Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong “hiến kế” phân cấp, phân quyền về tài chính, ngân sách và đầu tư công cho Thủ đô

Dự kiến kế hoạch 2021-2025, tổng nhu cầu chi của Thủ đô cho đầu tư công khoảng 650.000 tỷ đồng trong khi khả năng cân đối ngân sách chỉ đáp ứng được 30-35%.
Đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công tại 41 bộ, cơ quan trung ương có kết quả giải ngân thấp Hoàn thành phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn

Sự cần thiết và mục tiêu, quan điểm tăng phân cấp quản lý tài chính, ngân sách và đầu tư công cho Thủ đô

Thủ đô có yêu cầu, tiềm năng và đặc điểm riêng về nhu cầu và năng lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật; Luật Thủ đô còn thiếu vắng các quy định và cơ chế cụ thể cần thiết trong phân cấp quản lý tài chính, ngân sách và đầu tư theo tinh thần các Nghị quyết Bộ Chính trị và của Quốc hội về phát triển thủ đô.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030, Đảng ta xác định:“Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn”; “Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết nội vùng và với Vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội”; “Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hệ thống đô thị hài hòa, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương; phát triển mạnh các đô thị vệ tinh của một số đô thị lớn, nhất là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh”; “Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, giải quyết các điểm nghẽn về hạ tầng giao thông”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước
Ảnh minh họa

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” cũng khẳng định quan điểm “tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước cùng phát triển”.

Nghị quyết 15-NQ/TW cũng giao trách nhiệm thực hiện, cụ thể là “Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo sửa đổi Luật Thủ đô và một số luật có liên quan theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền cho Hà Nội, trong đó lưu ý đến việc chủ động nguồn thu, nhiệm vụ chi nhằm ưu tiên hơn nữa nguồn lực đầu tư cho phát triển, bảo đảm kinh phí thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia trên địa bàn Thủ đô Hà Nội”, và “Ban Cán sự đảng Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết. Chuẩn bị và trình Quốc hội xem xét, thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. Xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù và phân cấp cho chính quyền Thủ đô Hà Nội thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết công việc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặc thù của Thủ đô, trọng tâm là các lĩnh vực đầu tư, tài chính, quy hoạch, đất đai, quản lý trật tự xây dựng, giao thông, môi trường, dân cư, tổ chức bộ máy, biên chế…”.

Cả Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt theo Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt theo Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011, cũng như Văn kiện Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ thành phố đều nhấn mạnh yêu cầu: Đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “xanh - thông minh - hiện đại”; phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế; hoàn thành công nghiệp hóa Thủ đô; GRDP/người đạt 12.000-13.000 USD; Đến năm 2045, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế, GRDP/người đạt trên 36.000 USD.

Mục tiêu về văn hóa - xã hội của Thủ đô

Mục tiêu cụ thể về văn hóa - xã hội trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của TP. Hà Nội:

Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hóa: 75%; thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu Thôn, Làng văn hóa: 65%; gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa: 86-88%.

Tỷ lệ trường công lập (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia: 80-85%.

Số giường bệnh/vạn dân: 30-35; số bác sỹ/vạn dân: 15; suy trì 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 75-80%; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ: 55-60%.

Tỷ lệ thất nghiệp thành thị: dưới 3%.

Cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố.

Trong khi đó, nguồn lực của thành phố còn thiếu và cơ chế phân cấp hiện hành không đủ tạo cộng lực cho hiện thực hóa nhanh và hiệu quả các yêu cầu, mục tiêu phát triển và quản lý phát triển như nêu trên đây.

Dự kiến kế hoạch 2021-2025, tổng nhu cầu chi của Thủ đô giai đoạn 2021-2025 cho đầu tư công khoảng 650 nghìn tỷ đồng trong khi khả năng cân đối ngân sách Thủ đô Hà Nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 30-35% nhu cầu.

Việc giảm tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách Thủ đô Hà Nội sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách làm giảm nguồn lực cho đầu tư phát triển và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố (giai đoạn 2011-2016 là 42%, giai đoạn 2017-2020 giảm còn 35%). Trong giai đoạn 2016-2020, với tỷ lệ điều tiết 35% thì nguồn lực ngân sách mới đáp ứng được 30-40% nhu cầu chi đầu tư phát triển của thành phố.

Vị thế và yêu cầu xây dựng và phát triển Thủ đô đòi hỏi cần đột phá hơn trong cơ chế phân cấp quản lý hiện hành về tài chính, ngân sách và đầu tư công để đảm bảo và phát huy vị trí, vai trò là Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước,yêu cầu về đảm bảo trật tự, kỷ cương, đảm bảo tuyệt đối an toàn về chính trị, an ninh, quốc phòng, đảm bảo công tác đối ngoại của trung ương và thành phố.

Việc tăng phân cấp nhằm mục tiêu: Tăng năng lực về ngân sách, tạo sự ổn định và tính tập trung về nguồn tài chính, tăng sự linh hoạt trong điều hành ngân sách phục vụ mục tiêu phát triển Thủ đô. Tăng thu hút đầu tư xã hội để hỗ trợ cho nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai và các nguồn lực tiềm năng khác trên địa bàn nhằm phát triển Thủ đô Hà Nội xanh, sạch, đẹp, thông minh và hiện đại… Rút ngắn thời gian triển khai và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công phát triển hạ tầng kỹ thuật, các công trình trọng điểm về phát triển đô thị, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các ngành, lĩnh vực, mô hình kinh tế mới, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, có chất lượng và trình độ và giá trị gia tăng cao. Tạo sự chủ động, linh hoạt và năng động, sáng tạo cho Thành phố trong sử dụng các công cụ tài chính định hướng và quản lý hiệu quả hơn các hoạt động kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn Thủ đô.

Việc tăng phân cấp cần bám sát các quan điểm: Tăng phân cấp phù hợp với yêu cầu đặc thù thực tiễn Thủ đô và không mâu thuẫn với yêu cầu quản lý nhà nước thống nhất chung trên phạm vi cả nước; không làm giảm năng lực cạnh tranh môi trường đầu tư và gây tác động tiêu cực tới các quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trên địa bàn Thủ đô; Tăng phân cấp nhưng không ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách nhà nước trung ương, không tạo sự ỷ lại lạm dụng cơ chế đặc thù và không tạo kẽ hở gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực tài chính trong quá trình phát triển Thủ đô; Áp dụng một số cơ chế phân cấp cần thiết để góp phần khẳng định, củng cố thúc đẩy vai trò và vị thế Thủ đô trong vùng Thủ đô và trong cả nước.

Về một số nội dung đề xuất cụ thể, thành phố cần được phân cấp quản lý thêm như:

Thứ nhất, được thực hiện các hình thức PPP trong các lĩnh vực văn hóa và thể thao (có phạm vi rộng hơn Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư - PPP), được phép quyết định mức vốn Nhà nước ở mức tối đa là 70% trong các dự án PPP;

Điều này cần thiết do hoạt động văn hóa thể thao có sự tập trung loại hình và quy mô phát triển cao, mang tính đại diện và trực tiếp góp phần quan trọng vào phát triển đời sống văn hóa, thể thao quốc gia;

Hơn nữa, trên địa bàn có nhiều tiềm năng và điều kiện về nguồn lực tài chính, con người có thể đẩy mạnh xã hội hóa phát triển văn hóa thể thao như động lực mạnh mẽ cho sự phát triển Thủ đô và đất nước.

Thứ hai, được tăng thẩm quyền về quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư, đầu tư công trên địa bàn Thành phố. Điều này tạo sự chủ động cho thành phố trong lập và triển khai các dự án đầu tư và đầu tư công trên địa bàn cần thiết cho phát triển Thủ đô nhanh và hiệu quả hơn.

Thứ ba, được thành lập doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước và quản lý, khai thác tài sản thuộc sở hữu 100% vốn Nhà nước thuộc thành phố (do UBND thành phố là đại diện chủ sở hữu) hoặc tăng vốn, giao đất đai, tài sản cho doanh nghiệp nhà nước hiện có thuộc thành phố, nhằm tập trung ngân sách và các nguồn lực đầu tư để triển khai xây dựng, quản lý và khai thác các dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu của Thủ đô.

Trước mắt nên cân nhắc cho phép thành phố “tăng vốn, giao đất đai, tài sản cho doanh nghiệp nhà nước hiện có thuộc thành phố, nhằm tập trung ngân sách và các nguồn lực đầu tư để triển khai xây dựng, quản lý và khai thác các dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu của Thủ đô”.

Còn việc “thành lập doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước và quản lý, khai thác tài sản thuộc sở hữu 100% vốn Nhà nước thuộc thành phố (do UBND thành phố là đại diện chủ sở hữu)” thì chưa phù hợp vì hiện nay mô hình này ở trung ương cũng chưa định hình rõ nét và tỏ ra có hiệu quả như kỳ vọng.

Hơn nữa, hiện nay thành phố chưa thực sự cần mô hình đó vì bản chất các doanh nghiệp nhà nước công ích hiện có của thành phố không hoàn toàn vì lợi nhuận và hoạt động của kiểu này dễ tạo tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, thất thoát và không có nhiều cơ sở đẻ kỳ vọng rằng nó giúp cải thiện hiệu quả cho các dự án đầu tư công.

Đồng thời, thành phố được tăng thẩm quyền so với hiện tại:

Một là, được giữ ổn định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách thành phố trong giai đoạn 10 năm; Điều này là một thử nghiệm mới cho phép thành phố chủ động hơn trong xây dựng và triển khai các kế hoạch đầu tư công trung và dài hạn, xuyên nhiệm kỳ và sát với thời hạn thông lệ 10 năm của các nghị quyết của trung ương về Hà Nội; Hơn nữa, thực tế cũng cho thấy việc ổn định tỷ lệ phần trăm này còn có lợi cho trung ương trong quản lý nguồn thu, bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước trung ương; tránh được yêu cầu tăng thêm tỷ lệ phấn chia cho địa phương cả ở Hà Nội, cũng như các địa phương khác.

Hai là, được quyết định sử dụng số tăng thu từ thu kết dư ngân sách năm trước để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết;

Ba là, được thưởng 100% khoản vượt thu ngân sách trung ương trên địa bàn so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao;

Bốn là, được quyết định sử dụng số thu từ nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do UBND TP. Hà Nội làm đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của Thủ đô.

Các đề nghị 2, 3, 4 này không làm ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước trung ương; trong khi khuyến khích sự nỗ lực, trách nhiệm và sáng tạo của thành phố về bảo đảm hoàn thành và vượt thu thu ngân sách nhà nước hàng năm; cũng như cho phép Thủ đô khai thác tốt các nguồn thu và cải thiện năng lực tài chính cho đầu tư phát triển các hak tầng kinh tế - kỹ thuật Thủ đô.

Năm là, được áp dụng mức phụ thu tăng thêm tối đa 50% trên mức thuế hoặc thuế suất do Quốc hội quy định ở một số sắc thuế gián thu đối với một số hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội để điều tiết tiêu dùng một số hàng hóa, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường hoặc hàng hóa, dịch vụ cần thiết tiêu dùng. Các khoản thu này ngân sách thành phố được hưởng 100%.

Điều này hoàn toàn cần thiết vì yêu cầu bảo vệ môi trường Thủ đô đang cực kỳ cấp thiết (Hà Nội là 1/10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới);

Hơn nữa, nên mở rộng quy định này theo hướng cho phép thành phố xác định và triển khai một số khoản thu mới, tăng dịch vụ hóa và thu phí dịch vụ công, với mức thu hợp lý, mà hiện chưa được nhận diện và quy định đủ mức trong hệ thống pháp lý quốc gia hiện hành, nhưng đã và đang tiềm ẩn trên địa bàn, như thu bổ sung ngân sách nhà nước từ các khoản phạt bổ sung găn với các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí, từ túi nilon, rác thải xây dựng, xây nhà sai phép, không phép, gây cháy nổ và ô nhiễm môi trường, tai nạn và rủi ro cho xã hội, làm suy thoái đạo đức và văn minh Thủ đô, từ các cơ sở kinh doanh, xí nghiệp và hộ gia đình, tổ chức và cá nhân.

Các khoản thu này có tính mở cao, tiếp tục tăng hoặc giảm tùy thực tế và khả năng phát hiện, triển khai hiệu quả của thành phố.

Sáu là, đồng thời, cần đưa vào Luật Thủ đô nội dung các quy định của Nghị quyết số 115/2020/QH14 bởi chúng đã được Quốc hội chính thức thông qua.

(1) Được quyết định áp dụng trên địa bàn TP. Hà Nội một số khoản thu phí phù hợp với đặc điểm của TP. Hà Nội như sau: Phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí; Điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí, trừ các loại phí thuộc nguồn thu của ngân sách trung ương hưởng 100%.

(2) Ngân sách TP. Hà Nội được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau khi đã trừ chi phí liên quan đến việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; kinh phí di dời, xây dựng cơ sở vật chất tại địa điểm mới theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công) do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý trên địa bàn TP. Hà Nội (trừ cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh) để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của TP. Hà Nội.

(3) Sau khi ngân sách TP. Hà Nội bảo đảm đủ nguồn cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định, thành phố được quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp thành phố và cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách địa phương TP. Hà Nội.

(4) Được quyết định sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách địa phương để đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng tài sản công và xây dựng mới các hạng mục công trình phụ trợ thiết yếu trong cơ sở đã có của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị thuộc tổ chức chính trị - xã hội do TP. Hà Nội quản lý theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

(5) Được quyết định sử dụng ngân sách cấp thành phố hỗ trợ các địa phương khác trong nước, cho phép các quận sử dụng ngân sách cấp quận để hỗ trợ các huyện khó khăn của TP. Hà Nội trong việc phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đầu tư các công trình trọng điểm.

(6) Được quyết định tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính để triển khai thực hiện các dự án đầu tư đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, đã có quyết định phê duyệt dự án và thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách TP. Hà Nội trong trường hợp cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Thời gian mỗi khoản tạm ứng không quá 36 tháng kể từ ngày tạm ứng. Tổng các khoản tạm ứng này tại một thời điểm không quá 50% số dư Quỹ dự trữ tài chính của TP. Hà Nội đến ngày 31/12 năm trước.

(7) Mức dư nợ vay của ngân sách TP. Hà Nội không vượt quá 90% số thu ngân sách TP. Hà Nội được hưởng theo phân cấp.

Bảy là, ngoài ra, nên nghiên cứu bổ sung nội dung quy định mới cho phép một số cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô được áp dụng chung cho vùng Thủ đô để tạo kết nối hướng tâm vùng và đẩy nhanh phát triển cơ sở hạn tầng kinh tế kỹ thuật của vùng Thủ đô, nhất là với các dự án đầu tư các đường vành đai 4 - 5 hoặc công trình xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm phục vụ chung cả vùng Thủ đô…/.

TS. Nguyễn Minh Phong
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Theo kế hoạch, dự án đường 991B phải hoàn thành vào tháng 6/2024. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, dự án này được gia hạn hoàn thành vào cuối tháng 9/2024.
Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Theo công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 thì tỉnh Bắc Giang xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất.
Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Ngày 9/5, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại Hà Nội với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Phát huy mọi nguồn lực, sự chung tay góp sức của người dân, Mù Cang Chải đã phát triển mạnh mạng lưới giao thông, xây dựng nông thôn mới.
Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam và đề nghị kết nối thu hút đầu tư doanh nghiệp Canada.

Tin cùng chuyên mục

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Vượt qua nhiều thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Điện Biên sau những năm đổi mới.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thúc đẩy và hồi phục hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung các giải pháp trọng tâm, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

100% đại biểu đã biểu quyết thông qua 15 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm là những giải pháp mà Bắc Kạn thực hiện để mở rộng thị trường cho hàng Việt, nông sản đặc trưng của tỉnh.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Các tiểu thương chợ truyền thống đang phải gồng mình để cạnh tranh với tình trạng chợ cóc, bán hàng rong chứ không phải các mô hình tiên tiến khác.
Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Thái Nguyên và các chủ thể sản phẩm OCOP chủ trương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh, xuất khẩu bằng nhiều hình thức.
Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tháng 4/2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang đạt 1.918 tỷ đồng, bằng 8,1% so với kế hoạch năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Trong 4 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế của Đồng Tháp tiếp tục chuyển biến tích cực, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều tăng cao.
Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu năm 2024 chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất của cả nước. Đồng thời, chỉ số PAR Index nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước.
Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

4 tháng đầu năm 2024, các chỉ số phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc.
Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu thành lập thêm 2.000 doanh nghiệp mới để đạt mốc 20.000 doanh nghiệp.
TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

Trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng TP. Hồ Chí Minh đạt 12,5 tỷ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Trong 4 tháng đầu năm, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế của Tiền Giang có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá.
Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Cục Thống kê Hà Nội vừa thông tin về tình hình xây dựng, tiến độ giải ngân vốn một số công trình, dự án trên địa bàn thành phố đến hết tháng 4/2024.
Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chính quyền tỉnh Phú Thọ đã triển khai có hiệu quả, đồng bộ nhiều giải pháp.
Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Nhiều hợp tác xã ở Thái Nguyên đã tiếp cận mô hình kiểu mới, linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thích ứng với nhu cầu thị trường.
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Trong Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương.
Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Ngày 25/4/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương làm việc với Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc chấp hành pháp luật về Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động