Chủ nhật 20/04/2025 16:59

Chủ tịch Tập đoàn Viettel: Doanh nghiệp cần 'điểm tựa' khi đầu tư ra nước ngoài

Chủ tịch Viettel nhấn mạnh, khi kinh doanh ra nước ngoài rất cần điểm tựa đó, nhất là tại những nước chúng ta không có sứ quán, bảo hộ đầu tư.

"Hái quả ngọt" từ thị trường ngoại

Phát biểu tại cuộc gặp mặt giữa Thường trực Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp sáng 4/10, Thiếu tướng Tào Đức Thắng - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, từ khi khai trương mạng di động năm 2004, chỉ 2 năm sau, Viettel đã đầu tư ra nước ngoài.

"Mặc dù là lĩnh vực mới, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng chúng tôi cũng mạnh dạn đầu tư tại 2 nước là Lào và Campuchia. Từ đó rút kinh nghiệm để đầu tư ra các nước khác tại châu Phi và Mỹ La tinh", Thiếu tướng Tào Đức Thắng nói.

Thiếu tướng Tào Đức Thắng - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel phát buổi tại cuộc gặp mặt - Ảnh: VGP/ Nhật Bắc

Đến nay sau chặng đường 18 năm đầu tư, Viettel đã trở thành nhà đầu tư viễn thông lớn trên thế giới, giá trị thương hiệu theo định giá gần 9 tỷ USD, đứng thứ 17 thế giới và giá trị thương hiệu viễn thông số 1 tại Đông Nam Á.

Việc đầu tư ra nước ngoài đã góp phần định vị Viettel trên thương trường quốc tế. Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 13 quốc gia với 24 dự án thuộc các lĩnh vực kinh doanh viễn thông, nghiên cứu phát triển, xây lắp, bưu chính với tổng số vốn là 1,5 tỷ USD, trong đó chiếm tỉ trọng lớn là các dự án viễn thông của Tập đoàn.

"Tại các nước đầu tư, Viettel luôn hướng tới mục tiêu là doanh nghiệp tiên phong dẫn dắt thị trường, trong lĩnh vực viễn thông, Viettel có 7/10 thị trường đã vươn lên số 1, có những thị trường trong vòng 6 tháng đã vươn lên số 1 như thị trường Bungaria, có những thị trường khác, chúng tôi kiên trì sau 12 năm như Mozambique", Thiếu tướng Thắng nhấn mạnh.

Bên cạnh viễn thông, Viettel cũng mở rộng, đi vào chiều sâu như là đưa nền tảng số, những lĩnh vực mới để kinh doanh như thanh toán số tại châu Phi, Mozambique, những đóng góp ở đây rất lớn trong khi đầu tư rất nhỏ.

Bên cạnh hiệu quả về kinh tế, Viettel cũng xác định đầu tư ra nước ngoài gắn chặt với nhiệm vụ chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, từ đó giúp thúc đẩy ngoại giao văn hoá, đối ngoại quốc phòng, lan toả hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu của Việt Nam ra quốc tế. Đây cũng là cơ hội tốt để tạo ra các cán bộ chuyên môn, có kinh nghiệm, bản lĩnh, nhiệt huyết, tự tin không chỉ cho Viettel mà cho đất nước nói chung.

Đại diện các doanh nghiệp tham gia cuộc gặp mặt - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Chiến lược để doanh nghiệp tự tin đầu tư ra nước ngoài

Đề cập đến thuận lợi, Thiếu tướng Tào Đức Thắng cho hay, Viettel đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao nên tận dụng được lợi thế của người đi sau. Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân công hợp lý, có khả năng thích ứng, linh hoạt, kiên trì của người Việt Nam rất lớn, đã biến khó khăn thành cơ hội.

"Chúng tôi cũng luôn nhận được sự ủng hộ, tháo gỡ khó khăn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành liên quan", Chủ tịch Viettel nhấn mạnh.

Về thách thức, Thiếu tướng Tào Đức Thắng cho rằng, kinh doanh ra nước ngoài cũng có nhiều khó khăn; đặc biệt là ở những nước lớn, phát triển thực sự không phải dễ cho lĩnh vực công nghệ cao.

"Những vùng chúng ta tìm đến là những vùng khó khăn như ở châu Phi, Nam Mỹ, hay ở Đông Nam Á. Khi xin phép đầu tư, Viettel luôn khảo sát rất kỹ thị trường trước khi ra quyết định, tuy nhiên chúng ta cũng không thể lường trước được những xung đột, diễn biến chính trị ở các quốc gia", ông nói.

Cùng với đó, sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ cũng là thách thức không hề nhỏ.

Từ những phân tích trên, Thiếu tướng Tào Đức Thắng đưa ra những kinh nghiệm; theo đó doanh nghiệp phải có khát vọng, tự tin, tự hào đủ lớn, kinh doanh ra nước ngoài, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng phải tự tin, kiên trì, khát vọng đủ lớn để thành công.

Thứ hai, phải khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng tình hình chính trị, kinh tế, luật pháp tại các nước trước khi đầu tư.

Thứ ba, phải tạo dựng được mối quan hệ với Chính phủ, gắn kết với chính quyền địa phương, duy trì mối quan hệ. Sau nữa, kinh doanh phải gắn liền với trách nhiệm xã hội tại các nước chúng ta đầu tư.

"Chúng tôi rất phấn khởi, vui mừng khi trong một chương trình do VTV tổ chức, Thủ tướng có nhấn mạnh đến những điểm tựa Việt Nam. Chúng tôi khi kinh doanh ra nước ngoài rất cần điểm tựa đó, nhất là tại những nước chúng ta không có sứ quán, bảo hộ đầu tư", Chủ tịch Viettel nói và nhấn mạnh cần có chiến lược hoặc nghị quyết về lĩnh vực này để doanh nghiệp tự tin đi ra nước ngoài.

Bên cạnh đó, nâng cao vai trò ngoại giao kinh tế hỗ trợ /chu-de/doanh-nghiep-viet.topic đầu tư ra nước ngoài qua những chuyến công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, hay những chuyến thăm của lãnh đạo, doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam.

Đồng thời, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp đầu đàn, với những thế mạnh tại những vùng, khu vực cụ thể, cùng với các doanh nghiệp khác của Việt Nam tạo hệ sinh thái đầy đủ tại các nước đầu tư.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Viettel

Tin cùng chuyên mục

Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Công đoàn Công Thương Việt Nam khởi động chuỗi sự kiện Tháng Công nhân 2025

Khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội tại Hà Nam

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Bộ Công Thương mở rộng hợp tác chuyển dịch năng lượng

Quận Ba Đình (Hà Nội) dự kiến còn 3 phường sau sáp nhập

Khen Abbott, Ohui, Hoàng Tuấn chọn ở đâu khi phủ nhận hàng Việt?

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Việt Nam - Ethiopia ký kết hợp tác về thương mại

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Quyết sách kịp thời vì mạch máu năng lượng cho phát triển

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi 'vua' trái cây

Đạo đức giá bao nhiêu?

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Lễ diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh: Người dân nô nức săn 'tọa độ vàng'

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?