Chủ nhật 29/12/2024 08:22

Chương trình OCOP - động lực phát triển kinh tế tại Thái Bình

Thời gian qua, Chương trình OCOP ở Thái Bình có những dấu ấn nhất định, từ đó nâng cao giá trị nhiều sản phẩm, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế vùng nông thôn.

112 sản phẩm OCOP được công nhận

Ông Đỗ Quý Phương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thái Bình cho biết: Là một trong những điểm nhấn của mục tiêu xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) được tỉnh triển khai một cách đồng bộ, thực chất, hiệu quả.

Qua hơn 5 năm triển khai, Chương trình OCOP đã có những tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn. Qua đó, góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường.

Thực hiện Chương trình OCOP, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng "Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thái Bình năm 2020 và định hướng đến năm 2030" và xây dựng các Kế hoạch triển khai Chương trình cho từng năm.

Đề án OCOP Thái Bình được xây dựng trên quan điểm lấy người dân làm chủ thể của quá trình thông qua hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nền tảng tổ chức sản xuất; phát huy tính chủ động, tự tin, sáng tạo của cộng đồng. Các địa phương xác định được các sản phẩm chủ lực, chuyển dịch từ sản phẩm nhỏ lẻ, manh mún trở thành chuỗi liên kết, tạo ra lợi nhuận bền vững. Qua đó, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân.

Cơ sở sản xuất bánh cáy - sản phẩm OCOP của huyện Đông Hưng

Từ năm 2020 đến năm nay, toàn tỉnh đã có 112 sản phẩm OCOP (có 48 sản phẩm đạt 4 sao, 64 sản phẩm xếp hạng 3 sao) của 67 cơ sở sản xuất thuộc 8 huyện, thành phố trên địa bàn, trong đó có 25 doanh nghiệp, 29 hợp tác xã và 13 hộ kinh doanh.

Giá trị kinh tế của các sản phẩm được nâng lên từ 20% trở lên nhờ đạt tiêu chí OCOP, công nghệ số đã đưa các sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách nhanh hơn nên doanh số bán hàng của các đơn vị tăng từ 20%-30%, trong đó doanh thu bán hàng qua mạng và sàn giao dịch điện tử chiếm 30%.

“Sự đa dạng về chủng loại, lớn mạnh về số lượng sản phẩm tham gia đã chứng tỏ Chương trình OCOP đang phát triển đúng hướng”, ông Đỗ Quý Phương đánh giá.

Đẩy mạnh kết nối thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Bà Tô Thị Hương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Bình cho biết, trong những năm qua, với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Bình cùng sự hỗ trợ của Bộ Công Thương và các bộ, ngành Trung ương, Sở Công Thương đã phối hợp với các đơn vị trực thuộc bộ, hợp tác chặt chẽ với các tổ chức xúc tiến của các tỉnh bạn, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng cả kênh phân phối truyền thống và hiện đại, củng cố và đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường được tổ chức thường xuyên, liên tục như:

Tham gia các hội chợ triển lãm tổng hợp và chuyên ngành trong nước và quốc tế, tổ chức các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, phát triển điểm bán hàng Việt, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử để quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm qua kênh trực tuyến theo kế hoạch được UBND tỉnh ban hành hàng năm; tham gia một số Hội nghị kết nối giao thương, hội chợ triển lãm trực tuyến và trực tiếp… đã kết nối giữa các doanh nghiệp của tỉnh và doanh nghiệp phân phối bán buôn, bán lẻ trong nước.

“Trong thời gian qua, Sở Công Thương Thái Bình đã xây dựng sàn thương mại điện tử của tỉnh (http://ecthaibinh.com), hỗ trợ 3 đơn vị xây dựng bộ thương hiệu trực tuyến, với khoảng 300 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia với gần 2.000 sản phẩm gồm OCOP, sản phẩm nông thôn tiêu biểu”, bà Tô Thị Hương Lan thông tin.

Các sản phẩm của tỉnh Thái Bình đang được bán trên sàn thương mại điện tử

Đến nay, nhiều sản phẩm sau khi được công nhận sản phẩm OCOP, dán tem OCOP đã đưa vào tiêu thụ ổn định trong các công ty, cửa hàng, siêu thị. Tiêu biểu như sản phẩm trứng vịt biển, thịt vịt biển Đông Xuyên đã đưa vào tiêu thụ tại 26 cửa hàng, siêu thị ở 16 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Thái Bình xây dựng gian hàng trên nền tảng trực tuyến và các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Voso... Một số sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP của tỉnh như: Trà túi lọc thìa canh Thái Hưng, kẹo dồi Trường Thuận, bánh đa Quỳnh Côi… cũng đã phân phối thành công trên các giao diện trực tuyến, được người tiêu dùng đánh giá cao.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình OCOP

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Công bố khẩn cấp sạt lở bờ biển Hội An

Hà Nội công bố điểm du lịch Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Sản phẩm OCOP 3 miền quy tụ tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức Hội nghị công chức viên chức

Nhiều hạn chế trong việc phát triển sản phẩm OCOP Quảng Bình

Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025