Chuyện hàng Việt với vùng cao...

Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi là một trong những hoạt động trọng tâm của chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) miền núi, biên giới và hải đảo. Tuy nhiên, theo chân những cán bộ đưa hàng Việt về nông thôn mới thấy, hành trình để hàng Việt có thị phần ở miền núi, hải đảo còn rất nhiều gian nan...
Nông sản Hà Giang được giới thiệu tại nhiều hội chợ

Nông sản Hà Giang được giới thiệu tại nhiều hội chợ

CôngThương - Chọn hội chợ là kênh giới thiệu hàng nông sản

Thay vì sản xuất kiểu tự cung, tự cấp, giờ đây ông Lý Chòi Phúc và bà con dân tộc Dao trong Hợp tác xã (HTX) Chế biến chè Phìn Hồ, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang đã biết thu hái, chế biến và đóng gói các sản phẩm để đem bán cả ở các tỉnh bạn.

Trò chuyện với ông Phúc trong lúc ông đang trang trí gian hàng tại Hội chợ Thương mại và Du lịch Móng Cái (Quảng Ninh), ông cho biết: Mấy năm trở lại đây, Sở Công Thương Hà Giang thường tổ chức để HTX của ông được tham gia các hội chợ XTTM ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Riêng năm 2013, HTX đã mang hàng đi giới thiệu tại 10 hội chợ, chủ yếu là các sản vật nổi tiếng của núi rừng Hà Giang như: Chè Shan tuyết, mộc nhĩ, nấm hương, thuốc quý của người Dao đỏ, mật ong rừng, cao ngựa bạch, rượu ngô, rượu thóc... Tất cả đều là hàng nông sản sạch.

Nhờ giới thiệu sản phẩm tại hội chợ, nhiều khách hàng ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh sau đó đã điện thoại đặt mua trực tiếp của HTX. Sản phẩm của  HTX nhờ đó mà có sức tiêu thụ ngày càng lớn, mang lại mức thu nhập bình quân cho hội viên HTX hơn 3 triệu đồng/người/tháng.

Nhìn những sản phẩm của HTX Chế biến chè Phìn Hồ, các sản phẩm ngô, cà phê, nấm hương, miến dong của Trung tâm XTTM Điện Biên, Bắc Kạn, Lào Cai, Quảng Ninh… được bao gói cẩn thận, đẹp mắt, có ghi đầy đủ thành phần, công dụng, xuất xứ, ngày tháng sản xuất..., phần nào cho thấy những thay đổi trong nhận thức, cung cách sản xuất, phân phối hàng hóa của bà con miền núi. Với cách làm này, giá trị của các sản phẩm nông sản vốn quen thuộc đã được nâng lên rất nhiều.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những HTX thường xuyên được Sở Công Thương tổ chức đưa đi tham gia hội chợ để trực tiếp giới thiệu sản phẩm như HTX Chế biến chè Phìn Hồ là không nhiều. Còn rất nhiều HTX, hộ gia đình, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ mới chỉ hoàn thành công đoạn sơ chế sản phẩm để bán cho các đầu mối thu mua; dẫn đến giá trị nông sản thu được không cao.

Chính vì vậy, được Sở Công Thương, trực tiếp là Trung tâm XTTM của tỉnh hỗ trợ tham gia triển lãm XTTM ở các tỉnh là mong muốn của rất nhiều HTX, doanh nghiệp sản xuất nhỏ. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm đi triển lãm, anh Phan Nhất - Công ty Chè Phan Nhất (Điện Biên) cho rằng: Đi hội chợ các tỉnh, phí vận chuyển, thuê gian hàng là không nhỏ. Do đó, cần chọn hội chợ trọng điểm, có tầm tổ chức quy mô lớn. Bởi chỉ với những hội chợ như vậy, cơ hội giao thương mới thực sự được mở ra với các HTX, doanh nghiệp.

Hiểu đúng nhu cầu, nguyện vọng của bà con

Năm 2013 Yên Bái mới tổ chức 3 phiên đưa hàng Việt về 3 huyện vùng sâu: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, mỗi phiên chợ gồm 30 gian hàng. Theo đánh giá của anh Đoàn Lê Khoa - Giám đốc Trung tâm XTTM Yên Bái, các phiên chợ được bà con chào đón rất nhiệt tình, nhưng sức mua chỉ đạt khá. Nguyên nhân là do, thị trường Yên Bái tiêu thụ đã khó khăn, thị trường các huyện vùng sâu lại càng khó khăn hơn. Bà con các huyện đều là người dân tộc Mông, Thái nên quần áo vẫn chủ yếu vẫn sử dụng thổ cẩm tự dệt là chính. Hơn thế, với số tiền có hạn, bà con thường so sánh: Hàng Trung Quốc rẻ, đến năm học, vẫn từng đó tiền, nếu mua hàng Trung Quốc sẽ mua được 2 chiếc áo, mua hàng Việt  thì chỉ được 1 chiếc, hoặc hơn 1 chiếc… Từ kết quả của 3 phiên chợ, anh Khoa cũng cho biết, các phiên chợ đang từng bước thay đổi nhận thức của bà con; giúp cho bà con hiểu rằng hàng Việt chất lượng hơn, đồng thời khuyến khích bà con tăng cường tiêu dùng hàng Việt.

“Đến nay, các phiên chợ hàng Việt của Yên Bái mới chỉ dừng lại ở trung tâm huyện nên còn nhiều bà con vùng sâu, xa chưa có cơ hội tiếp cận. Mặc dù, 1 số doanh nghiệp rất sẵn sàng tham gia, nhưng đường từ Yên Bái lên đến Mù Cang Chải đã 180km, đường xấu, ngoằn nghèo, khó đi…, chính vì vậy để hàng vào đến tận các xã, với Yên Bái vẫn là một trở ngại lớn” - Giám đốc Trung tâm XTTM Đoàn Lê Khoa chia sẻ.

Là tỉnh triển khai sớm và hiệu quả hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn, đến nay, ngay cả các xã xa xôi nhất của Điện Biên, hàng Việt cũng đã có mặt. Trong đó, phải kể đến chợ phiên xã Huổi Só - nơi giáp ngã 3 giao giữa 3 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La; Tủa Chùa (cách thành phố Điện Biên hơn 200km); hay phiên chợ ở A Pa Chải, Mường Luân... Theo anh Phạm Xuân Hưng - Phó Giám đốc Trung tâm XTTM Điện Biên: Ngoài đưa hàng Việt về bán ở nông thôn, Điện Biên còn hướng tới mục tiêu hình thành chợ phiên tại các vùng sâu để tạo thói quen mua bán tập trung của bà con, và mục tiêu này đã có những thành công bước đầu. Tuy nhiên, để tổ chức được chợ phiên, Sở Công Thương Điện Biên phải làm việc trực tiếp với huyện, họp bàn với dân để tìm sự nhất trí. “Quá trình khảo sát, dân vận là hết sức quan trọng. Bởi phiên chợ chỉ thực sự hiệu quả khi được xây dựng đúng với nhu cầu, nguyện vọng của người dân” - anh Hưng chia sẻ kinh nghiệm. Đặc biệt, nhờ chợ phiên, mấy năm gần đây, nhiều con đường vào các xã vùng xa của Điện Biên cũng đã được tu sửa, nâng cấp, góp phần tạo diện mạo mới cho nông thôn Điện Biên. 

P.V

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Xem thêm