Cô gái người Dao nuôi khát vọng xây dựng ngành dược liệu Việt vươn tầm quốc tế

Xác định tiềm năng dược liệu là rất lớn, cô gái người Dao năm ấy khát khao xây dựng ngành dược liệu Việt vươn tầm quốc tế, tạo thu nhập ổn định cho bà con.
Vì sao ngành dược liệu mãi chưa “lớn”? Tìm giải pháp để phát triển ngành dược liệu và mỹ phẩm

Khởi nghiệp từ lối đi riêng

Chia sẻ với Báo Công Thương, chị Bàn Thị Liên (dân tộc Dao) - Giám đốc Công ty TNHH Thảo dược Tuệ Tâm (TP. Tuyên Quang) - trải lòng, sinh ra trong một gia đình làm nghề bốc thuốc gia truyền của người Dao ở Trung Sơn (Yên Sơn). Từ nhỏ chị đã theo cha vào rừng tìm cây thuốc nên chị hiểu rất rõ giá trị của các loại thảo mộc, dược liệu ở rừng núi của đồng bào mình.

Lớn lên vì cuộc sống mưu sinh nên chị chọn hướng kinh doanh vật liệu xây dựng. Khi cha đã cao tuổi nhưng chưa có người kế nghiệp, sau 2 tháng suy nghĩ, chị quyết định dừng lại công việc kinh doanh để nối nghiệp cha. Nhận thấy các bài thuốc gia truyền chủ yếu là sắc nước để uống không còn phù hợp, chị Liên đã mạnh dạn đầu tư vốn lên tới 3 tỷ đồng rồi dày công nghiên cứu, liên kết với các công ty dược để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Nhờ đó, năm 2018, Công ty TNHH Thảo dược Tuệ Tâm ra đời. Nhận thấy mảnh đất Tuyên Quang hội tụ rất nhiều cây thuốc quý, dễ kiếm mà không phải nơi nào cũng có được, người phụ nữ này đã phối hợp với người dân, chính quyền địa phương xây dựng, phát triển vùng sản xuất nguyên liệu các cây thuốc theo quy hoạch, đặc biệt đối với những loại dược liệu đang có nhu cầu lớn, phù hợp với điều kiện sinh thái và địa lý của từng địa phương.

dược liệu tuệ tâm
Với hướng đi hoàn toàn mới: Sản xuất, chế biến các sản phẩm từ thảo dược, công ty đã tạo công ăn việc làm cho nhiều bà con các địa phương. Ảnh. NVCC

“Để mở rộng quy mô, chúng tôi đã ký hợp đồng và hướng dẫn kỹ thuật với các hộ dân trên địa bàn trồng và cung cấp dược liệu, qua đó đã hình thành được vùng dược liệu tại một số địa bàn: Huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Yên Sơn,… Thông qua dự án đã giúp tăng năng suất lao động của bà con nông dân so với việc trồng các loại cây nông nghiệp khác, mặt khác giúp kiểm soát tốt cho nguồn nguyên liệu đầu vào để đưa vào sản xuất thành phẩm đạt chất lượng tốt nhất” - chị Liên nói.

Với quy trình khép kín từ khâu chọn giống, chăm sóc cây dược liệu, thu hoạch và chế biến thô, chế biến tinh, sản xuất thành phẩm của Tuệ Tâm đều đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế ban hành.

Hiện các sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước và được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, từ chỗ chỉ vài ba sản phẩm ban đầu đến nay công ty có hơn 10 sản phẩm chủ lực như: Hà thủ ô Tuệ Tâm; bổ gan Tuệ Tâm; xương khớp Tuệ Tâm; bột tía tô Tuệ Tâm; cao dạ dày tá tràng; đông trùng hạ thảo khô và tươi; tinh dầu bưởi; bổ gan Tuệ Tâm; tỏi đen Tuệ Tâm, cao chè vằng, cao giảo cổ lam,…

Mặc dù thời gian qua, công ty đã được sự đồng hành, giúp đỡ của các cơ quan ban ngành như Bộ Công Thương, tỉnh trong việc hỗ trợ máy móc thiết bị, tìm kiếm thị trường, tuy nhiên, theo chị Liên, hiện công ty đang gặp rất nhiều khó khăn như khả năng cạnh tranh lớn. Trong khi, doanh nghiệp đang rất thiếu nguồn lực về vốn để tái đầu tư, marketing, truyền thông để quảng bá, mở rộng thị trường.

dược liệu tuệ tâm
Nhiều sản phẩm của dược liệu Tuệ Tâm đã được người tiêu dùng đón nhận. Ảnh: NVCC

Vượt qua những khó khăn, Tuệ Tâm đã từng bước tích lũy kinh nghiệm, tạo dựng uy tín trên thị trường, với mong muốn trở thành cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng có nhu cầu với các sản phẩm an toàn, có truy xuất nguồn gốc, đồng thời xây dựng chuỗi liên kết hoàn chỉnh từ nguồn nguyên liệu, sản xuất và phân phối tới người tiêu dùng.

Tiềm năng dược liệu Việt rất lớn

Theo chị Liên, những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, điều trăn trở nhất hiện nay là dược liệu làm thuốc của Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, bởi chưa có một quy hoạch tổng thể cũng như chính sách phù hợp, chưa có sự liên kết của nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp. Bên cạnh đó là công nghệ sơ chế, bảo quản, chiết xuất và tổng hợp hoạt chất dược liệu của nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, bởi nếu chỉ xuất thô với giá rẻ và nhập tinh với giá đắt thì lợi nhuận thu về chẳng được bao nhiêu.

Với xu thế chung toàn cầu về việc sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên, dược liệu được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe con người như thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hóa mỹ phẩm, thực phẩm thực dưỡng, đồ uống thảo dược. Theo đó, chị Liên cho rằng, nhu cầu sử dụng dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu chăm sóc, bảo vệ sức ngày càng cao.

dược liệu tuệ tâm
Sản phẩm của Tuệ Tâm cũng thường xuyên được quảng bá tại các hội chợ trên toàn quốc. Ảnh: NCVCC

"Với lịch sử lâu đời về sử dụng cây dược liệu trong thực tiễn y tế và sự phát triển của khoa học công nghệ, cây dược liệu ở Việt Nam là một kho tàng vô giá để tạo ra các sản phẩm thuốc chữa bệnh, thực phẩm thực dưỡng, đồ uống, hoá mỹ phẩm…" - chị Liên nhấn mạnh.

Theo Cục Quản lý Y - Dược cổ truyền (Bộ Y tế), hàng năm, tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành y tế nước ta ước tính khoảng 100.000 tấn, với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm.

Năm 2023, tổng thị trường dược phẩm toàn cầu ước tính vào khoảng 1,6 nghìn tỷ USD. Đây là mức tăng hơn 100 tỷ USD so với năm 2022. Theo phân tích của Frost & Sullivan, quy mô thị trường dược phẩm toàn cầu dự kiến sẽ đạt 1.681,4 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 5,3%.

Bên cạnh cơ hội, chị Liên cũng chỉ ra, khó khăn hiện nay là hầu hết các loài cây dược liệu đều sinh trưởng bên trong rừng phòng hộ, dưới tán rừng - vốn là địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đặc biệt, hiện sản xuất trong nước mới đáp ứng được 25% nhu cầu nguyên vật liệu của thị trường, theo đó, dư địa phát triển ở thị trường nội địa còn rất lớn, chưa kể đến thị trường xuất khẩu.

"Trong khi, tiềm năng dược liệu Trung Quốc hiện đang phát triển mạnh nhất thế giới. Nếu Việt Nam không nhập cuộc sẽ bỏ lại cuộc chơi" - chị Liên nói, đồng thời nhấn mạnh: "Tôi mong muốn xây dựng ngành dược liệu Việt vươn tầm quốc tế bằng những giá trị Việt và thương hiệu Việt thực sự".

Theo đó, định hướng của Tuệ Tâm là xây dựng các sản phẩm dược liệu lâu năm chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao. Hướng phát triển của doanh nghiệp là tiếp tục duy trì và phát triển vùng nguyên liệu tập trung; tiếp tục đầu tư nghiên cứu đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có một vị thế xứng đáng trên thị trường, tạo thêm giá trị Việt trên từng sản phẩm; đồng thời phát triển hệ thống phân phối qua các đại lý cũng như qua các sàn thương mại điện tử.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Ấm lòng những tô mì 0 đồng giữa trung tâm Quận 1

TP. Hồ Chí Minh: Ấm lòng những tô mì 0 đồng giữa trung tâm Quận 1

Mở cửa tối thứ 2 đến thứ 6, quán mì 0 đồng của Giáo xứ Mạc Ty Nho (16A Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP. Hồ Chí Minh) là địa chỉ quen thuộc của rất nhiều người.
Gia đình thương binh ở Bình Phước có gần 70 lần hiến máu nhân đạo

Gia đình thương binh ở Bình Phước có gần 70 lần hiến máu nhân đạo

Cựu chiến binh Vương Ất ở tỉnh Bình Phước là thương binh hạng 4/4, ông cùng vợ và con trai đã có gần 70 lần hiến máu nhân đạo cứu người.
Hà Nội tặng danh hiệu ‘Người tốt-việc tốt’ cho 25 cá nhân: Lan tỏa để trở thành nét văn hóa tiêu biểu

Hà Nội tặng danh hiệu ‘Người tốt-việc tốt’ cho 25 cá nhân: Lan tỏa để trở thành nét văn hóa tiêu biểu

Phong trào ‘Người tốt-việc tốt’ đã lan tỏa mạnh mẽ, trở thành nét văn hóa tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội, góp phần xây dựng hình ảnh thành phố văn minh, lịch sự.
Gia Lai: Cô giáo trẻ ‘truyền lửa’ học tiếng Anh cho học sinh dân tộc thiểu số

Gia Lai: Cô giáo trẻ ‘truyền lửa’ học tiếng Anh cho học sinh dân tộc thiểu số

Với mong muốn lan tỏa và truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số, cô giáo trẻ Mai Ngọc Anh đã mở lớp dạy miễn phí cho các em.
TokyoLife: Viết nên câu chuyện hy vọng, trao quyền bình đẳng cho người khuyết tật

TokyoLife: Viết nên câu chuyện hy vọng, trao quyền bình đẳng cho người khuyết tật

Với mong muốn trao quyền cho người khuyết tật, dự án Thiên thần của TokyoLife - sáng kiến nhằm tạo việc làm bền vững cho người khuyết tật tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

PC Gia Lai hiến máu nhân đạo, hành trình truyền lửa cho thế hệ sau

PC Gia Lai hiến máu nhân đạo, hành trình truyền lửa cho thế hệ sau

Hưởng ứng “Tuần lễ hồng EVN lần thứ X”, những trái tim nhiệt thành và những tấm lòng nhân ái của Công ty Điện lực Gia Lai đã tích cực đóng góp 167 đơn vị máu.
Gia Lai: Những

Gia Lai: Những 'tấm lòng vàng' của thầy cô với học sinh nghèo nơi biên giới

Sau tất cả những việc làm ý nghĩa, điều mà thầy cô vùng biên Gia Lai mong muốn các em học sinh nghèo vươn lên trong học tập và có cuộc sống bớt khó khăn vất vả.
Người phụ nữ dân tộc Tày với mong ước đưa thảo dược vùng quê ra thị trường

Người phụ nữ dân tộc Tày với mong ước đưa thảo dược vùng quê ra thị trường

Đó là chị Trương Thị Úy Nga - Giám đốc Công ty TNHH TN Yên Bái- người dân tộc Tày đã nỗ lực đưa nhiều sản vật bản địa thành trà thảo dược cao cấp ra thị trường.
Tấm lòng vàng của người phụ nữ đất Cảng Nguyễn Thị Hương

Tấm lòng vàng của người phụ nữ đất Cảng Nguyễn Thị Hương

Bà Nguyễn Thị Hương ở tổ dân phố Đồng Tử 1, phường Phù Liễn, quận Kiến An, TP. Hải Phòng đã hỗ trợ, giúp đỡ nhiều người nghèo và nhận đỡ đầu trẻ em mồ côi...
Đại úy Quân đội trên hành trình

Đại úy Quân đội trên hành trình 'gieo chữ' nơi vùng cao

Những lớp "bình dân học vụ" do Đại úy quân đội Lò Văn Thoại phụ trách đã giúp những người dân còn khó khăn tiếp cận tri thức, góp phần thoát nghèo.
Hai chiến sĩ công an giải cứu thành công cháu bé sắp rơi từ tầng 4 ở Đắk Nông

Hai chiến sĩ công an giải cứu thành công cháu bé sắp rơi từ tầng 4 ở Đắk Nông

Hai chiến sĩ Công an tỉnh Đắk Nông đã giải cứu thành công cháu bé 3 tuổi khi sắp rơi từ tầng 4 của toà nhà Trung tâm giáo dục thường xuyên xuống đất.
Gia Lai: Thầy giáo làng và hành trình gieo hy vọng, ươm mầm tri thức cho trò nghèo

Gia Lai: Thầy giáo làng và hành trình gieo hy vọng, ươm mầm tri thức cho trò nghèo

Bằng sự tận tâm, thầy giáo Vũ Văn Tùng không chỉ giúp trò nghèo vững bước đến trường mà còn lan tỏa giá trị nhân văn qua các hoạt động thiện nguyện ở Gia Lai.
Những người ‘‘lính áo cam’’ Quảng Trị: Đều đặn 10 năm tham gia hiến máu tại Tuần lễ hồng EVN

Những người ‘‘lính áo cam’’ Quảng Trị: Đều đặn 10 năm tham gia hiến máu tại Tuần lễ hồng EVN

Rất nhiều “lính áo cam” đang công tác tại Công ty Điện lực Quảng Trị 10 năm qua đều đặn tham gia hiến máu nhân đạo tại Tuần lễ hồng EVN.
Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo

Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo

Mỗi suất cơm miễn phí trao tới bệnh nhân nghèo Gia Lai không đơn thuần là việc chia sẻ khó khăn, mà còn là thông điệp lan tỏa điều tử tế trong cuộc sống.
Tuyên Quang: Công an kịp thời hỗ trợ 2 bé trai đói lả do đi lạc gần 300km

Tuyên Quang: Công an kịp thời hỗ trợ 2 bé trai đói lả do đi lạc gần 300km

2 bé trai đi lạc từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang xuống thành phố Tuyên Quang với quãng đường gần 300km được công an cứu giúp khi đang đói lả bên lề đường.
Từ "cỏ cây hoa lá" giúp hàng nghìn chị em phụ nữ khởi nghiệp

Từ "cỏ cây hoa lá" giúp hàng nghìn chị em phụ nữ khởi nghiệp

Không chỉ mong muốn phát triển những giá trị của nông sản Việt, mà từ những sản phẩm thuần tự nhiên còn có thể đã hỗ trợ hàng nghìn chị em khởi nghiệp.
Quỹ Tấm lòng Việt:

Quỹ Tấm lòng Việt: ''Viết tiếp ước mơ đến trường'' của nhiều học sinh nghèo vượt khó

Với sự đồng hành của Quỹ Tấm lòng Việt, những cô, cậu học trò nơi vùng quê khó khăn đã viết tiếp ước mơ đến trường, vươn lên trong học tập, thay đổi số phận.
Hải Phòng: Nữ sinh Lê Thảo Vy vượt qua nỗi đau dioxin và giấc mơ lo cho gia đình

Hải Phòng: Nữ sinh Lê Thảo Vy vượt qua nỗi đau dioxin và giấc mơ lo cho gia đình

Lê Thảo Vy (sinh năm 2006, ở phường Nam Sơn, quận Kiến An, TP Hải Phòng) đã vượt lên số phận, chiến thắng nỗi đau dioxin, từng ngày hoàn thiện ước mơ của mình.
Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Đồng hành cùng người lao động nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng các sáng kiến vào sản xuất, doanh nghiệp dệt may thu được nhiều lợi ích.
Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Hơn 7 năm qua, các thành viên của Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai không sao đếm xuể số bệnh nhân mình đã cho máu và đã hồi sinh sự sống cho bao người.
Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Vượt qua gia cảnh khó khăn, cô giáo Ksor H’Hiền (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày miệt mài làm tốt công việc chăm lo cho trẻ mầm mon.
Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bí quyết làm nên thành công của Chủ nhiệm Bộ môn Động cơ, Khoa Máy bay - Động cơ, Trường Sĩ quan Không quân là luôn cơ động, linh hoạt trong công việc.
TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Khởi đầu từ một ý tưởng nhỏ bé đầy ý nghĩa, nhóm những chàng trai Hóc Môn đã xây dựng tiệm mì 0 đồng, trao tặng những bữa ăn miễn phí đến với người khó khăn.
Phú Thọ: Chủ tịch hội nông dân xã đầu tư tiền tỉ để chế biến, tìm đầu ra cho quả bí đao

Phú Thọ: Chủ tịch hội nông dân xã đầu tư tiền tỉ để chế biến, tìm đầu ra cho quả bí đao

Anh Phạm Ngọc Doanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Văn Lang (huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) đã vượt qua nhiều khó khăn, có nhiều sáng tạo tìm đầu ra cho cây bí đao.
Tình người lan tỏa từ

Tình người lan tỏa từ 'khu chợ 0 đồng' của chàng trai một chân tại Bình Dương

Hai năm nay, 'khu chợ 0 đồng' của chàng trai một chân Từ Quang Tú đã trở thành nơi lan tỏa tình người giữa những hoàn cảnh khó khăn tại Bình Dương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động