Thứ hai 18/11/2024 14:21

Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu cho TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, TP. Hồ Chí Minh sẽ lấy chất lượng tăng trưởng làm nền tảng, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu và xuất khẩu dịch vụ, hàng hóa vô hình (phần mềm, sản phẩm nội dung số...).

Cùng với đó, TP. Hồ Chí Minh sẽ đẩy mạnh liên kết vùng, phối hợp sản xuất hàng xuất khẩu chuyển dịch đến các công đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế so sánh giữa thành phố và các tỉnh/thành phía Nam. Đặc biệt sẽ tái cơ cấu thị trường, tận dụng tốt cơ hội thị trường của các quốc gia đã ký kết FTA như EVFTA, CPTPP; chuyển hướng chiến lược xuất khẩu chính ngạch đối với thị trường Trung Quốc.

TP. Hồ Chí Minh định hướng chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu

Thông tin tại hội thảo “Giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19”, do Sở Công Thương phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID) tổ chức mới đây, ông Nguyễn Khắc Hiếu - Phó Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Do TP. Hồ Chí Minh là nơi tập trung nguồn hàng từ các tỉnh/thành đưa về để xuất khẩu; đồng thời là đầu mối nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn thành phố nói riêng và cả vùng Nam bộ nói chung. Vì vậy thành phố định hướng phát triển xuất khẩu theo hướng phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu như tài chính, logistics; phát triển xuất khẩu dịch vụ phần mềm, nội dung số.

“Mục tiêu chung là trong giai đoạn 2021-2025 xuất khẩu hàng hóa của thành phố tăng bình quân 11%/năm, xuất khẩu dịch vụ tăng bình quân 15%/năm; giai đoạn 2026-2030 xuất khẩu hàng hóa tăng 10%/năm và xuất khẩu dịch vụ tăng 15%/năm", ông Hiếu nói.

Cũng theo ông Hiếu, để đạt mục tiêu trên, TP. Hồ Chí Minh có một số giải pháp như: Duy trì và hỗ trợ phát triển các sản phẩm có kim ngạch và tốc độ tăng trưởng cao. Nâng cao năng lực cạnh tranh các cụm ngành xuất khẩu tiêu biểu theo hướng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; chuyển dịch dần sang những ngành có mức độ tinh vi và cơ hội đa dạng hóa cao. Hoàn thiện chiến lược phát triển cụm ngành logistics, chú trọng quy hoạch lại hệ thống cảng biển và cơ sở hạ tầng logistics, tăng cường kết nội giao thông đến vùng sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

“Chúng tôi dự kiến sẽ thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng xúc tiến thương mại theo hướng tập trung vào những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh gắn với thị trường FTA. Cạnh đó là cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan bằng việc thực hiện giải pháp cắt giảm 50% thời gian tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; giảm 50% thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa…”, ông Hiếu khẳng định khi nói về những kế hoạch để giúp doanh nghiệp thành phố nâng cao xuất khẩu.

Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh đề xuất các giải pháp gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Việc thành phố đề ra chiến lược lấy chất lượng tăng trưởng làm nền tảng, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu và xuất khẩu dịch vụ, hàng hóa vô hình (phần mềm, sản phẩm nội dung số...) là hoàn toàn phù hợp. Bởi lẽ trong 2 năm qua, đại dịch hoành hành đang ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động xuất khẩu của thành phố và rõ rệt nhất là trong năm 2021 xuất khẩu chỉ đạt 44,9 tỷ USD, tăng 1% so với năm 2020. Trong đó hầu hết các thị trường xuất khẩu chủ lực của thành phố đều có kim ngạch giảm như: Trung Quốc giảm 8,7%, Hoa Kỳ giảm 2,3%, Nhật Bản giảm 14,7% và EU giảm 0,8%...

Bên cạnh đó, hiện thành phố đang ở giai đoạn phục hồi hậu Covid nên doanh nghiệp cũng đang phải đối diện với một số khó khăn như: Giá nguyên phụ liệu sản xuất tăng từ 15-40% so với thời điểm trước dịch và phí dịch vụ logistics tăng cao. Dẫn tới việc cả doanh nghiệp xuất khẩu lẫn đối tác phân phối ở nước ngoài rơi vào thế bị động, giá sản phẩm bị đội lên cao. Do vậy nhiều doanh nghiệp thận trọng, không dám ký đơn hàng mới bởi nếu ký dài hạn sẽ rất khó để điều chỉnh giá bán…

“Tôi cho rằng, ngoài các định hướng, chiến lược và giải pháp kể trên, để xuất khẩu phục hồi cần đẩy mạnh việc tham gia và thực hiện các thủ tục về thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại như: Tăng cường ký kết các thỏa thuận hợp tác hoặc công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra giữa các cơ quan chức năng của Việt Nam và các nước đối tác có FTA; chủ động nêu vấn đề về hàng rào kỹ thuật trong thương mại tại các diễn đàn khu vực, như ASEAN, APEC, WTO. Đặc biệt cần tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Lựa chọn một số mặt hàng tiềm năng để thiết kế và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại riêng cho các mặt hàng này vào các thị trường có nhu cầu phù hợp”, bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh - đề xuất.

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP