Thứ sáu 16/05/2025 21:04

Chỉ dẫn địa lý- nhìn từ trái cam Cao Phong

Về lại huyện Cao Phong, thủ phủ cây có múi của tỉnh Hòa Bình nay đã nổi tiếng khắp trong, ngoài nước với những trái cam đặc sản, ngồi trên chiếc xe bán tải do đích thân ông Chủ tịch Hiệp hội Cam Cao Phong lái vòng vèo quanh các đồi cam, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước hiệu quả kinh tế từ việc xây dựng chỉ dẫn địa lý đem lại. 
Ảnh minh họa

Trước khi có được chỉ dẫn địa lý, mỗi kg cam Cao Phong bán chưa tới 10.000 đồng. Thế nhưng, sau khi có chỉ dẫn địa lý, trung bình mỗi kg cam tăng gấp đôi, thậm chí một số loại giá còn cao hơn. Hiệu quả kinh tế trên 1 ha trồng cam trước đây chỉ đạt 250 triệu đồng, nay lên đến 700 triệu đồng.

Hiệu ứng kinh tế từ việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho đặc sản vùng miền ở Việt Nam đã thấy rõ. Vì vậy, khoảng 5 năm trở lại đây, nhiều loại đặc sản đã được xây dựng chỉ dẫn địa lý. Theo đó, từ chỗ chỉ có 26 sản phẩm, nay đã có 60 sản phẩm được chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam (quả các loại chiếm 45%, gạo các loại 12%, còn lại là sản phẩm dược liệu, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp...).

Tuy nhiên, so với thị trường chỉ dẫn địa lý của thế giới với trên 10.000 sản phẩm có hiệu quả kinh tế, thị trường chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Song, vấn đề không nằm ở chỗ tăng tốc cho "cuộc đua" xây dựng chỉ dẫn địa lý mà cần khắc phục một số điểm yếu. Cụ thể, việc thương mại hóa các chỉ dẫn địa lý này còn chưa được như mong muốn; yếu tố kiểm soát chất lượng hầu như còn bỏ ngỏ. Trong bối cảnh đó, các nỗ lực xây dựng chỉ dẫn địa lý có thể dễ dàng bị qua mặt bởi sản phẩm giả, nhái.

Để tăng tính kết nối của các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam với thị trường thế giới, theo các chuyên gia, cần quan tâm đến 5 vấn đề. Một là, tập trung giải mã được nhu cầu đích thực của khách hàng và người tiêu dùng. Hai là, tạo và chia sẻ giá trị ngay ở các khâu trong chuỗi giá trị một cách hợp lý. Ba là, bảo đảm khâu hậu cần logistics. Bốn là, có được chiến lược truyền thông và thông tin, quảng bá sản phẩm. Cuối cùng, xây dựng được mối quan hệ bền chặt trong chuỗi theo hướng hợp đồng phải căn cứ vào tiêu chuẩn chất lượng.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ dẫn địa lý

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng xúc tiến tiêu thụ nông sản tại TP. Hồ Chí Minh

Cần Thơ: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn liền với phát triển du lịch

Lào Cai: Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành mùa vải 2025

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo

Đồng Tháp: Sản phẩm OCOP Tân Hồng bứt tốc nhờ kinh tế số

Sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm khoảng 1,46% kim ngạch xuất khẩu

Tuần lễ kết nối giao thương: Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt

Thái Bình đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Senegal

Gặp gỡ Hàn Quốc 2025: Cơ hội đón sóng hợp tác, đầu tư

Cà Mau mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường Singapore

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Doanh nghiệp Trung Quốc đến TP. Hồ Chí Minh tìm cơ hội giao thương

Triển lãm Top Thai Brands: Khai thác tiềm năng thị trường Việt

Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Hải quan khu vực II cảnh báo thủ đoạn buôn lậu mới