là ở những tỉnh như Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng. Thực tế, tại Việt Nam thời điểm đó, cây sachi đã được trồng thử nghiệm ở một số địa phương nhưng chưa quy hoạch thành vùng trồng tập trung.

Để có tiền khởi nghiệp, bà Đỗ Thị Kim Thông đã bán đi 2 căn chung cư ở quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội với số tiền gần 10 tỷ đồng để quy hoạch vùng trồng và đầu tư máy móc. Tuy nhiên, dịch Covid-19 ập đến gây khó khăn cho việc tìm kiếm đầu ra, cộng với người tiêu dùng chưa biết, chưa hiểu về giá trị dinh dưỡng của loại hạt này, “nên có thời điểm, đầu tư giống xong thu hoạch không bán được mà phải đổ đi. Đến bây giờ tôi vẫn còn lưu lại clip giai đoạn khó khăn đó" - bà Đỗ Thị Kim Thông cho biết.

Khó khăn là vậy, nhưng thay vì nản lòng, người phụ nữ ở tuổi U60 không bao giờ có ý định bỏ cuộc, bà vẫn kiên trì với sự lựa chọn của mình, bởi theo bà: "Dù còn một tia hy vọng nhỏ nhoi, tôi vẫn theo đuổi đến cùng".

Cũng theo bà Đỗ Thị Kim Thông: “Làm nông nghiệp bên cạnh cái tâm thì cần nhất là sự kiên trì, bền bỉ”. Với suy nghĩ đó, bà tiếp tục tìm hiểu, đầu tư dây chuyền công nghệ máy sấy lạnh thay vì sấy nóng đã đầu tư trước đó, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, đồng thời nỗ lực đưa sản phẩm đi giới thiệu, quảng bá tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước.

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới
Bà Đỗ Thị Kim Thông (ngoài cùng bên trái) đang giới thiệu sản phẩm tại Trung Quốc. Ảnh KT

Đơn hàng đầu tiên và ước mơ chinh phục thị trường châu Âu

Với những nỗ lực của người đàn bà nhỏ bé này, năm 2020 - tức là sau gần 3 năm đơn hàng sachi đầu tiên của Hợp tác xã Kim Thông đã được bán cho một nữ khách hàng người Hàn Quốc tại một sự kiện tại Hà Nội. Liên tiếp sau đó, vị khách hàng này đã nhập rất nhiều hàng của Hợp tác xã Kim Thông về Hàn Quốc, có thời điểm lên đến 10 tấn hạt sachi.

Bên cạnh thị trường Hàn Quốc, bà Đỗ Thị Kim Thông cho rằng, thị trường Trung Quốc và một số quốc gia châu Á cũng đang rất ưa chuộng các sản phẩm hạt sachi của Việt Nam. Hiện tại, Hợp tác xã Kim Thông đã quy hoạch được vùng trồng quy mô 500 ha với sự tham gia của vài trăm hộ gia đình. Mỗi tháng, Hợp tác xã Kim Thông bao tiêu khoảng 60-70 tấn hạt sachi cho các thành viên. Ngoài sản phẩm hạt sachi sấy lạnh, hiện, Hợp tác xã Kim Thông còn chế biến hạt sachi ra các sản phẩm khác như dầu sachi, nhằm đáp ứng đa dạng hơn nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước.

“Bây giờ, tôi không sợ gì nữa, cứ có người sẵn sàng đầu tư trồng sachi cùng tôi, có hàng là tôi bán được”, bà Đỗ Thị Kim Thông khẳng định và chia sẻ rằng, sau cuộc trả lời phỏng vấn ngắn này, bà sẽ có cuộc hẹn với 2 đối tác người Nga về việc xuất khẩu loại hạt này sang đất nước của họ. Theo bà Đỗ Thị Kim Thông, sở dĩ sản phẩm hạt sachi của Hợp tác xã Kim Thông nhận được sự quan tâm của khách hàng quốc tế, bởi bên cạnh chất lượng, sản phẩm còn có giá cả phù hợp, bởi Việt Nam có lợi thế về vùng trồng và chi phí nhân công cho lĩnh vực nông nghiệp rẻ hơn những quốc gia khác.

Với những gì đã trải qua và những triển vọng sắp tới, bà Đỗ Thị Kim Thông tự tin cho rằng, hạt sachi không có xuất thân từ Việt Nam, nhưng chẳng bao lâu nữa sẽ khẳng định được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Những tháng cuối năm 2024, Giám đốc Hợp tác xã Kim Thông khẳng định, mục tiêu của bà là xuất khẩu hạt sachi sang thị trường châu Âu – đây là thị trường vô cùng khó tính, nếu mục tiêu này trở thành hiện thực, điều đó đồng nghĩa với việc, thương hiệu hạt sachi của Việt Nam sẽ được người tiêu dùng thế giới biết đến nhiều hơn. Mở ra những cơ hội rộng mở hơn cho ngành nông sản Việt Nam.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Luật Điện lực (sửa đổi) mở đường cho các cơ chế pháp lý rõ ràng, minh bạch hơn; khuyến khích đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo.
Những người ‘‘lính áo cam’’ Quảng Trị: Đều đặn 10 năm tham gia hiến máu tại Tuần lễ hồng EVN

Những người ‘‘lính áo cam’’ Quảng Trị: Đều đặn 10 năm tham gia hiến máu tại Tuần lễ hồng EVN

Rất nhiều “lính áo cam” đang công tác tại Công ty Điện lực Quảng Trị 10 năm qua đều đặn tham gia hiến máu nhân đạo tại Tuần lễ hồng EVN.
Luật Điện lực (sửa đổi) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

Luật Điện lực (sửa đổi) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

Ông Nguyễn Đình Thanh - Tổng Giám đốc điều hành Công ty CP Hóa chất Sơn Hà Nội: Luật Điện lực (sửa đổi) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Sáp nhập, tinh gọn bộ máy tổ chức -

Sáp nhập, tinh gọn bộ máy tổ chức - 'Cuộc cách mạng' để vươn mình

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, tinh gọn bộ máy tổ chức hệ thống chính trị thực sự là 'cuộc cách mạng' để vươn mình.
Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo

Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo

Mỗi suất cơm miễn phí trao tới bệnh nhân nghèo Gia Lai không đơn thuần là việc chia sẻ khó khăn, mà còn là thông điệp lan tỏa điều tử tế trong cuộc sống.

Tin cùng chuyên mục

Bước đi

Bước đi 'thần tốc' của ngành điện nhìn từ Luật Điện lực (sửa đổi): Biến điều không thể thành có thể

Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thành công sửa đổi Luật Điện lực khi 'trên, dưới đồng lòng', 'dọc ngang thông suốt' vì lợi ích chung.
Tăng trưởng GDP trên 7%: Áp lực đã biến những điều không thể thành có thể!

Tăng trưởng GDP trên 7%: Áp lực đã biến những điều không thể thành có thể!

Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt trên 7%, vượt mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra và vượt xa dự báo của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Công nghệ nhà máy điện hạt nhân hiện nay rất đa dạng, tuy nhiên theo ông Lê Đại Diễn, Việt Nam nên sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng.
Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Cùng với đường dây 500 kV mạch 3, Luật Điện lực (sửa đổi) đã làm nên kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế với tinh thần "thần tốc".
Hơn 10.000 người tham gia Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Hơn 10.000 người tham gia Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Theo Ban Tổ chức, kết thúc đợt 3, tính đến ngày 30/11, qua 3 tháng triển khai đã có hơn 10.000 người hưởng ứng Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương.
Thu phí dịch vụ

Thu phí dịch vụ 'lối đi ưu tiên' tại sân bay Đà Nẵng gây nhiều ý kiến trái chiều

Thông tin về thu phí dịch vụ ‘lối đi ưu tiên’ tại sân bay Đà Nẵng đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng và dư luận.
TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

Theo chuyên gia năng lượng, TS Hà Đăng Sơn, Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ giúp khơi thông các điểm nghẽn pháp lý trong phát triển điện lực ở Việt Nam.
Lòng tham - mảnh đất nuôi dưỡng cho hình thức lừa đảo Ponzi

Lòng tham - mảnh đất nuôi dưỡng cho hình thức lừa đảo Ponzi

Nếu không có lòng tham, biết đứng ngoài tâm lý đám đông và tránh xa hiệu ứng FOMO, có lẽ nhiều người đã chẳng rơi vào chiếc bẫy lừa đảo theo mô hình Ponzi.
Báo chí trong nước đưa tin nổi bật, nhấn mạnh vai trò then chốt của Luật Điện lực (sửa đổi) sau khi được thông qua

Báo chí trong nước đưa tin nổi bật, nhấn mạnh vai trò then chốt của Luật Điện lực (sửa đổi) sau khi được thông qua

Ngay khi Luật Điện lực (sửa đổi) mới được thông qua, báo chí đồng loạt đưa tin, nhấn mạnh vai trò then chốt của luật này trong hiện đại hóa ngành điện Việt Nam.
PGS.TS. Ngô Trí Long: Luật Điện lực (sửa đổi) tạo ra khung pháp lý thuận lợi cho phát triển thị trường điện

PGS.TS. Ngô Trí Long: Luật Điện lực (sửa đổi) tạo ra khung pháp lý thuận lợi cho phát triển thị trường điện

Theo PGS.TS. Ngô Trí Long, Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua đã tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển thị trường điện Việt Nam.
Truyền thông quốc tế nói gì về Luật Điện lực (sửa đổi) mới được thông qua?

Truyền thông quốc tế nói gì về Luật Điện lực (sửa đổi) mới được thông qua?

Truyền thông quốc tế đánh giá cao Luật Điện lực (sửa đổi) như một bước tiến quan trọng, hướng tới một ngành năng lượng bền vững cho Việt Nam.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW

Sáng 1/12, Đảng bộ Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII…
Những ý kiến tâm huyết của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện Luật Điện lực (sửa đổi)

Những ý kiến tâm huyết của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện Luật Điện lực (sửa đổi)

Trong quá trình thảo luận Luật Điện lực (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ mong muốn Luật sớm thông qua, góp phần giải phóng nguồn lực xã hội.
Chuyện ở huyện Sóc Sơn: Đấu giá đất hay cố tình phá đám?

Chuyện ở huyện Sóc Sơn: Đấu giá đất hay cố tình phá đám?

Chuyện ''thật như bịa'' vừa xảy ra trong phiên đấu giá đất tại xã Quang Tiến (Sóc Sơn, Hà Nội) ngày 29/11 khi giá bị đẩy lên hàng chục tỷ đồng/m² rồi bỏ...
Doanh nghiệp Việt phải tuân thủ

Doanh nghiệp Việt phải tuân thủ 'luật chơi' để tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Ông Quách Quang Đông- Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương vừa có chia sẻ nhiều vấn đề liên quan đến tăng trưởng xanh...
Gian nan bài toán xử lý chợ tự phát ở Hà Nội

Gian nan bài toán xử lý chợ tự phát ở Hà Nội

Thời gian qua, tình trạng chợ tự phát ở Hà Nội đã tạo ra những hệ lụy xấu đối với môi trường, xã hội, trở thành bài toán khó của cơ quan chức năng.
Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Để kế thừa và phát huy sự nghiệp cách mạng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tuyên bố thời điểm tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường không làm tăng thu ngân sách mà tác động tiêu cực chung tới nền kinh tế.
Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Việc nghiên cứu và triển khai điện hạt nhân tại Việt Nam, tái khởi động các dự án được xem là chiến lược hết sức quan trọng.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

Khung pháp lý về tài chính xanh vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ liên quan...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động