Gia Lai: Những 'tấm lòng vàng' của thầy cô với học sinh nghèo nơi biên giới

Sau tất cả những việc làm ý nghĩa, điều mà thầy cô vùng biên Gia Lai mong muốn các em học sinh nghèo vươn lên trong học tập và có cuộc sống bớt khó khăn vất vả.
Gia Lai: Chuyện về cô giáo trẻ và hành trình gieo chữ ở vùng cao Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Ngoài giờ lên lớp, khi nghe ở đâu có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ là cô Lê Thị Nhơn - giáo viên Trường THCS Chu Văn An (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại nhiệt tình tìm đến tận nơi để hỗ trợ. Hơn 7 năm qua, cô Nhơn đã không quản nhọc nhằn, bằng cả trái tim và lòng nhân ái của mình giúp đỡ hàng trăm học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện được cắp sách đến trường, vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo có trái tim nhân ái

Năm 2013, cô Nhơn tốt nghiệp ngành Sư phạm tiếng Anh tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng. Sau quá trình dạy học ở các trường khác nhau, đến năm 2017, cô Nhơn quyết định rời huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) - nơi mình sinh sống, vượt 200km để tìm về với mảnh đất biên giới Ia O. Nhận công tác tại Trường THCS Chu Văn An được 7 năm, cô Nhơn tận mắt chứng kiến tình trạng thiếu ăn, thiếu mặc của các học sinh nơi đây. Từ đó, cô cố gắng tìm tòi, vận động các nguồn lực để giúp đỡ các em có điều kiện đến trường.

Những người nặng lòng với học sinh nghèo biên giới Gia Lai
Ngoài giờ lên lớp, khi nghe ở đâu có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ là cô Lê Thị Nhơn lại nhiệt tình tìm đến tận chỗ để hỗ trợ

Cô Nhơn cho biết, trong số 45 học sinh thuộc lớp cô chủ nhiệm thì chỉ có 7 học sinh người dân tộc Kinh, còn lại là học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số. Một số bạn không có tiền đóng tiền xe nên không thể đến lớp, bạn thì không có áo quần đồng phục nên cũng nghỉ ngang vì sợ đi học bị trừ điểm nề nếp, số khác đi học nhưng không được ăn sáng, đói lả người đi.

“Nhìn học trò của mình đi học với bộ quần áo cũ sờn, cặp sách rách tả tơi, mệt lả vì đói, tôi thấy vô cùng xót xa và nghĩ mình cần làm một điều gì đó để giúp đỡ các em. Nói là làm, tôi bắt đầu bỏ tiền túi của mình để hỗ trợ các em, dù không đáng kể song phần nào đó tiếp thêm động lực cho các em tới trường” - cô Nhơn chia sẻ.

Những người nặng lòng với học sinh nghèo biên giới Gia Lai
Từ nguồn huy động của các thầy cô, các phần quà của các mạnh thường quân gửi tặng đã tới tận tay các em học sinh Trường THCS Chu Văn An

Nhìn lại khoảng thời gian khó khăn đã qua, cô Nhơn tâm sự, không ngờ mình lại có thể mạnh mẽ, kiên cường đến thế. Thời điểm năm 2017, cô Nhơn chỉ mới là giáo viên hợp đồng với đồng lương ít ỏi. Để có thêm kinh phí hỗ trợ học sinh, cô đã đi kêu gọi mọi người giúp đỡ thì một số người nói rằng cô “bày vẽ”, việc mình chưa lo xong mà lo chuyện thiên hạ. Một số khác khi cô ngỏ ý muốn xin quần áo, đồ ăn cho học sinh thì họ không cho vì nghĩ cô tư lợi bản thân.

“Mình đã từng áp lực, buồn rất nhiều khi nghe thấy những lời nói xấu sau lưng. Mình từng có ý nghĩ sẽ dừng việc hỗ trợ các em lại vì một mình mình làm thì không đủ kinh phí. Song mặc mọi lời dèm pha, mình nghĩ hơn ai hết, học sinh cần mình giúp đỡ nên mình đã gạt bỏ cái tôi để tiếp tục con đường mình đã chọn. Miễn sao mình không làm gì sai, lương tâm mình không áy náy là đã vui rồi” - cô Nhơn nói và những việc làm đầy ý nghĩa của cô Nhơn được mọi người công nhận, nhiều người biết tới và ủng hộ, chung tay.

Những người nặng lòng với học sinh nghèo biên giới Gia Lai
Để có thêm kinh phí hỗ trợ học sinh, cô đã đi kêu gọi mọi người giúp đỡ

Kể về kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình giúp đỡ học sinh, cô Nhơn chia sẻ: Có một học sinh ở làng Kloong mà mình chủ nhiệm năm học 2023-2024 phải nghỉ học vì gia đình khó khăn không có tiền đóng tiền xe. Nhà xa nên em không thể tự đi bộ tới trường, ba mẹ suốt ngày ở rẫy nên cũng đành để con nghỉ học. Khi mình vào nhà tìm, thấy cô thì em chạy trốn, không chịu gặp. Sau đó, mình đã đi xin gạo, áo quần, giày dép, xin hỗ trợ tiền xe nhân dịp văn nghệ gây quỹ để thuyết phục em đi học. Đến nay, em đã lên lớp 9, không còn tự ti như xưa nữa. Ngoài giờ học trên lớp, em còn tham gia vào các đội văn nghệ của trường.

Đầu năm học 2024-2025, cô Nhơn đã kết nối thêm các mạnh thường quân hỗ trợ gạo, mì tôm, vở cho học sinh, cô huy động được một người bạn hỗ trợ, trao tặng 60 xe đạp cho học sinh.

Mong trò nghèo có thêm nhiều sự giúp đỡ

Theo cô Nhơn, để cô có thể vững vàng giúp đỡ các em tới ngày hôm nay phần lớn là sự động viên, cùng chung sức của các thầy cô giáo Trường THCS Chu Văn An.

Hưởng ứng phong trào giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập, chi Đoàn và liên Đội Trường THCS Chu Văn An đã triển khai xây dựng các mô hình, chương trình thiện nguyện và vận động sự hỗ trợ từ nhiều nguồn. Bắt đầu từ những việc làm nhỏ như quyên góp sách vở, quần áo cho đến những mô hình sáng tạo hơn như “nuôi heo đất” với sự chung tay của tất cả giáo viên và học sinh trong trường. Sau đó, liên Đội mở rộng đối tượng, kêu gọi hỗ trợ từ các bậc phụ huynh và cơ quan, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

Những người nặng lòng với học sinh nghèo biên giới Gia Lai
Nhờ sự giúp đỡ của cô Nhơn và các thầy cô giáo, nhiều em học sinh đã vươn lên trong học tập và tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ tại trường

Cô Trần Thị Mỹ Hằng - Bí thư chi Đoàn Trường THCS Chu Văn An - cho biết, những năm gần đây, nhà trường tham gia gian hàng gây quỹ “Nâng bước em đến trường” tại Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng. Sản phẩm bày bán là những mặt hàng đặc trưng của địa phương, đã thu hút nhiều du khách tham quan, ủng hộ.

Bên cạnh các mặt hàng đặc sản địa phương như: cá cơm khô, bánh tráng cá, hạt điều, măng khô, gian hàng còn phục vụ những thức ăn nhanh như: bò khô, khô gà lá chanh, xoài lắc, trà tắc, kem tươi và các loại nước giải khát.

“Chúng tôi mong muốn hỗ trợ một phần nào để giúp cho cuộc sống các em được vơi bớt khó khăn. Qua những phần quà thiết thực, các em sẽ cảm thấy rằng mình luôn được các thầy cô đồng hành và không hề cô đơn trong cuộc hành trình vượt khó tới trường” - cô Trần Thị Mỹ Hằng chia sẻ.

Những người nặng lòng với học sinh nghèo biên giới Gia Lai
Gian hàng gây quỹ “Nâng bước em đến trường” tại Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai năm 2024

Qua 7 năm làm công việc thiện nguyện, cô Nhơn không nhớ hết là mình đã giúp đỡ cho bao nhiêu học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi em học sinh là một hoàn cảnh, số phận khác nhau song sau tất cả những việc làm ý nghĩa ấy chắc có lẽ điều mà cô mong muốn nhất là các em sẽ vươn lên trong học tập, cuộc sống sẽ bớt vất vả, nhọc nhằn hơn. Thời gian tới, cô Nhơn hy vọng sẽ nhận được sự hữu duyên kết nối thêm nhiều mạnh thường quân để hỗ trợ cho các học sinh. Cô cũng ấp ủ một “cửa hàng bán online” để gây quỹ cho trò nghèo.

“Để đi được tới bây giờ thì không thể một mình độc hành mà đó là sự đóng góp của các thầy cô giáo, các mạnh thường quân. Hiện tại, vẫn còn nhiều khó khăn, tiền ăn của các em cũng phải đi xin khắp nơi, nhiều khi hết tiền phải ứng trước rồi lại đi xin sau nhưng thật mừng vì những hoạt động giúp đỡ các em chưa dừng lại” - cô Nhơn nói.

Thầy Nguyễn Duy Tân - Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An - chia sẻ: Ia O là xã biên giới của huyện Ia Grai. Toàn xã có 2.677 hộ với 11.132 khẩu. Tại điểm Trường THCS Chu Văn An (xã Ia O) có 856 học sinh thì có tới 511 em là người dân tộc thiểu số. Cuộc sống người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn nên con cái học hành cũng nhiều vất vả. Thời gian qua, nhờ sự vận động của các thầy cô giáo trong trường nói chung và cô Lê Thị Nhơn nói riêng, ngày càng có thêm các mạnh thường quân ủng hộ cho các em học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Thật đáng quý khi trong cuộc sống hiện nay lại có những giáo viên vừa có tài, vừa có tâm như vậy.

Bài và ảnh: Hiền Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: học sinh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lớp học C5: Hành trình gieo chữ cho trẻ khiếm thính

Lớp học C5: Hành trình gieo chữ cho trẻ khiếm thính

Giữa phố phường Hà Nội, lớp học C5 vẫn thầm lặng gieo mầm tri thức cho trẻ khiếm thính bằng ánh mắt, bàn tay và tình yêu thương của những người thầy đặc biệt.
Áo xanh tình nguyện: Lặng thầm lan tỏa yêu thương

Áo xanh tình nguyện: Lặng thầm lan tỏa yêu thương

Từ 'Sức trẻ' đến 'Xung kích' – hành trình hơn 20 năm của những sinh viên báo chí chọn sống đẹp, dấn thân và lan tỏa yêu thương bằng màu áo xanh tình nguyện.
Cựu binh Đà Nẵng hiến đất mở đường, góp xây quê hương

Cựu binh Đà Nẵng hiến đất mở đường, góp xây quê hương

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại thành phố Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư.

'Người tốt, việc tốt' - lan tỏa những giá trị tốt đẹp

Việc tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" cho các cá nhân tại Hà Nội đã góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng.
Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

"Mai Tây Bắc" - cô gái 9X dùng mạng xã hội làm cầu nối, đưa nông sản vùng cao đến với thị trường rộng lớn, mở ra cơ hội đổi đời cho đồng bào dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Thư viện không đồng - nơi lan tỏa văn hóa đọc sách

Thư viện không đồng - nơi lan tỏa văn hóa đọc sách

Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, anh Hoàng Quang Khải ở xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã mở một thư viện phục vụ các bạn trẻ đọc sách miễn phí.

'Người mẹ' viết nên những câu chuyện đẹp bằng ngôn ngữ trái tim

"Người mẹ" là câu chuyện về những người phụ dạy trẻ khiếm thính tại Trường PTCS Hy Vọng, những người viết nên câu chuyện đẹp bằng ngôn ngữ trái tim.
‘Thầy thuốc’ đặc biệt tại trung tâm chăm sóc thương binh, người có công với cách mạng

‘Thầy thuốc’ đặc biệt tại trung tâm chăm sóc thương binh, người có công với cách mạng

Ở Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh có những người “bảo mẫu” đặc biệt, họ dành trọn cả thanh xuân để chăm sóc các thương, bệnh binh.
Ấm lòng bếp Phạn Duyên, hành trình ba năm vì cộng đồng

Ấm lòng bếp Phạn Duyên, hành trình ba năm vì cộng đồng

Suốt ba năm qua, bếp ăn từ thiện Phạn Duyên tại chùa Phước Hưng (TP. Sa Đéc) đã trở thành điểm tựa ấm lòng cho biết bao người dân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây.
Những người lưu giữ “ký ức chiến tranh” trên đất lửa

Những người lưu giữ “ký ức chiến tranh” trên đất lửa

Các kỷ vật chiến tranh để nhớ đến một thời ông cha ta đã ngã xuống đấu tranh giải phóng dân tộc được những người con "đất lửa" Quảng Trị sưu tầm và gìn giữ.
Thanh Hóa: Phó trạm trưởng y tế phường tận tâm với nghề

Thanh Hóa: Phó trạm trưởng y tế phường tận tâm với nghề

Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa, chị Lê Thị Thùy đã chọn cống hiến tuổi trẻ của mình vào sự nghiệp y tế tại Trạm Y tế phường Quảng Thọ.
Chuyện

Chuyện 'ông chú Tân Phú' sửa xe miễn phí cho người nghèo

Ông Võ Thành Vinh là chủ của tiệm sửa xe, vá lốp miễn phí cho người lao động ở quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Mỗi năm, ông hỗ trợ, giúp đỡ cho hàng trăm người.
Tuyên Quang: Lời cảm ơn chân thành từ những cánh thư

Tuyên Quang: Lời cảm ơn chân thành từ những cánh thư

Những lá thư khen, cảm ơn của nhân dân chính là động lực để cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Tuyên Quang tiếp tục nỗ lực cố gắng hơn nữa trên các mặt công tác.
Ấm lòng bữa cơm 2.000 đồng từ quán cơm Yên vui

Ấm lòng bữa cơm 2.000 đồng từ quán cơm Yên vui

Đến quán cơm Yên vui (136, ngõ 88 phố Trần Quý Cáp, quận Đống Đa, TP. Hà Nội), chỉ cần bỏ ra 2.000 đồng mọi người đã có một suất cơm với đầy đủ chất dinh dưỡng.
Hiến máu cứu người: Nghĩa cử cao đẹp cần nhân rộng

Hiến máu cứu người: Nghĩa cử cao đẹp cần nhân rộng

Hiến máu là một trong những hành động nhân văn cao đẹp, thể hiện tinh thần tương thân tương ái và trách nhiệm với cộng đồng.
Người phụ nữ với chiếc xe lăn vượt qua nghịch cảnh

Người phụ nữ với chiếc xe lăn vượt qua nghịch cảnh

Nghị lực phi thường cùng tình mẫu tử lớn lao đã giúp người phụ nữ ngồi trên xe lăn Lương Thị Minh Nguyệt nỗ lực vượt qua nghịch cảnh.
Những tấm gương công nhân lao động tiêu biểu ngành Điện

Những tấm gương công nhân lao động tiêu biểu ngành Điện

Tối 16/2, tại Hà Nội sẽ biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ I năm 2025; trong đó ngành Điện có 2 tấm gương.
Xóa nhà tạm: Một nghĩa cử cao đẹp và nhân văn

Xóa nhà tạm: Một nghĩa cử cao đẹp và nhân văn

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025 là nhiệm vụ chính trị đặc biệt, chủ trương lớn có ý nghĩa quan trọng và nhân văn sâu sắc.
Nghệ nhân Hồ Văn Hạnh - Người ‘‘giữ hồn’’ văn hóa Pa Cô

Nghệ nhân Hồ Văn Hạnh - Người ‘‘giữ hồn’’ văn hóa Pa Cô

Nghệ nhân Hồ Văn Hạnh sống ở thôn A Niêng Lê Triêng, xã Hồng Trung, huyện A Lưới, thành phố Huế là người dành cả đời mình “giữ hồn” bản sắc văn hoá Pa Cô.
Đồng Tháp: Bà lão U70 hai thập kỷ dạy bơi miễn phí

Đồng Tháp: Bà lão U70 hai thập kỷ dạy bơi miễn phí

Hai thập kỷ qua, bà Trần Thị Kim Thia, sinh năm 1958 tại xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã dạy bơi miễn phí cho trẻ em để phòng chống đuối nước.
Xã có nhiều tri thức trẻ viết đơn tình nguyện nhập ngũ

Xã có nhiều tri thức trẻ viết đơn tình nguyện nhập ngũ

Phong trào thanh niên tình nguyện viết đơn xin tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự đã trở thành nét đẹp đáng tự hào của tuổi trẻ xã Tự Cường...
Chàng thanh niên làm

Chàng thanh niên làm 'sống dậy' những khoảnh khắc đẹp về Măng Đen

Đam mê nhiếp ảnh cộng hưởng với kinh nghiệm làm du lịch, Đô Đô - chàng thanh niên đã có nhiều đóng góp làm nên hình ảnh tuyệt đẹp về du lịch Măng Đen.
Vượt đèn đỏ cứu người: Nghĩa cử cao đẹp đáng được bảo vệ

Vượt đèn đỏ cứu người: Nghĩa cử cao đẹp đáng được bảo vệ

Việc cơ quan chức năng Hà Nội không xử phạt người vượt đèn đỏ để cứu người là minh chứng rõ ràng cho việc những người làm việc tốt sẽ được pháp luật ghi nhận.
Hiến đất làm đường - nhân lên những nghĩa cử cao đẹp

Hiến đất làm đường - nhân lên những nghĩa cử cao đẹp

Dù là ‘tất đất tấc vàng’, nhưng vẫn có những người sẵn sàng hiến đất, mở rộng đường, làm đường đã góp phần nhân lên những nghĩa cử cao đẹp.
Nhà trọ 0 đồng: Thêm hy vọng cho bệnh nhi ung thư

Nhà trọ 0 đồng: Thêm hy vọng cho bệnh nhi ung thư

Nhà trọ 0 đồng - nơi những mái ấm tình thương được dựng xây từ sự sẻ chia và lòng nhân ái, mang đến hy vọng và chỗ dựa cho những mảnh đời khó khăn.
Mobile VerionPhiên bản di động