Thứ hai 23/12/2024 21:39

Chợ cổ Cần Thơ bên sông Hậu

Chợ cổ Cần Thơ, thuộc quận Ninh Kiều, ôm sát nhánh con sông Hậu, là một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại TP. Cần Thơ mà bất cứ du khách nào cũng phải ghé thăm nếu có dịp đến với Cần Thơ - thủ phủ miền Tây.
Chợ cổ nhìn từ sông Hậu

Chợ cổ Cần Thơ được xây dựng cùng thời với chợ Bến Thành và chợ Bình Tây của TP. Hồ Chí Minh, từng là một trong những ngôi chợ sầm uất nhất vùng sông nước Cửu Long. Cư dân hàng trăm năm sinh sống tại đây quen gọi là chợ Hàng Dương hay “chợ lục tỉnh”, là nơi tập kết, buôn bán hàng hóa của khu vực Nam Kỳ lục tỉnh, gắn liền với nếp sinh hoạt xưa của người dân miền Tây. Do sự thay đổi của thời gian, nên vào năm 2005 chợ được đầu tư sửa chữa, nâng cấp hàng tỷ đồng vừa đáp ứng nhu cầu giao thương mua bán, vừa giữ được bản sắc văn hóa cổ của miền Tây.

Ngày nay, tuy không còn là trung tâm buôn bán sầm uất của khu vực Nam Kỳ lục tỉnh như thời hoàng kim của nó vào những năm đầu của thế kỷ 20, nhưng vẫn còn in dấu đậm nét không chỉ là dáng vẻ cổ kính. Chợ có tổng diện tích 1.723m2 hình chữ nhật, bên trong chợ là trần cong, có mái ngói lợp theo kiểu âm dương. Mặt trước trông ra đường Hàng Dừa, mặt sau là dòng sông Hậu.

Tại chợ, du khách có thể mua sắm những sản vật, trang phục, vật dụng sinh hoạt cổ xưa trong không khí tĩnh lặng giữa ồn ào náo nhiệt của thành phố. Từ chiếc nón, chiếc giỏ đeo, bộ vòng “dã chiến” đến những bộ trang phục lạ lẫm đầy màu sắc rực rỡ; từ các mặt hàng mỹ nghệ truyền thống đến hàng nông sản và thủy sản qua chế biến. Tuy nhiên, so với chợ Tân An cùng nằm trên địa bàn, chợ cổ Cần Thơ khá trầm lắng, chợ không có được bầu không khí mua bán nhộn nhịp và hàng hóa cũng thưa thớt hơn. Có lẽ điều này khiến không ít người hụt hẫng và thầm tiếc cho ngôi chợ từng một thời giao thương tấp nập trên bến dưới thuyền.

Chợ cổ Cần Thơ là điểm tham quan, mua sắm của nhiều du khách

Dẫu không còn điểm giao thương hàng đầu của TP. Cần Thơ, nhưng chợ cổ lại là một điểm nhấn du lịch đặc biệt quan trọng của thành phố miền Tây này. Vì vậy, trong định hướng đẩy mạnh phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển Cần Thơ thực sự trở thành trung tâm du lịch vùng và quốc gia, tập trung phát triển du lịch đô thị và du lịch thương mại, công vụ tỉnh Cần Thơ cũng đã xác định chợ cổ sẽ là một sản phẩm chiến lược để gia tăng sức hút đối với du khách.

Để thực hiện hóa mục tiêu vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị của chợ cổ Cần Thơ, nhiều ý kiến cho rằng, để chợ cổ Cần Thơ thực sự là một điểm nhấn du lịch, trước mắt phải thay đổi không gian kinh doanh và thói quen sinh hoạt của những người dân xung quanh lẫn du khách. Mặt khác, phải xây dựng nhiều sự kiện du lịch ẩm thực, khôi phục lại cảnh quan mang nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước Nam bộ, để chợ không chỉ là chợ, mà còn là một nơi để thưởng thức văn hóa, khám phá cuộc sống, sinh hoạt của cư dân miền Tây sông nước.

Ngoài ra, để phát triển du lịch bền vững, chợ cổ cũng sẽ phải được khai thác theo hướng có trách nhiệm. Cụ thể, cần đầu tư cải thiện chất lượng môi trường đô thị như vệ sinh môi trường và trật tự, an toàn xã hội; bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân gian, dân tộc theo hướng phục vụ khai thác du lịch bền vững. Đồng thời, đẩy mạnh giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng dân cư về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch nói riêng và nhận thức về du lịch nói chung đối với chợ cổ Cần Thơ.

Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: TP Cần Thơ

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu