Chủ nhật 27/04/2025 07:32

Gỡ "thẻ vàng" IUU: Chặn đứng tình trạng khai thác bất hợp pháp

Những giải pháp hợp lý, hiệu quả đang được triển khai nhằm giúp ngành thủy sản sớm khắc phục "thẻ vàng" IUU và cương quyết không để bị phạt "thẻ đỏ".

Trong hơn 2 năm qua, Chính phủ Việt Nam, các bộ, ngành và toàn thể cộng đồng ngư dân Việt Nam đã tích cực cải thiện theo các khuyến nghị của EU nhằm gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU. EU cũng đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc chống khai thác IUU. Tuy nhiên, đến nay, "thẻ vàng" IUU vẫn chưa được gỡ bỏ. Theo bà Phan Thị Huệ - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra – Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - nguyên nhân là do tình hình tàu cá vi phạm vùng biển các nước trong khu vực mặc dù đã giảm nhưng vẫn xảy ra. Công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác giữa các tỉnh chưa đồng đều; việc lắp đặt thiết bị VMS trên tàu có chiều dài từ 15m trở lên chưa đảm bảo theo tiến độ quy định tại Nghị định số 29/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Ông Nguyễn Quang Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản - nhận định, khả năng Ủy ban châu Âu (EC) áp "thẻ đỏ" đối với thủy sản Việt Nam là khó. Lý do được đưa ra là trong gần 4 năm nỗ lực gỡ "thẻ vàng" Việt Nam thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn và kiên quyết thực hiện. Cũng theo ông Hùng, Thái Lan mất gần 4 năm mới gỡ được "thẻ vàng" trong khi họ chỉ có gần 6.000 tàu. Việt Nam với 94.000 tàu cá, trong đó 31.000 tàu khai thác ngoài khơi, trải dài tại nhiều tỉnh nên việc đáp ứng các quy định của EC về IUU không thể thực hiện ngay trong "một sớm, một chiều".

Hiện, Tổng cục Thủy sản đang xây dựng cơ sở dữ liệu về xử phạt vi phạm hành chính để giữa các tỉnh có sự liên thông, đảm bảo việc thực thi pháp luật được đồng bộ, xuyên suốt.

Về nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để tháo gỡ "thẻ vàng", bà Phan Thị Huệ cho hay, cùng với việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chống khai thác IUU. Trong thời gian tới, sẽ thực hiện rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định về chống khai thác IUU để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của EC. Bên cạnh đó, cần ưu tiên nguồn lực đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng quản lý cảng cá.

"Thẻ vàng" IUU của EC đã khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU sụt giảm liên tục từ năm 2017 đến nay.
Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá