Thứ ba 22/04/2025 01:57

Chi tiết các dự án điện khí LNG và sử dụng khí trong nước đến 2035

Theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng công suất nguồn điện sử dụng khí dự kiến đạt khoảng hơn 51.000 MW vào năm 2035.

Theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng công suất nguồn điện sử dụng khí giai đoạn từ nay đến năm 2035 (cả dự phòng) dự kiến đạt khoảng 51.724 MW. Trong đó, các nhà máy sử dụng khí tự nhiên trong nước đạt khoảng 7.900 MW và các nhà máy điện khí LNG nhập khẩu đạt khoảng 36.324 MW. Ngoài ra, sẽ có các dự án điện khí LNG dự phòng phát triển khoảng 7.500 MW từ 2031-2035.

Đây là sự gia tăng đáng kể so với công suất hiện nay. Cụ thể, hiện Việt Nam có khoảng 7.900 MW điện khí đang vận hành (gồm các nhà máy như Phú Mỹ, Nhơn Trạch, Cà Mau), chủ yếu sử dụng khí trong nước từ các mỏ Bể Cửu Long và Nam Côn Sơn. Tuy nhiên, sản lượng khai thác khí đang có xu hướng giảm, trong khi nhu cầu điện vẫn tăng nhanh qua từng năm.

Chính vì vậy, việc nhập khẩu LNG trở thành tất yếu để bù đắp thiếu hụt và bảo đảm ổn định hệ thống điện quốc gia. Đến nay, cả nước có hơn 10 dự án điện khí LNG đang được triển khai, nổi bật là các dự án như Nhơn Trạch 3, 4 (Bà Rịa - Vũng Tàu), Long An 1, 2, Hải Lăng 1 (Quảng Trị), Cà Ná (Ninh Thuận), Bạc Liêu... với tổng công suất dự kiến gần 16.400 MW. Trong đó, dự án Nhơn Trạch 3 và 4 (do PV Power làm chủ đầu tư) đã bước vào giai đoạn lắp đặt thiết bị và dự kiến đưa vào vận hành từ 2025 - 2026.

Đặc biệt, theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh, điện khí LNG không chỉ giúp đảm bảo cung ứng điện trong trung hạn mà còn đóng vai trò là “nguồn điện nền” linh hoạt, có thể bổ trợ cho các nguồn năng lượng tái tạo vốn phụ thuộc vào thời tiết như điện gió và điện mặt trời.

Một trong những dự án điện khí tại Việt Nam. Ảnh minh hoạ

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phát triển điện khí LNG là giải pháp trung hòa giữa mục tiêu chuyển dịch năng lượng bền vững và đảm bảo an ninh cung ứng điện. Đây là lĩnh vực được Chính phủ, Bộ Công Thương quan tâm chỉ đạo sát sao, đồng thời tạo cơ chế khuyến khích đầu tư, thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, để hiện thực hóa các dự án điện khí LNG, Việt Nam cần đồng bộ hạ tầng khí - điện, từ kho cảng LNG, hệ thống tiếp nhận, hóa khí, đến lưới truyền tải. Đồng thời, chính sách về giá điện, giá khí, hợp đồng mua bán điện (PPA) cũng cần được ban hành rõ ràng, ổn định và phù hợp thông lệ quốc tế nhằm tạo niềm tin cho nhà đầu tư.

Dưới đây là danh sách chi tiết các dự án điện khí LNG và dự án sử dụng khí trong nước giai đoạn 2025-2030 và 2031-2035.

Danh mục dự án khí LNG dự phòng phát triển:

Danh mục dự án sử dụng khí trong nước:

Đình Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Điện khí LNG

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương triển khai thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Chuyển đổi năng lượng: Ai dẫn dắt, ai hưởng lợi?

Công trình năng lượng Việt Nam an toàn sau động đất Myanmar nhưng cần đề phòng

Các giải pháp phát triển năng lượng cạnh tranh đến năm 2030

Hàn Quốc phát triển pin nước biển từ urê, gỗ thải

Mỹ phát triển pin hạt nhân từ năng lượng bức xạ

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển bền vững các nguồn phát điện

5 quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển năng lượng

Lời giải cho an ninh năng lượng: Góc nhìn từ Đà Nẵng

Giải pháp phát triển năng lượng xanh tại Lai Châu

Xu hướng điện hạt nhân trong tương lai sẽ ra sao?

Nhìn lại quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Kinh tế tư nhân và thách thức trong ngành năng lượng

Đột phá nào cho tương lai năng lượng Việt Nam?

Tương lai kinh tế xanh nhờ chuyển đổi năng lượng bền vững

Nhìn lại thị trường điện cạnh tranh năm 2024

Đổi mới truyền thông trong phát triển năng lượng bền vững

Ngành điện thế giới năm 2025: Điện hạt nhân hồi sinh

Cục Điều tiết Điện lực: Hoàn thiện thể chế, tạo tiền đề phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ký kết thực hiện dự án thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam