Thứ bảy 23/11/2024 01:28

Chuyên gia nước ngoài đề xuất giải pháp thúc đẩy thu hút vốn FDI cho TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh đang đối mặt những thách thức, khó khăn về kết nối hạ tầng, logistics… do đó thành phố cần một chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài dài hạn.

Sáng 15/9, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Diễn đàn hỗ trợ đầu tư “Nhà đầu tư tìm kiếm gì từ thị trường TP. Hồ Chí Minh”. Đây là sự kiện thứ 9, kết thúc chuỗi sự kiện xúc tiến đầu tư năm 2022 do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp tổ chức.

TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc tại Diễn đàn, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), đưa ra những nhận định sơ bộ về tình hình đầu tư tại Việt Nam, những khó khăn, thách thức và cơ hội cho Việt Nam trong thời gian tới.

Thực tế cho thấy, sau hơn 30 năm mở cửa thu hút đầu tư, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và vẫn đang đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng đầu năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài đã “rót” gần 16,8 tỷ USD vào Việt Nam. Đây có thể nói là một tín hiệu đáng mừng và cho thấy rằng Việt Nam vẫn đang giữ vững được vị trí là một địa điểm đầu tư đáng tin cậy.

Là vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia, đầu tàu kinh tế của đất nước, TS. Vũ Tiến Lộc đánh giá, TP. Hồ Chí Minh luôn là vùng đất quy tụ những nhà đầu tư lớn, với nguồn vốn đầu tư chảy vào mạnh mẽ qua từng năm. Trong 53 tỉnh thành tiếp nhận nguồn vốn đầu tư, TP. Hồ Chí Minh là nơi dẫn đầu về tỷ lệ đầu tư cũng như các dự án mới.

Diễn đàn thu hút sự quan tâm tham dự của hơn 200 đại biểu là các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, luật sư, cơ quan, ban ngành

Ông cho rằng, mặc dù các nhà đầu tư vẫn khẳng định TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ luôn là điểm đến lý tưởng ở hiện tại cũng như trong thời gian tới. Tuy nhiên, để có thể thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài mới, tiềm năng, hầu hết các nhà đầu tư cho rằng TP. Hồ Chí Minh cần giải quyết những vướng mắc, trì trệ trong thủ tục, quy trình; cải thiện hơn về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư cùng với đó thúc đẩy hơn sự phát triển của các lĩnh vực mới như công nghệ, tài chính, hạ tầng đô thị…

Hội thảo được diễn ra với hình thức phiên thảo luận. Tại phiên 1 với chủ đề “Nhà đầu tư tìm kiếm gì từ thị trường TP. Hồ Chí Minh”, với sự tham gia của các chuyên gia đến từ đại diện các hiệp hội doanh nghiệp nước tại tại Việt Nam.

Đánh gia về thu hút đầu tư nước ngoài của TP. Hồ Chí Minh, ông Leif Schneider – Trưởng Tiểu ban pháp luật Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) - cho biết: TP. Hồ Chí Minh liên tục đứng đầu về số liệu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với con số là 3,74 tỷ USD vào năm 2021.

Ông Leif Schneider – Trưởng Tiểu ban pháp luật Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam

Ông Leif Schneider, một làn sóng nhà đầu tư mới đang đến Việt Nam để tìm hiểu cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài và TP. Hồ Chí Minh có vị trí tốt để thu hút thị phần đầu tư này. Tuy nhiên, các dự án đầu tư nước ngoài vẫn còn gặp khó khăn khi áp dụng quy định, quy tắc và thủ tục tại Việt Nam.

Đặc biệt, nhà đầu tư thường phải đối mặt với thời gian không xác định của các thủ tục cấp phép (hoặc phê duyệt dự án mua bán và sát nhập). Với tư cách đại diện Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, ông Leif Schneider đưa ra một số quan điểm nhằm xây dựng kế hoạch đầu tư vào Việt Nam một cách hiệu quả. Trong đó, yếu tố con người được xem là tiên quyết, thị trường lao động của Việt Nam sẽ phải thích ứng với yêu cầu ngày càng cao trong giáo dục và đào tạo.

Ngoài ra, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng trong nước để hỗ trợ việc phát triển các hoạt động thương mại và sản xuất đang gia tăng trong vùng đô thị. Về phía các nhà đầu tư, chính quyền TP. Hồ Chí Minh cần chủ động trong việc giao tiếp với các nhà đầu tư để tạo sự minh bạch, có thể biến “băng đỏ” thành “thảm đỏ”.

Các chuyên gia trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận chủ đề “Cải thiện môi trường đầu tư nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư an toàn tại TP. Hồ Chí Minh” tại hội thảo

Ở góc độ nhà đầu tư, ông Choi Keun Hwan - Cố vấn Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại miền Trung và miền Nam Việt Nam (Kocham), Tổng giám đốc Công ty Daejeon Metropolitan City – Văn phòng đại diện tại Việt Nam - nhận định: Ngoài yếu tố vị trí địa lý, nhân lực thì Việt Nam có những kết nối kinh tế và đảm bảo mạng lưới cung ứng toàn cầu, sự phát triển mạnh mẽ về thị trường và vốn tín dụng.

Theo quan điểm của ông, Việt Nam là môi trường đầu tư gần gũi với nhà đầu tư nước ngoài, an toàn về mặt chính trị và trị an. Riêng đối với thị trường TP. Hồ Chí Minh, cần tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, sử dụng công nghệ trong kinh doanh, mở rộng thị trường dành cho tuổi hưu trí và dân nhập cư. Và hình thức đầu tưu ODA, đầu tư theo hình thức quan hệ đối tác công - tư (PPP), tham gia cổ phần, vốn đầu tư mạo hiểm…

Tại phiên thảo luận, bà Cao Thị Phi Vân - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, đưa ra những lợi thế nhằm thu hút đầu tư của thành phố đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài. Theo bà Phi Vân, bên cạnh vị trí chiến lược thuận lợi, diện tích lớn cùng mật độ dân số cao, lao động có trình độ chuyên môn, trung tâm sản xuất và dịch vụ công nghệ cao lớn nhất cả nước…

TP. Hồ Chí Minh luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và tích cực triển khai các hoạt động nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Đây là một yếu tố quan trọng tạo đà cho hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới. Hiện nay TP. Hồ Chí Minh có 115 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư với 10.925 dự án vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đạt 78,32 tỷ USD. "Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế trong thu hút đầu tư, môi trường đầu tư của Thành phố cũng đang đối mặt những thách thức, khó khăn về Kết nối hạ tầng, logistics, năng suất lao động… theo đó TP. Hồ Chí Minh cần một chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài dài hạn" - bà Cao Thị Phi Vân bày tỏ.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Thu hút đầu tư nước ngoài

Tin cùng chuyên mục

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư