Thứ sáu 08/11/2024 23:23

Chuyển đối số, Big Data và AR/VR là 3 mảng công nghệ tiềm năng trong hợp tác CNTT Việt – Nhật

95% doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) Nhật Bản quan tâm và sẵn sàng nhận kỹ sư Việt Nam trong lĩnh vực CNTT vào làm việc. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất trong hợp tác CNTT Việt – Nhật chính là các yêu cầu về ngôn ngữ tiếng Nhật. Và hiện nay, 3 mảng công nghệ mới tiềm năng nhất trong hợp tác CNTT Việt – Nhật là Chuyển đối số, Big Data và AR/VR.

Những thông tin trên được đề cập tại Ngày CNTT Nhật Bản với chủ đề “Hợp tác Việt – Nhật thúc đẩy chuyển đổi số”, do Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam phối hợp với Ủy ban Hợp tác CNTT Việt Nam - Nhật Bản (VJC) tổ chức sáng ngày 22/10, tại TP. Đà Nẵng.

Ngày CNTT Nhật Bản hướng tới trao đổi tiềm năng hợp tác trong các công nghệ mới giữa doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản và đào tạo nguồn nhân lực CNTT

Đây là hoạt động xúc tiến hợp tác dành cho các doanh nghiệp CNTT Việt Nam – Nhật Bản tổ chức thường niên bắt đầu từ năm 2007. Ngày CNTT Nhật Bản 2019 tập trung vào việc thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác chuyển đổi số giữa các doanh nghiệp hai nước; đồng thời thúc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào Đà Nẵng từ các doanh nghiệp Nhật Bản.

Quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp CNTT Việt Nam và Nhật Bản đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ gia công phần mềm sang các dự án nghiên cứu và phát triển trên các nền tảng công nghệ mới, chia sẻ tri thức.

Trưng bày, giới thiệu các sản phẩm CNTT của doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Đà Nẵng hiện là trung tâm CNTT miền Trung với trên 3.800 doanh nghiệp hoạt động trong ngành phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT, 93% trong số đó là doanh nghiệp Việt Nam. Tổng doanh thu từ ngành công nghiệp này đạt trên 693 triệu USD vào năm 2018; riêng mảng gia công phần mềm và dịch vụ có mức tăng trưởng cao, đạt 78 triệu USD, tăng 25% so với năm 2017.

Phát biểu khai mạc sự kiện, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng - ông Lê Trung Chinh - cho biết, Nhật Bản hiện là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại TP. Đà Nẵng với có 177 dự án, tổng vốn đầu tư 809 triệu USD, chiếm 25% tổng vốn FDI đầu tư vào Đà Nẵng. 65/177 dự án là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Một số doanh nghiệp CNTT Nhật Bản đã thành công và xây dựng được thương hiệu tại Đà Nẵng và Việt Nam có thể nhắc đến như NeoLab, Nippon Seiki, Mabuchi Motor, Asian Tech,… Nhật Bản cũng là thị trường xuất khẩu phần mềm lớn nhất của các doanh nghiệp CNTT Đà Nẵng với hơn 36% thị phần xuất khẩu.

Theo ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện JETRO Hà Nội - khảo sát thường niên của JETRO cho thấy, có tới 70% doanh nghiệp Nhật Bản có hoạt động đầu tư, hợp tác tại Việt Nam có định hướng mở rộng kinh doanh tại châu Á và ASEAN, đặc biệt là Việt Nam. Hiện có 248 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực CNTT, chiếm 8% tổng vốn đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam. Ngược lại, đầu tư từ Việt Nam sang Nhật Bản hiện cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp CNTT.

Bà Junko Kawauki - Phó Chủ tịch Ban hợp tác quốc tế, JISA - cho hay, thị trường CNTT Nhật Bản vào khoảng 460 tỷ USD, trong đó, phần mềm chiếm 130 tỷ USD. Dự báo nhu cầu dự án về công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp 4.0 của Nhật tháng 6/2019 tăng khoảng 31,5% trong khi nguồn nhân lực đang thiếu hụt lớn. Đến tháng 6/2019, Nhật Bản thiếu khoảng 781.000 kỹ sư CNTT. Hơn 80% doanh nghiệp Nhật sẵn sàng nhận người nước ngoài vào làm việc tại công ty, 95% doanh nghiệp quan tâm và sẽ nhận các kỹ sư Việt Nam vào làm việc. Rào cản lớn nhất là 80% công ty yêu cầu kỹ sư cần có năng lực tiếng Nhật N2 & N1.

Còn theo khảo sát của VINASA, 3 mảng công nghệ mới tiềm năng nhất cho hợp tác Việt - Nhật là Big Data, Chuyển đổi số và AR/VR; 3 nội dung đào tạo các doanh nghiệp quan tâm nhất là các công nghệ mới (AI, IoT, Big Data…), tiếng Nhật và văn hóa kinh doanh/cách thức tiếp cận thị trường Nhật Bản.

Trải nghiệm dịch vụ CNTT, các công nghệ mới tại sự kiện

Tại chương trình, các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam sẽ cùng trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hợp tác thành công trong các xu hướng công nghệ mới (AI, Blockchain, Big Data, AIoT, RPA…), phát triển nguồn nhân lực hợp tác CNTT Việt - Nhật; và nâng cao năng lực, quy mô, chất lượng trong các dự án offshore của Nhật.

Bên lề sự kiện còn diễn ra các hoạt động giao lưu, gặp gỡ giao thương, triển lãm, giới thiệu demo sản phẩm, giải pháp của các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.

Vũ Lê

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam 10 tháng ước đạt 143.084 xe

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

'Điểm danh' những mẫu xe không đạt mức an toàn 5 sao tại Mỹ

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R vì lỗi hệ thống lái

Mẫu xe Omoda đầu tiên sắp mở bán tại Việt Nam có gì đặc biệt

Vinhomes và Vinfast là thương hiệu – Sản phẩm quốc gia Việt Nam

Hãng ô tô Nhật Bản đang phân phối tại Việt Nam kinh doanh thế nào trên thế giới?

Triển lãm quốc tế thiết bị điện, dây và cáp điện Việt Nam 2024: Quy tụ các thương hiệu nổi tiếng

NEG An Giang chính thức ra mắt hai dòng xe mới nhất của BYD

Những kỳ lân ICT của Estonia tìm kiếm cơ hội hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nâng cấp dàn SUV 'điệp viên' với khiên chắn chống đạn mới

Vinfast sẽ bán 3.000 xe điện VF5 và 300 xe buýt điện để vận hành tại Mexico

VAMA, VIVA và VAMM khẳng định vị thế trong ngành công nghiệp ô tô và xe máy nội địa

Kịch tính ô tô vượt rừng, bốn bánh lơ lửng tại giải đua ô tô địa hình lớn nhất toàn quốc

Xử phạt 2 doanh nghiệp viễn thông sử dụng dữ liệu cá nhân không đúng mục đích

'Nghẹt thở' với những màn drift bốc lửa tại giải đua ô tô lớn nhất toàn quốc ở Hà Nội

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Trao Giải Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2024

Hàng chục ô tô bán tải, SUV 'hầm hố' góp mặt Lễ khai mạc giải đua Ô tô Địa hình Việt Nam