Chuyển đổi số: Hướng đi tất yếu để doanh nghiệp hội nhập

Chuyển đổi số được đánh giá là hướng đi tất yếu để doanh nghiệp hội nhập, tuy nhiên, đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội còn gặp khó khăn trong việc này.
Ngành Công Thương chuyển đổi số mạnh mẽ, toàn diện Thủ tướng Chính phủ: Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi

Đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó khăn trong chuyển đổi số

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập. Đây là loại hình doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong tạo việc làm (chiếm khoảng trên 50% lao động trong các doanh nghiệp) và đóng góp đáng kể vào số thu ngân sách nhà nước.

Với nhiều chính sách khuyến khích phát triển, cải cách hành chính, đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội phát triển mạnh mẽ và có đủ năng lực tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị toàn cầu khu vực.

ảnh minh họa
ảnh minh họa

Đáng chú ý, trước những thách thức về phát triển kinh tế số, các tập đoàn doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ, mô hình mới về quản trị.

Trên thực tế, đa phần các doanh nghiệp ứng dụng thành công chuyển đổi số đều mang lại hiệu quả vận hành cao hơn các doanh nghiệp kinh doanh, vận hành theo mô hình truyền thống. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của chuyển đổi số với các doanh nghiệp trong thời đại 4.0.

Khẳng định sự cần thiết trong chuyển đổi số, ông Phạm Minh Thắng – Giám đốc P&Q Solutions – cho hay, chỉ tính riêng trong khâu sản sản xuất, doanh nghiệp cần có các báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo đơn hàng để từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh. Thực chất, các báo cáo này đến từ các ca sản xuất.

Các báo cáo này cần tiến hành trong thời gian ngắn và liên tục, ít nhất là nửa giờ hay 1 giờ/lần và được thực hiện bằng công cụ số để nếu có những biến động thì doanh nghiệp sẽ có những sự điều chỉnh cho hợp lý. Thậm chí, có những nhà máy quản lý nhịp sản xuất 30 giây/lần.

Theo ông thắng, doanh nghiệp nào nhận báo cáo 8 tiếng/lần, 4 tiếng/lần dẫn đến việc chậm ra quyết định và thường không cạnh tranh được với doanh nghiệp sớm nhận biết được cả cơ hội và rủi ro từ chuyển đổi số mang lại.

Dù vậy, theo ông Lê Văn Khương – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Bắc, Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho biết, đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi số. Vì vậy cần hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các giải pháp về công nghệ phù hợp, chọn được giải pháp như thế nào để phù hợp với công việc của mình. Mặt khác, doanh nghiệp còn băn khoăn về dữ liệu thông tin về tính bảo mật trong chuyển đổi số.

Điều này cũng rất cần sự cam kết lâu dài mạnh mẽ từ các nhà cung cấp giải pháp để doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào chuyển đổi số. Đồng thời lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải cam kết mạnh mẽ trong việc chuyển đổi số.

Đồng hành, hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Để đồng hành cùng các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hành trình chuyển đổi số, ngày 23/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3457/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch "Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2021-2025".

Kế hoạch xác định rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đạt 100% doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Khoảng 90.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập được nhận hỗ trợ từ kế hoạch như: Sử dụng các tài liệu hướng dẫn, công cụ tự đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, hỗ trợ đào tạo kiến thức về chuyển đổi số; hỗ trợ tư vấn; cung cấp các nền tảng chuyển đổi số trong doanh nghiệp; hỗ trợ kinh phí thuê, mua giải pháp chuyển đổi số. 100% doanh nghiệp trên địa bàn thành phố sử dụng chữ ký số, hóa đơn điện tử. Xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ chuyển đổi số thông qua phát triển mạng lưới đối tác gồm: Tổ chức, cá nhân tư vấn chuyển đổi số và doanh nghiệp cung cấp nền tảng số xuất sắc trong từng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Kế hoạch cũng đề ra 6 nhiệm vụ cùng giải pháp: Xây dựng các công cụ, tài liệu hướng dẫn, phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ chuyển đổi số; truyền thông nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa về chuyển đổi số; hỗ trợ các gói chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo mức độ chuyển đổi số; kết nối, hình thành mạng lưới chuyên gia tư vấn, thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; thúc đẩy hệ sinh thái chuyển đổi số thành phố Hà Nội.

Ngoài việc hỗ trợ chi phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, thành phố cũng đặt hỗ trợ các gói chuyển đổi số. Với gói "Bắt đầu chuyển đổi số" với mức hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ, không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa; tối đa 50% chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số, nhưng không quá 20 triệu đồng/năm với doanh nghiệp siêu nhỏ, không quá 50 triệu đồng/năm với doanh nghiệp nhỏ, không quá 100 triệu đồng/năm với doanh nghiệp vừa.

Tương tự, với gói "Tăng tốc chuyển đổi số", thành phố sẽ hỗ trợ các giải pháp chuyên sâu hơn, các công cụ, giải pháp về an toàn dữ liệu, hoạch định tài nguyên doanh nghiệp, quản lý hệ thống khách hàng và kênh bán hàng, báo cáo và phân tích kinh doanh thông minh... Với gói "Chuyển đổi số hướng đến thị trường toàn cầu" thành phố đặt kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số để thúc đẩy xuất khẩu, phát triển thương hiệu và sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ; đăng ký trụ sở chính trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhu cầu hỗ trợ chuyển đổi số. Cùng với việc đưa ra lộ trình triển khai, kế hoạch cũng dự kiến kinh phí thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số là 315,164 tỷ đồng; trong đó, ngân sách thành phố chi 195,364 tỷ đồng, còn lại doanh nghiệp đóng góp và huy động từ các nguồn khác là 119,8 tỷ đồng.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3358/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án “Hình thành mạng lưới Không gian hỗ trợ thanh niên Thủ đô khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Theo Đề án, giai đoạn 2022-2025, mỗi năm xây dựng, vận hành ít nhất 1 Không gian hỗ trợ thanh niên Thủ đô khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cấp thành phố; vận động hình thành và vận hành 20 Không gian cấp cơ sở. Mạng lưới thu hút 5.000-6.000 thành viên là thanh niên, sinh viên tham gia hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Toàn thành phố phấn đấu đến hết năm 2025, mạng lưới sẽ hỗ trợ phát triển khoảng 1.500 dự án khởi nghiệp lập nghiệp. Trong đó có 300 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được thương mại hóa sản phẩm; ít nhất 100 dự án gọi được vốn thành công từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập với tổng giá trị ước tính khoảng 300 tỷ đồng….

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đẩy nhanh chuyển đổi số sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của Thủ đô, phát triển kinh tế số quốc gia nhanh và bền vững.

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, kiểm soát được quá trình, nhìn nhận được các chỉ số quản trị hàng ngày, hàng giờ để đưa ra các quyết định một cách kịp thời và nhanh nhất, tránh tình trạng việc chờ đợi báo cáo hàng tuần, thậm chí hàng tháng mới mới có, khi đó việc đưa ra quyết định đã muộn.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Trong 4 tháng đầu năm, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế của Tiền Giang có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá.
Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Cục Thống kê Hà Nội vừa thông tin về tình hình xây dựng, tiến độ giải ngân vốn một số công trình, dự án trên địa bàn thành phố đến hết tháng 4/2024.
Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chính quyền tỉnh Phú Thọ đã triển khai có hiệu quả, đồng bộ nhiều giải pháp.
Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Nhiều hợp tác xã ở Thái Nguyên đã tiếp cận mô hình kiểu mới, linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thích ứng với nhu cầu thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Trong Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương.
Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Ngày 25/4/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương làm việc với Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc chấp hành pháp luật về Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả.
Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Để đón làn sóng đầu tư mới trong ngành công nghiệp bán dẫn, nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực.
Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Thời gian tới, Bình Dương đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ, diện tích mỗi cụm 75 ha, trong đó xây dựng 1 cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành cơ khí.
Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Lũy kế xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 của Bình Dương đạt 11 tỷ USD, tăng 15,6% so với với cùng kỳ năm 2023, thặng dư thương mại đạt 3,4 tỷ USD.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Ngày 23/4/2024, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị đối thoại với tiểu thương, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tái lập huyện Long Đất

Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tái lập huyện Long Đất

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong thời gian tới.
Sở Công Thương An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vượt khó

Sở Công Thương An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vượt khó

Sở Công Thương An Giang đang tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, giúp hoạt động sản xuất công nghiệp tăng tốc.
Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Hà Giang phát triển mô hình kinh tế tập thể, HTX nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân liên kết phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Vừa khánh thành, Đài Kiểm soát không lưu sân bay Điện Biên có gì đặc biệt?

Vừa khánh thành, Đài Kiểm soát không lưu sân bay Điện Biên có gì đặc biệt?

Ngày 20/4, sau một năm thi công, Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Lai Châu: Tập trung các giải pháp đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Lai Châu: Tập trung các giải pháp đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Sáng nay (19/4), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu khoá XIV tổ chức Hội nghị lần thứ 19 thảo luận và quyết định một số nội dung quan trọng của địa phương
Bà Rịa – Vũng Tàu tạo động lực cho các dự án trọng điểm

Bà Rịa – Vũng Tàu tạo động lực cho các dự án trọng điểm

HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thông qua 4 nghị quyết, trong đó có 1 nghị quyết thuộc lĩnh vực đầu tư công và 3 nghị quyết thuộc lĩnh vực đất đai.
Cần Thơ: Doanh thu trong các khu công nghiệp đạt trên 687 triệu USD

Cần Thơ: Doanh thu trong các khu công nghiệp đạt trên 687 triệu USD

Tổng doanh thu của các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ là 687,7 triệu USD, tăng 25% với cùng kỳ năm 2023.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng quý I/2024 không đạt như kế hoạch, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn.
Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Nhờ nâng cao quyền năng kinh tế, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quang Bình (Hà Giang) đã tự tin vươn lên làm chủ kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo
Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Năm 2024, tỉnh Tuyên Quang đặt ra mục tiêu giải quyết việc làm cho 22.550 lao động với tỷ lệ qua đào tạo đạt 69,5%, trong đó tỷ lệ có bằng, chứng chỉ là 28%.
Lâm Đồng: Triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước

Lâm Đồng: Triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách quý I/2024 của tỉnh Lâm Đồng tuy đảm bảo dự toán Trung ương giao, nhưng không đạt chỉ tiêu. Tỉnh này đang triển khai các giải pháp nhằm tăng thu.
Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trong mùa mưa bão năm 2024, hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa, phương án ứng phó sự cố đã được PC Hà Giang hoàn tất.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động