Thứ hai 23/12/2024 06:40

Chuyển đổi số trong báo chí: Học hỏi từ mô hình báo chí quốc tế

Hiện nay, chuyển đổi số là nhu cầu tất yếu đối với lĩnh vực báo chí. Trên thế giới đã có nhiều hình mẫu thành công chuyển đổi số quốc tế như NYT hay SCMP.

Mô hình thành công

Một thành công trong công cuộc chuyển đổi số về báo chí được các diễn đàn trên thế giới đánh giá hàng đầu chính là New York Times (NYT), khi cổ phiếu NYT đã tăng gần 60% trong 6 tháng đầu của năm 2015 lên mức cao nhất trong 9 năm.

Tính đến tháng 5/2022, NYT đã đạt 9,1 triệu người đăng ký và mục tiêu đến cuối năm 2027 đạt 15 triệu người. Tổng doanh thu của NYT tăng 13,6% (lên 537,4 triệu USD). Hiện NYT đã có người đăng ký trả phí tại 193 quốc gia trên thế giới và vẫn đang nỗ lực tìm cách tiếp cận độc giả mới. Mục tiêu của NYT là tiếp tục chuyển đổi số và điều chỉnh các sản phẩm báo chí phù hợp hơn với từng đối tượng cụ thể chứ không xem phần còn lại của thế giới là một đối tượng lớn. Các nền tảng phễu lọc giúp NYT tiếp cận với các độc giả lớn của thế giới nhưng trọng tâm rõ ràng là sẽ đưa độc giả quan tâm quay lại trang web, ứng dụng và các nền tảng riêng chính thức của NYT, nơi mà tờ báo có thể giới thiệu cho khán giả toàn bộ tác phẩm của mình và giúp họ xây dựng mối quan hệ lâu dài với NYT.

Năm chủ trương đã được NYT theo đuổi và cho đến nay vượt quá dự báo và mong đợi của họ: tận dụng dữ liệu khách hàng để tăng độc giả đăng ký, tư duy mới về thử nghiệm các sản phẩm mới, tập trung chỉ đạo mạnh vào kỹ thuật số, phối hợp liên tháp dựa trên sự tin cậy, xây dựng hoàn thiện kỹ thuật.

Tóm lại, NYT đã xác định một loạt nguyên tắc chính hiệu quả như: sự quyết tâm của lãnh đạo, xây dựng niềm tin giữa các phòng ban, thử nghiệm sản phẩm, tiếp thị theo hướng dữ liệu và kiến trúc công nghệ hiện đại. Nhưng có lẽ quan trọng hơn, NYT đã tìm ra cách biến những điều này thành hiện thực trong văn hóa, tổ chức và mô hình kinh doanh cụ thể của mình.

Trong khi đó, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post - SCMP) là một công ty tin tức toàn cầu hàng đầu đưa tin về Trung Quốc và châu Á trong hơn một thế kỷ qua (được thành lập vào năm 1903, trụ sở tại Hong Kong). Tầm nhìn của SCMP là “Nâng cao tư tưởng” và sứ mệnh nhằm “Dẫn dắt cuộc trò truyện toàn cầu về Trung Quốc”. Ngoài ra, SCMP cũng xuất bản một danh mục các chủ đề về phong cách sống và thời trang tại Hong Kong như Cosmopolitan, ELLE, Esquire và Harper’s BAZAAR.

SCMP cũng là chủ của Abacus - một thương hiệu về tin tức kỹ thuật số tập trung vào ngành công nghệ của Trung Quốc; Inkstone - một bản tin vắn hàng ngày dành cho những người quan tâm về ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở cấp độ toàn cầu; Goldthread - một nền tảng nội dung tập trung vào ẩm thực, du lịch và văn hóa ở Trung Quốc.

Tổng biên tập điều hành SCMP, Zuraidah Ibrahim, đã phát biểu: Kỹ thuật số đi đầu có ý nghĩa gì đối với một nhà xuất bản chủ yếu tập trung vào báo in? Đó chính là sự tổ chức lại theo cách hợp lý cho người đọc và cho chính chúng ta. Là một phần của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và những nỗ lực hiển thị nội dung phù hợp đúng đối tượng, SCMP đã xác định các thị trường từ rất sớm: Hong Kong hiện chỉ chiếm 10% độc giả của SCMP nhưng vẫn là phân khúc quan trọng với những độc giả đăng ký cốt lõi của các ấn bản in và trực tuyến; Mỹ và khu vực Nam Á, đặc biệt là Malaysia, Philippines và Singapore.

Vậy làm thế nào mà SCMP với 119 năm tuổi đã biến thành một tòa soạn đi đầu về số hóa khi phần lớn quãng đường hoạt động với tư duy kế thừa? Điều này đã bắt đầu vào hơn 6 năm trước, khi SCMP bắt đầu tập trung vào việc làm thế nào để áp dụng lộ trình kỹ thuật số đi đầu.

Thứ nhất, SCMP đã là một toà soạn năng động với việc sắp xếp lại và cải tiến trang tin. Mỗi ấn bản được sắp xếp cẩn thận giữa dữ liệu trực tiếp và việc đánh giá biên tập. Việc dành ngân sách trực tiếp và ưu tiên cũng rất quan trọng để lên kế hoạch xuất bản các câu chuyện mỗi giờ hoặc hơn, trừ các tin nóng. SCMP cũng nỗ lực tìm kiếm từ khóa và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh đang gặp khó khăn thế nào.

Thứ hai, SCMP tập trung vào đưa tin đối với các sự kiện trực tiếp, với cách đóng gói và trình bày là yếu tố quan trọng hơn hết, mang đến cơ hội tuyệt vời để sáng tạo và chiếm ưu thế trong thời đại số. SCMP tập trung xây dựng các công cụ nội bộ để chạy blog trực tiếp, đôi khi blog chạy tới 8, thậm chí 12 tiếng. Đồng thời, trên blog trực tiếp cũng giới thiệu các mã nhúng video được cập nhật thường xuyên nhờ các phóng viên tin và phóng viên ảnh tại hiện trường.

Thứ ba, điều đặc biệt quan trọng là dữ liệu và theo dõi, giám sát, phân tích không giới hạn. Với sự giúp đỡ của các công cụ phân tích, tòa soạn cố gắng nắm được những gì đang được đọc ở mỗi khu vực khác nhau. Ngoài việc theo dõi lưu lượng truy cập tổng thể, nhóm kỹ thuật còn lọc số liệu sâu hơn theo vị trí địa lý, phân loại lưu lượng truy cập và đi sâu vào các chi tiết cụ thể.

Thứ tư, hướng dẫn vận hành toà soạn số. Trước đây, bộ phận công nghệ thông tin chỉ được liên hệ khi máy tính có sự cố nhưng giờ SCMP gọi họ là nhóm sản phẩm và họ có vai trò rất quan trọng trong việc giúp định hình nền tảng của mình theo cách có thể tiếp cận với khán giả, thu hút và giữ chân họ. Ví dụ SMCP triển khai thử nghiệm với các công cụ kể chuyện thông qua một trang kiến thức cố gắng bắt chước khám phá của Google về mặt dự đoán các câu hỏi mà độc giả muốn hỏi.

Như vậy, tiếp nối sự thành công quy mô lớn của chiến lược định hướng đăng ký thuê bao, SCMP đã chuyển đổi thành nhà sáng tạo số với việc áp dụng bộ phân tích Chartbeat để tăng tỷ lệ nhấp vào dòng tiểu đề, tối ưu hóa trang chủ và các trang bài cũng như đánh giá xu hướng thực của độc giả theo thời gian.

Báo chí Việt Nam có thể vận dụng điều gì?

Báo chí thay đổi để thích ứng theo hướng cải tổ quy mô lớn và toàn diện ở từng cơ quan báo chí. Điều này đòi hỏi trước tiên là quyết tâm cao độ của đội ngũ lãnh đạo chính cơ quan báo chí đó, dám dành nguồn lực con người và tài chính đầu tư để thu hút độc giả và cạnh tranh trong một thị trường hiện đang quá tải về mặt tin tức. Sau đó, là tìm ra các chiến lược, giải pháp và dẫn dắt các phòng ban, đội ngũ của mình cùng thực hiện mục tiêu chung đó.

Cơ quan báo chí cải tổ văn hóa làm việc và đầu tư phát triển năng lực đội ngũ của chính cơ quan mình theo hướng tất cả các bên cùng tham gia vào một việc chung, khả năng sử dụng công nghệ số và liên tục cập nhật số liệu, dữ liệu và theo dõi hiệu quả cũng như phục vụ độc giả ở bất kỳ nơi đâu và khi nào độc giả muốn với mô hình kinh doanh đa nền tảng. Không ít cơ quan báo chí cho rằng đầu tư mua sắm trang thiết bị, công nghệ, phần mềm hiện đại là đã đi trên con đường chuyển đổi số. Thực tế, nếu không thay đổi quy trình, văn hóa làm việc, xây dựng bộ máy… thì việc đầu tư công nghệ sẽ không mang lại nhiều lợi ích, chuyển đổi số chưa thành công, mới chỉ ở bề mặt. Chuyển đổi số là tạo thêm giá trị tương tác với người dùng, là thay đổi cách vận hành của cả cơ quan báo chí và trong một số trường hợp còn tạo ra mô hình kinh doanh mới.

Đầu tư vào công nghệ phải được ưu tiên, trong đó có thể áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn… phục vụ nhu cầu của từng độc giả, cá nhân hóa tất cả các nguồn tin mà độc giả quan tâm. Ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu, đánh giá dữ liệu liên tục và chuyển đổi các dữ liệu này thành hành động tiếp theo. Đồng thời đầu tư cho nền tảng an toàn trên không gian mạng cũng cần chú trọng. Các cơ quan báo chí vừa cần có đội ngũ công nghệ của riêng mình nhưng vẫn hợp tác với các công ty công nghệ khác.

Chú trọng phát triển doanh thu từ thuê bao trả phí hướng đến các độc giả cá nhân. Thay vì doanh thu lớn trên số ít lần thì cần khai thác các luồng tin có doanh thu nhỏ theo các ngách thông tin. Đồng thời, tiếp tục phát triển báo in theo hướng chất lượng, tạo ra “tin chậm” cung cấp lời giải thích, bối cảnh và phân tích cũng như các bài có nội dung chuyên sâu để giữ được sự tín nhiệm của độc giả.

Thu Thủy
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin cùng chuyên mục

Đấu tranh quyết liệt ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã hội

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang bước sang giai đoạn mở rộng quy mô, chiều sâu

Triển lãm Quốc phòng: Bắt gặp mẫu siêu xe điện Jaguar I-Pace thuộc sở hữu của Đại sứ quán Anh

Lý do tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng VinFast VF 8 với dịch vụ taxi Xanh SM Luxury

Hai hãng ô tô Honda và Nissan sắp về chung một nhà?

Ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam

Việt Nam phấn đấu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về xếp hạng chỉ số dịch vụ công trực tuyến

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Ô tô nhập khẩu tăng mạnh, 11 tháng đạt gần 161.000 xe

Mẫu sedan hạng sang Audi A6 phiên bản mới tại thị trường Việt Nam có giá bán lẻ từ 2,299 tỷ đồng

Dự đoán thị trường ô tô: Khi nào giá xe điện bằng giá xe xăng?

Subaru Crosstrek giành giải “Ô tô của năm 2024” phân khúc Crossover B+/C-

Sigma OTT lọt top sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội 2024

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Camry 2024 chính thức có giá bán, bản cao nhất hơn 1,5 tỷ đồng

Toyota tham gia thị trường xe điện bằng chiếc xe dựa trên nền tảng Suzuki

LETCO góp phần hiện thực hoá mục tiêu chiến lược khoa học, công nghệ ngành Công Thương

Công bố chương trình khoa học và công nghệ Net Zero: Kỳ vọng tạo ra các giải pháp đột phá

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Khấu hao pin xe điện: Vấn đề lớn nhưng có hy vọng từ nghiên cứu mới