Chủ nhật 29/12/2024 04:58

Chú trọng đào tạo nghề cho lao động địa phương

Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp Hòa Bình, trong 3 năm (2012 - 2014) trung tâm này đã kết hợp với một số công ty, hợp tác xã tổ chức thành công được 69 lớp học nghề. Trong đó có các nghề, như: Dệt, may, thủ công, mộc, sản xuất chổi chít, sản xuất hương…

Giúp học viên có việc làm ổn định sau đào tạo nghề

 - Tính đến nay, Trung tâm Khuyến công Hòa Bình đã kết hợp với một số công ty đào tạo được gần 2.000 học viên với đa dạng các ngành nghề khác nhau, nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho việc khuyến khích phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề các địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Từ đó phần nào đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn.

Đặc biệt, trung tâm đã sử dụng các nguồn kinh phí khuyến công hiệu quả, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Với nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, trong năm 2012 khuyến công Hòa Bình đã kết hợp đào tạo nghề may, nghề mộc cho các học viên với tổng số tiền thực hiện là 680 triệu đồng. Năm 2013 cũng đào tạo nghề may công nghiệp, nghề sản xuất chổi chít với tổng số tiền là 891,8 triệu đồng. Năm 2014 đã đào tạo nghề may công nghiệp, nghề sản xuất hương với tổng số tiền thực hiện là 447,05 triệu đồng.

Đối với nguồn kinh phí khuyến công địa phương, năm 2012  khuyến công Hòa Bình đã đào tạo nghề may công nghiệp với tổng số tiền là 165 triệu đồng. Năm 2013, trung tâm cũng phối hợp đào tạo nghề may công nghiệp, nghề tết mành tre, nghề dệt thổ cẩm cho một số công ty… với tổng số tiền mà kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ thực hiện là 335 triệu đồng. Đặc biệt, trong năm 2014 số tiền mà kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ cho đào tạo nghề may công nghiệp lên tới trên 619 triệu đồng với dự kiến đào tạo cho 245 học viên học nghề.

Nhờ vào những chính sách thiết thực của Trung ương và địa phương, 3 năm qua khuyến công Hòa Bình đã tổ chức được nhiều lớp đào tạo một số nghề khác nhau, nhằm giúp những học viên sau này có việc làm ổn định. Đây cũng chính là đòn bẩy giúp bà con thoát nghèo bền vững.

Kim Tuyến

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Đào tạo nghề

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu