Thứ ba 19/11/2024 20:30
Húc Ðộng - Bình Liêu - Quảng Ninh

Chủ động vượt qua các trở ngại

Với trên 99% người dân là đồng bào DTTS, sinh sống phân tán trên địa hình phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro thiên tai… hành trình xây dựng nông thôn mới của xã Húc Ðộng (huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) khá truân chuyên. Sau 5 năm xây dựng nông thôn mới, Húc Ðộng mới đạt 8/19 tiêu chí.
Xây dựng NTM đang góp phần tạo nên bộ mặt mới cho xã nghèo Húc Động

Khó trăm bề

Quãng đường 12 km từ trung tâm huyện Bình Liêu vào đến Húc Động mặc dù đã được trải nhựa, nhưng nhiều chỗ bắt đầu xuống cấp, mặt đường lồi lõm; không ít đoạn phải đi qua suối nhỏ, khe nước, khá nguy hiểm nếu gặp lũ quét. Vậy nhưng, đường từ trung tâm xã Húc Động đi vào 9 thôn của xã còn khó gấp nhiều lần. Tại các thôn, hầu hết các hộ dân chủ yếu sống ven chân đồi, sườn đồi, ven suối, nhà cửa khá tạm bợ, nhiều hộ không có cả nơi đi vệ sinh cố định.

Sau 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), đã có 15 dự án được triển khai ở Húc Động với tổng vốn đầu tư gần 10 tỷ 183 triệu đồng. Hiện đã có 90,1% hộ dân trong xã được sử dụng điện lưới quốc gia; trường mầm non, trường THCS, trạm y tế, nhà văn hóa của xã cũng đã được xây dựng khang trang... Nhiều công trình đập, mương đang tiếp tục thi công.

Theo lãnh đạo xã Húc Động, hiện toàn xã vẫn còn 411/577 hộ là hộ nghèo theo tiêu chí mới (chiếm 71,23%), tỷ lệ hộ cận nghèo là 14,04%. Mặc dù có lực lượng lao động trẻ khá dồi dào (1.826 lao động trong độ tuổi), nhưng hầu hết lao động của Húc Động đều chưa qua đào tạo, ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng nông – lâm sản. Đến nay, nguồn kinh tế chủ yếu của xã vẫn là sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ. Do đó, mức sống dân cư nhìn chung còn khá thấp, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 mới đạt 9,5 - 9,6 triệu đồng/năm. Đây là một trở ngại lớn của Húc Động khi kêu gọi người dân đóng góp xây dựng các công trình trên địa bàn. Trong khi đó, hệ thống mương thủy lợi và giao thông đi các thôn của Húc Động vẫn còn rất khó khăn, khu vui chơi, sinh hoạt, giải trí cho cộng đồng còn thiếu thốn.

Ðầu tư mạnh cho phát triển sản xuất

Với quyết tâm đạt xã NTM vào năm 2020, mới đây UBND xã Húc Động đã trình UBND huyện Bình Liêu đề án xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020, với tổng nhu cầu vốn là 247.082,5 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách chiếm 89,12%, còn lại là vốn đóng góp của cộng đồng dân cư.

Triển khai đề án này, năm 2016, Húc Động tiếp tục tuyên truyền bằng nhiều hình thức để đồng bào hiểu rõ ý nghĩa của NTM. Từ đó, vận động nhân dân hiến đất, hiến tài sản trên đất, ngày công để xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn, hỗ trợ phát triển sản xuất.

Với tổng kinh phí được phân bổ năm 2016 là 2,8 tỷ đồng, Húc Động đã thực hiện đường giao thông nông thôn vào thôn Khe Mó, Sú Cáu; xây dựng nhà văn hóa thôn Pò Đán, cải tạo cống thoát nước khu trung tâm thôn Nà Ếch… Đặc biệt, có một phần vốn không nhỏ đã được dành để hỗ trợ phát triển sản xuất với mô hình chăn nuôi bò lai Sind theo hướng bán công nghiệp, mô hình chăn nuôi dê núi thương phẩm… Nguồn vốn NTM để phát triển các mô hình này chỉ chiếm 1/3, còn lại là do người dân tự đóng góp.

Bên cạnh đó, với nguồn vốn lồng ghép của Chương trình 135 là 450 triệu đồng, Húc Động đã hỗ trợ mua 6 máy xát củ dong cho nhóm hộ của 3 thôn.

Từ kinh nghiệm xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015, khởi động cho giai đoạn mới, Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên chỉ đạo xây dựng NTM ở Húc Động ngày càng phối hợp hiệu quả, với nhiều chương trình gắn với xây dựng NTM. Cụ thể như: Mặt trận tổ quốc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Hội Phụ nữ triển khai mô hình “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, Hội Nông dân có phong trào “Sạch nhà, sạch đồng ruộng”, Hội Cựu chiến binh có phong trào “Thắp sáng đường quê”… Nhờ các phong trào này, nhận thức của phần lớn cán bộ và người dân về xây dựng NTM đã có chuyển biến rõ rệt. Qua đó, phát huy được nhiều cách làm sáng tạo, góp phần huy động được nhiều nguồn lực đóng góp xây dựng NTM.

Rõ ràng, để có thể cán đích NTM vào năm 2020 là cả một chặng đường dài đối với địa phương còn quá nhiều khó khăn như Húc Động. Tuy nhiên, với phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng đồng dân cư làm chủ, con đường đến với NTM của xã Húc Động rồi sẽ có những bước tiến đáng kể, đáp ứng sự mong đợi của chính quyền và nhân dân nơi đây.

Quỳnh - Mai

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719