Chống khai thác IUU: Chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài vào năm 2022

Sau gần 4 năm triển khai tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), tình hình tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài đã giảm nhưng chưa vững chắc. Việt Nam đang đặt mục tiêu chấm dứt tình trạng này vào năm 2022.
Gỡ "thẻ vàng" IUU: Chặn đứng tình trạng khai thác bất hợp pháp Thủy sản Việt Nam tổn thất khoảng 480 triệu USD mỗi năm nếu bị “thẻ đỏ”

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), kết quả triển khai các quy định về chống khai thác IUU đã có sự chuyển biến hơn so với trước. Kết quả lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá, đánh dấu tàu cá đã có sự tiến bộ rõ rệt. Công tác thực thi pháp luật trong xử phạt đối với hành vi khai thác IUU đã được chú trọng, đặc biệt là xử lý vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài, vi phạm quy định về thiết bị VMS. Công tác kiểm soát tàu cá Việt Nam ra, vào cảng, kiểm soát sản lượng thủy sản qua cảng đã được tăng cường; trong đó đánh giá cao quyết tâm của Việt Nam trong việc quy định kiểm soát 100% tàu cá từ 24 mét trở lên ra, vào cảng. Đã xây dựng được cơ sở dữ liệu tàu cá (đăng ký, đăng kiểm, cấp Giấy phép khai thác thủy sản) kết nối từ Trung ương đến địa phương….

3651-go-the-vang-doi-voi-hai-san
Tình hình tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài đã giảm nhưng chưa vững chắc

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu cho nhiệm vụ chống khai thác IUU. Bộ NN&PTNT cho hay, đến nay, đã ngăn chặn, chấm dứt được tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở các nước, quốc đảo Thái Bình Dương. Tình hình tàu cá vi phạm vùng biển các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Thái Lan… tuy có giảm so với trước nhưng chưa vững chắc. Từ đầu năm đến ngày 31/8/2021, xảy ra 43 vụ/69 tàu/542 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý giảm 21 vụ/35 tàu so với cùng kỳ năm 2020.

Việc chưa ngăn chặn, chấm dứt được tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài, tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, đặc biệt là tỉnh Kiên Giang chưa có chuyển biến. Phía EC khẳng định không gỡ “Thẻ vàng” nếu còn trường hợp vi phạm.

Về xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm về khai thác IUU đã có kết quả bước đầu. Cụ thể, năm 2020, các địa phương đã xử phạt 2.468 vụ với tổng số tiền xử phạt gần 62 tỷ đồng. Từ đầu năm 2021 đến nay, các địa phương đã xử phạt 1.527 vụ với tổng số tiền xử phạt là 13,7 tỷ đồng. Một số tỉnh bước đầu đã xử phạt các tàu vi phạm vùng biển nước ngoài như: Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận… Tuy nhiên, việc xử phạt hành chính đối với các vi phạm về khai thác IUU chưa thật sự nghiêm minh, đặc biệt là xử phạt đối với hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài với tỉ lệ các vụ việc được xử lý còn rất thấp so với thực tế.

Chưa hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, các tỉnh có tỉ lệ lắp đặt thiết bị VMS còn thấp như Quảng Trị (đạt 64,1%), Trà Vinh (đạt 67,17%), Hà Tĩnh (đạt 68,66%), Quảng Ninh (67,05%)…

Nguyên nhân do, việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá, đặc biệt là tại các cảng cá để phục vụ cho kiểm soát tàu cá ra vào cảng, kiểm soát sản lượng thủy sản qua cảng, thực hiện công tác xác nhận, chứng nhận truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu;….

Công tác phối hợp giữa các Bộ (Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, NN&PTNT) và 28 tỉnh ven biển trong triển khai các biện pháp để xử lý, xử phạt nghiêm theo quy định đối với hành vi khai thác IUU; đặc biệt là công tác điều tra, xử lý tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài chưa đồng bộ, chặt chẽ, kịp thời.

Người đứng đầu một số địa phương vẫn còn chủ quan, chưa quan tâm đúng mức nhiệm vụ chống khai thác IUU về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, bố trí nguồn lực, thiếu kiểm tra, giám sát dẫn đến kết quả thực hiện chuyển biến chậm.

Hiện nay, qua công tác nắm tình hình của các Bộ, ngành liên quan đang có nhiều thông tin ngoài nước từ các tổ chức quốc tế liên quan và nước thứ ba cạnh tranh với Việt Nam xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU tác động bất lợi đến nỗ lực của Việt Nam để gỡ cảnh báo “thẻ vàng”, gây sức ép với phía EC không gỡ cảnh báo “thẻ vàng’ cho Việt Nam hoặc thậm chí đề nghị nâng lên cảnh báo “thẻ đỏ” vì Việt Nam chậm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các quy định quốc tế về chống khai thác IUU.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống khai thác IUU, sớm gỡ cảnh báo “thẻ vàng”, Bộ NN&PTNT kiến nghị Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ban, ngành và địa phương có liên quan mở đợt cao điểm để tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các khu vực vùng biển chồng lấn, chưa được phân định giữa Việt Nam và các nước.... Kiểm soát chặt chẽ tàu cá xuất bến, nhập bến; kiên quyết không cho tham gia hoạt động khai thác thủy sản trên biển nếu không đảm bảo theo quy định, đặc biệt là kiểm tra thiết bị giám sát hành trình tàu cá phải đảm bảo trạng thái hoạt động trước khi cho tàu cá xuất bến đi hoạt động trên biển. Triển khai quyết liệt hơn nữa công tác điều tra, xử lý, xử phạt nghiêm các vụ việc vi phạm theo quy định của pháp luật tại Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ban, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất ranh giới cho phép tàu cá hoạt động khai thác hải sản tại các khu vực vùng biển chồng lấn, tranh chấp, chưa phân định giữa Việt Nam và các nước đảm bảo an ninh chủ quyền trên biển, giảm thiểu tình trạng tàu cá bị lực lượng chức năng nước ngoài bắt giữ trái phép tại khu vực này. Tăng cường công tác nắm tình hình tại các nước bắt giữ, xử lý tàu cá Việt Nam, phối hợp với nước sở tại thu thập thông tin, hồ sơ bằng chứng tàu cá vi phạm để kịp thời trao đổi với cơ quan chức năng trong nước củng cố hồ sơ, bằng chứng tàu cá vi phạm, xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật.

Các địa phương gồm: Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Bến Tre… đặc biệt là Kiên Giang phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng và các Bộ, ban, ngành liên quan triển khai quyết liệt hơn nữa các giải pháp để ngăn chặn, xử lý dứt điểm tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Bộ NN&PTNT cũng kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng nghề cá ven biển, các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài, trong đó mục tiêu trong năm 2021 giảm thiểu ít nhất 40% số tàu cá vi phạm, đến năm 2022 chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bắt 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ, tiếp tay cho sữa giả

Bắt 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ, tiếp tay cho sữa giả

Chiều 13/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra lệnh bắt tạm giam nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cùng 4 đồng phạm về hành vi nhận hối lộ.
Đồng Nai: Thép Vicasa – VNSteel bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

Đồng Nai: Thép Vicasa – VNSteel bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

Công ty Cổ phần Thép Vicasa – VNSteel vừa bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt, đình chỉ hoạt động, buộc di dời nhà máy khỏi Khu công nghiệp Biên Hòa 1.
Công khai danh sách 95 doanh nghiệp nợ thuế hơn 1.139 tỷ đồng

Công khai danh sách 95 doanh nghiệp nợ thuế hơn 1.139 tỷ đồng

Nợ thuế hơn 1.139 tỷ đồng, 95 doanh nghiệp tại 3 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh bị Chi cục Thuế khu vực XVI công khai danh sách nợ thuế.
Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng An Tân tại Gia Lai

Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng An Tân tại Gia Lai

Nợ thuế hơn 2 tỷ đồng, Công ty CP Xây dựng An Tân (Gia Lai) bị cơ quan thuế khu vực XIV cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn.
Tuyên án 44 bị cáo trong đại án hối lộ lớn nhất Thanh Hóa

Tuyên án 44 bị cáo trong đại án hối lộ lớn nhất Thanh Hóa

Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa tuyên án 44 bị cáo trong đại án đưa, nhận hối lộ lớn nhất Thanh Hóa sau 2 ngày xét xử.

Tin cùng chuyên mục

Công ty Cơ khí – Thương mại và Xây dựng Hải Phòng bị cưỡng chế thuế

Công ty Cơ khí – Thương mại và Xây dựng Hải Phòng bị cưỡng chế thuế

Nợ thuế hơn 18,8 tỷ đồng, Công ty CP Cơ khí – Thương mại và Xây dựng Hải Phòng bị Chi cục Thuế khu vực III cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn.
Cưỡng chế thuế Công ty chế biến khoáng sản An Vinh

Cưỡng chế thuế Công ty chế biến khoáng sản An Vinh

Công ty CP chế biến khoáng sản An Vinh (Nghệ An) bị cơ quan thuế khu vực X cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Bắc Giang: Hai doanh nghiệp bị cưỡng chế ngừng sử dụng hoá đơn

Bắc Giang: Hai doanh nghiệp bị cưỡng chế ngừng sử dụng hoá đơn

Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thành Đô 81 Bắc Giang và Công ty TNHH GHS Bình An bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Công an Hải Phòng xử lý vụ rao bán giấy mời Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025

Công an Hải Phòng xử lý vụ rao bán giấy mời Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025

Công an Hải Phòng đã xử lý vụ rao bán giấy mời Lễ kỷ niệm 70 năm Giải phóng thành phố và khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 trên mạng xã hội.
Hải quan Khu vực II

Hải quan Khu vực II 'bóc trần' thủ đoạn vận chuyển ma tuý

Trong công tác kiểm soát, Hải quan Khu vực II đã phát hiện nhiều phương thức, thủ đoạn vận chuyển ma túy tinh vi, xuyên quốc gia.
Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản 4 doanh nghiệp tại Hà Giang

Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản 4 doanh nghiệp tại Hà Giang

Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản do nợ thuế Công ty TNHH Nam Phúc, Công ty TNHH Lương Xuân An, Công ty TNHH Yên Hà và Công ty TNHH Tư vấn thiết kế Tân Quang.
Tạm hoãn xuất cảnh 5 đại diện doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa do nợ thuế

Tạm hoãn xuất cảnh 5 đại diện doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa do nợ thuế

Cơ quan thuế khu vực X vừa thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với 5 đại diện doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa do nợ thuế.
Đề nghị truy tố ông Phạm Thái Hà, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Đề nghị truy tố ông Phạm Thái Hà, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Bị can Phạm Thái Hà, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bị cáo buộc liên quan đến lợi dụng chức vụ, trục lợi liên quan vụ Tập đoàn Thuận An.
Cưỡng chế thuế Công ty TNHH Độ Quý tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Công ty TNHH Độ Quý tại Thanh Hóa

Nợ thuế hơn 1,2 tỷ đồng, Công ty TNHH Độ Quý (Thanh Hóa) bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản.
Buộc di dời Công ty Chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai và Tân Đông Dương

Buộc di dời Công ty Chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai và Tân Đông Dương

Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai và Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Tân Đông Dương cùng bị xử phạt và buộc di dời nhà máy sản xuất.
Tạm hoãn xuất cảnh 4 đại diện doanh nghiệp trên địa bàn Cần Thơ do nợ thuế

Tạm hoãn xuất cảnh 4 đại diện doanh nghiệp trên địa bàn Cần Thơ do nợ thuế

Đội Thuế liên huyện Thốt Nốt – Vĩnh Thạnh (Chi cục Thuế khu vực XIX) vừa thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với 4 đại diện doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn.
Cưỡng chế thuế Công ty Vật liệu Xây dựng Phúc Lộc Thọ tại Bạc Liêu

Cưỡng chế thuế Công ty Vật liệu Xây dựng Phúc Lộc Thọ tại Bạc Liêu

Nợ thuế hơn 2,7 tỷ đồng, Công ty CP Vật liệu Xây dựng Phúc Lộc Thọ (Bạc Liêu) bị cơ quan thuế khu vực XX cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn.
Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty thủy điện Hua Chăng tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty thủy điện Hua Chăng tại Lai Châu

Nợ thuế hơn 1,4 tỷ đồng, Công ty CP thủy điện Hua Chăng tỉnh Lai Châu bị cơ quan thuế khu vực IX cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn.
Quảng Ninh: Ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo học sinh qua mạng xã hội

Quảng Ninh: Ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo học sinh qua mạng xã hội

Công an phường Cẩm Thạch, TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng qua mạng xã hội.
Quảng Ninh: Bắt tiếp 3 đối tượng trong chuyên án liên quan đến Bùi Đình Khánh

Quảng Ninh: Bắt tiếp 3 đối tượng trong chuyên án liên quan đến Bùi Đình Khánh

Mở rộng chuyên án ma túy liên tỉnh, Công an tỉnh Quảng Ninh vừa bắt giữ thêm 3 đối tượng, thu giữ 13 bánh heroin chôn dưới đất, nâng tổng số 38 bánh heroin.
Kỳ 1: Biệt thự bên cạnh cụm công nghiệp ô nhiễm ở Bắc Ninh

Kỳ 1: Biệt thự bên cạnh cụm công nghiệp ô nhiễm ở Bắc Ninh

Làng luyện thép Châu Khê (TP Từ Sơn, Bắc Ninh) tồn tại hai hình ảnh trái ngược khi một bên là khu biệt thự xa hoa, một bên là khung cảnh ô nhiễm trầm trọng.
Đà Nẵng: Cảnh báo lừa đảo trúng tuyển học bổng du học

Đà Nẵng: Cảnh báo lừa đảo trúng tuyển học bổng du học

Công an Đà Nẵng phát đi cảnh báo tình trạng mạo danh các trường đại học để lừa đảo sinh viên, phụ huynh qua các chương trình học bổng du học nước ngoài.
Quảng Ninh: Triệt phá đường dây lừa đảo, dưới hình thức cá cược

Quảng Ninh: Triệt phá đường dây lừa đảo, dưới hình thức cá cược 'Cắt đá tìm ngọc'

Công an tỉnh Quảng Ninh vừa triệt phá đường dây lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng trên không gian mạng, dưới hình thức cá cược 'Cắt đá tìm ngọc'.
Bắc Giang: Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả cực lớn

Bắc Giang: Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả cực lớn

Công an tỉnh Bắc Giang vừa triệt phá cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả cực lớn, theo thống kê đã bán trót lọt ra thị trường hàng trăm nghìn sản phẩm.
Công an Lạng Sơn thông tin việc bắt Tiktoker Lê Việt Hùng

Công an Lạng Sơn thông tin việc bắt Tiktoker Lê Việt Hùng

TikToker Lê Việt Hùng bị Công an tỉnh Lạng Sơn khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Mobile VerionPhiên bản di động