Chủ nhật 22/12/2024 17:56

Chỉ số phát triển công nghiệp 6 tháng của Đà Nẵng tăng 7,81%

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2018, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng ước tăng 7,81%, thấp hơn so với kế hoạch đề ra (9%).  

Sản xuất công nghiệp Đà Nẵng 6 tháng đầu năm gặp khó

Nguyên nhân là do một số ngành công nghiệp có tỷ trọng đóng góp lớn trong sản xuất công nghiệp tăng trưởng âm. Như sản xuất sắt thép giảm 11% do hoạt động của 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc bị gián đoạn, sản xuất săm lốp cao su giảm 10,5% do thị trường nội địa của dòng sản phẩm lốp Bias (chiếm 30% công suất của DRC) gặp nhiều khó khăn, sản xuất trang phục giảm 4,4% và giày da giảm 9,2% do gặp khó khăn về đơn hàng mới cho thị trường xuất khẩu.

Ngoại trừ những ngành trên, các ngành sản xuất còn lại đều có bước tăng trưởng. Một số ngành sản xuất có mức tăng trưởng khá do thị trường tiêu thụ thuận lợi, bước vào giai đoạn phát huy công suất đầu tư, mở rộng. Tiêu biểu như sản xuất linh kiện điện tử tăng 37,1%, chế biến thực phẩm tăng 20,4%, sản xuất dụng cụ thể thao, đồ chơi trẻ em tăng 18,7%, chế biến sữa tăng 14,3%....

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm ước đạt 776 triệu USD, tăng 13,8%, đạt 47% kế hoạch. Đến nay, các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Đà Nẵng đã xuất khẩu đến thị trường 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hoạt động thương mại diễn ra khá sôi động. Nhất là trong dịp lễ, Tết âm lịch và Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 48.680 tỷ đồng, tăng 14,54% và đạt 54% kế hoạch. Công tác kiểm tra, kiểm soát được làm tốt góp phần bình ổn thị trường. Trong những tháng đầu năm 2018 ghi nhận sự ổn định của thị trường, giao dịch thương mại vào thời điểm cao điểm lễ, Tết, DIFF 2018 tăng vọt nhưng không xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến.

Vũ Lê

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng